Doanh nghiệp và người dân cần hiểu đúng tinh thần của Nghị quyết 406

Thứ năm, 28/10/2021 06:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) GS.TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội khóa XV nói: “Doanh nghiệp và người dân cần hiểu đúng tinh thần của Nghị quyết 406. Bất kỳ doanh nghiệp nào nằm trong vùng bị đóng cửa, giãn cách xã hội do đại dịch đều được hưởng quyền lợi”.

Mới đây, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký, ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Trong đó Nghị quyết có nội dung, giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỉ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.

Không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 đối với trường hợp người nộp thuế mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020, năm 2021.

doanh nghiep va nguoi dan can hieu dung tinh than cua nghi quyet 406 hinh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn IT

Trước thông tin này, một số đại diện doanh nghiệp cho biết, thời gian qua đại dịch khiến các doanh nghiệp, trong đó có ngành xây dựng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi không có việc làm và bị dừng thi công để đảm bảo phòng chống dịch. Doanh nghiệp và người dân rất vui mừng, phấn khởi khi Quốc hội, Chính phủ có những chính sách hỗ trợ trong những lúc khó khăn này.

“Dù phải dừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19, doanh nghiệp vẫn phải chịu rất nhiều chi phí duy trì khi giá vật liệu xây dựng tăng, bộ máy nhân sự, kỹ sư, công nhân dù không đi làm doanh nghiệp vẫn phải trả lương đầy đủ để giữ chân. Tất cả doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều do đại dịch, doanh nghiệp lớn thì tổn thất lớn mà doanh nghiệp nhỏ thì tổn thất nhỏ”, một đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Theo ghi nhận và tìm hiểu, trước thông tin Nghị quyết mới của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp, một số ý kiến thắc mắc cho rằng có điều kiện đưa ra trong Nghị quyết khiến một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khó tiếp cận hỗ trợ này.

Một đại diện doanh nghiệp cho rằng, theo Nghị quyết yêu cầu doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2021 phải dưới 200 tỷ đồng và thấp hơn 2019, nếu so với năm 2019 thì có nghĩa doanh nghiệp thụt lùi không phát triển được thì đã phá sản. Doanh nghiệp không có việc làm, đối với các công ty có đặc thù như trong lĩnh vực xây dựng thì không có việc làm là phá sản, vì thế nếu như lấy một mốc rất lâu từ 2019 thì nhiều doanh nghiệp trong đó có ngành xây dựng sẽ không đạt được.

Bên cạnh đó yêu cầu này cũng không kích thích được các doanh nghiệp tăng doanh thu vì không việc gì họ phải làm quá 200 tỷ đồng, do thời điểm này doanh thu lớn lỗ lớn, doanh thu nhỏ lỗ nhỏ. Ý này là không phù với các đơn vị doanh nghiệp xây dựng nói riêng vì liên quan đến chi phí duy trì.

Đại diện doanh nghiệp phân tích thêm: “Ví dụ có doanh nghiệp họ đang làm được 150 tỷ nếu cố gắng thì làm được 200 tỷ đồng, hơn 200 tỷ đồng, thì Nhà nước được lợi về thuế và công ty cũng bù được lỗ, tại sao lại khống chế doanh thu ở 200 tỷ đồng. Nội dung này chưa phù hợp đối với các doanh nghiệp xây dựng nói riêng và chỉ phù hợp với các đơn vị dịch vụ ăn uống vì các đơn vị đó nhỏ và họ không phải chi phí duy trì lớn”

Qua đó, đại diện doanh nghiệp cho rằng cần có chế độ chính sách hỗ trợ phù hợp, không nên giới hạn vì các doanh nghiệp đều ảnh hưởng rất lớn do đại dịch.

Trước những ý kiến của doanh nghiệp về Nghị quyết, PV đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa XV để giải đáp những thắc mắc này.

GS.TS. Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, người dân và doanh nghiệp cần hiểu đúng tinh thần của Nghị quyết. Bởi trước đó năm 2020 Chính phủ cũng đã có nghị quyết cho miễn, giảm thuế 30% cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng nhưng chỉ áp dụng cho hết năm 2020. Và đến năm 2020 các doanh nghiệp vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch nên Nghị quyết thật ra là kéo dài chính sách có từ trước.

Lý giải vì sao lại hướng tới là các doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, GS.TS. Hoàng Văn Cường cho biết, những doanh nghiệp đó không phải là doanh nghiệp lớn mà hướng tới là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2020 thì nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm có sức chống chịu rất yếu, còn các doanh nghiệp lớn vẫn đang chống chịu được. Đó là lý do Nghị quyết hướng vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ không phải phân biệt để doanh nghiệp phải giấu doanh thu đi.

Bên cạnh đó, GS. TS. Hoàng Văn Cường cho biết, đối với các doanh nghiệp thì doanh thu của năm 2019 là doanh thu chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch và nó là doanh thu ấn định. Những năm sau bị ảnh hưởng bởi đại dịch thì các doanh nghiệp không thể nào quay lại doanh thu của năm 2019 được, còn nếu hơn thì đương nhiên sẽ không được miễn nữa. Vì thế lấy mốc năm 2019 là mốc khi chưa có chính sách hay bị ảnh hưởng, tác động bởi dịch COVID-19.

GS. TS. Hoàng Văn Cường cũng nhận định thêm, chính sách mới trong Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 của Quốc hội có 2 điểm mở rộng thêm, năm 2020 thì chỉ có các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ, nhưng đến năm nay thì bất kể doanh nghiệp nào nằm trong vùng bị đóng cửa, vùng dịch bị giãn cách xã hội đều được hưởng chính sách này.

Và điểm thứ 2 là năm nay còn mở rộng hơn nữa trong việc miễn giảm thuế VAT cho những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch như vận tải, dịch vụ, du lịch… VAT giảm trên toàn quốc chứ không phải theo vùng nào cả.

Ngày 19/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Đó là giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỉ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019. Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý 3 và quý 4/2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021 do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư quyết định.

Giảm thuế GTGT kể từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12/2021 đối với một số hàng hóa, dịch vụ...

Đức Thiện

Bình Luận

Tin khác

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức
Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, báo cáo Thủ tướng giải pháp với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Tin tức
Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

(CLO) Về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) và các doanh nghiệp tiếp tục tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên.

Tin tức
Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức