Doanh nghiệp với xu hướng chuyển đổi số

Thứ năm, 01/11/2018 13:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chuyên gia nhận định, trong cuộc sống hiện nay, dù chúng ta thích hay không thích nhắc đến, hay nghĩ đến, thì quá trình chuyển đổi số vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Các doanh nghiệp (DN) phải thích ứng và gắn với chuyển đổi số, không còn cách nào khác.

Nên tận dụng thời cơ

Báo Công luận
 

Xu hướng “số hóa”, chuyển đổi số ngày càng trở lên mạnh mẽ (Ảnh TL)

 

Theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế, những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã liên tục đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt năm 2017, tăng trưởng GDP đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm qua; Năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc (đứng thứ 55/137 quốc gia), chỉ số đổi mới sáng tạo ổn định nhất khu vực châu Á, chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam tăng 20 bậc…

Sở dĩ có được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của Chính phủ trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, áp dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số. Như vậy, không có gì có thể phủ nhận được vai trò của chuyển đổi số đối với sự phát triển của nền kinh tế.

Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, trong thời buổi hội nhập hiện nay, với xu hướng “số hoá’ mọi lĩnh vực, các DN không thể ngồi yên mà cần phải hòa mình vào dòng chảy đó để  bứt phá. Cũng theo ông Thành, nếu như trước đây nền kinh tế dựa vào công ty, DN là chủ yếu thì nay, vẫn trên nền tảng đó, nền kinh tế dựa vào đại chúng, dựa vào cá nhân. Ở đó, mỗi cá nhân đều có thể là một lập trình viên trong nền kinh tế hiện đại.

Hiện Việt Nam được coi là quốc gia có dân số sử dụng điện thoại thông minh, máy tính cao so với các nước trong khu vực nói riêng và châu Á nói chung. Đây được coi là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. Chính bởi vậy, các DN cần chớp thời cơ mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế số đang đưa đến để có thể tận dụng và tạo đà bứt phá, hướng đến sự phát triển bền vững.

Là một  lĩnh vực thuộc nền kinh tế số, thương mại điện tử đang ngày càng trở nên phát triển tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử (Bộ Công thương), ở Việt Nam, mặc dù tỷ lệ người sử dụng các công nghệ hiện đại khá lớn, song vấn đề thanh toán hàng hóa trên thương mại điện tử thực sự là con số đáng trăn trở khi chỉ đạt mức trên 30%.

Lý giải về tỷ lệ ứng dụng công nghệ điện tử vào thanh toán còn thấp, bà Huyền cho rằng, do niềm tin của người tiêu dùng với thương mại điện tử, với các hoạt động về công nghệ gần như chưa được hình thành. Phần lớn các giao dịch vẫn cần phải gặp trực tiếp. Điều này dẫn đến những chi phí về thời gian, thủ tục thanh toán…

Cũng theo bà Huyền, trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, tất cả những rườm rà về mặt thời gian, thủ tục, ký tá… đều sẽ được triệt tiêu. Các DN, các đối tác đều giao dịch qua mạng một cách nhanh chóng. Và DN Việt Nam cần phải nỗ lực ứng dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh, như vậy mới có thể nâng sức cạnh tranh.

Công nghệ là nền tảng phát triển

Báo Công luận
 

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất sẽ tăng mạnh năng suất lao động (Ảnh TL)

 

Cũng nói về những ưu điểm của sự chuyển đổi số, ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Misa cho rằng, rồi đây công nghệ số sẽ xóa nhòa mọi khoảng cách không gian, thời gian. Ông Hoàng cho biết, với bối cảnh hiện nay, chỉ có đầu tư vào công nghệ, ứng dụng công nghệ, DN mới có thể “sống thọ”.  

“Tôi cho rằng, trong xu hướng “số hóa”, chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, bản thân mỗi DN cần phải xác định ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ là nền tảng phát triển. Mỗi DN phải đi tiên phong trong việc ứng dụng những công nghệ số mới nhất vào hoạt động sản xuất để tăng hiệu quả. Như vậy cũng chính là đổi mới sáng tạo và đó cũng là phương pháp đơn giải nhất” – ông Hoàng nhấn mạnh.

Hiện nay, đổi mới sáng tạo còn được hiểu rộng hơn, mỗi người chủ DN cần phải luôn tạo được không khí làm việc thúc đẩy nhân viên của mình hào hứng với công việc, làm sao để tất cả các nhân viên trong công ty đều luôn nghĩ đến việc cải tiến.  Cải tiến ở đây không cần to tát, mỗi một người đóng góp một ý tưởng để môi trường làm việc của mình thân thiện hơn, hiệu quả hơn…

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Bá Quỳnh, Phó Chủ tịch  kiêm Tổng giám đốc Cty CP Hitachi Consuling Việt Nam cho rằng, chúng ta cần thay đổi hành vi để phù hợp với sự phát triển của công nghệ. Nền kinh tế nhỏ, yếu thì không nên tự xây dựng nền kinh tế nền tảng mà phải sáng tạo để tạo giá trị gia tăng lớn hơn dựa trên nền tảng đã có. Có lẽ, hiện tại điều cần hơn cả là xác định đúng mục tiêu phát triển và hành động thực sự ra sao?

Hiện nay, nhiều chuyên gia, DN đều có chung quan điểm: Chuyển đổi số là xu hướng bắt buộc, có muốn nghĩ đến hay không chúng ta cũng phải đối diện với nó. Chính bởi vậy, các DN cần phải chủ động với xu hướng này, nếu thờ ơ, bị động và đứng ngoài cuộc. Từ nguyên nhân này, DN sẽ tự bị đào thải chính mình khỏi xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Phương Linh


Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp