Doanh nhân Việt Nam, lối đi nào giữa cơn bão COVID-19?

Thứ tư, 13/10/2021 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong hàng chục năm qua, có lẽ chưa bao giờ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những khó khăn lớn như thời điểm này. Nhưng như Thủ tướng Phạm Minh Chính viết trong bức thư gửi doanh nhân Việt Nam nhân ngày 13/10: "Non cao cũng có đường trèo. Đường dù hiểm nghèo vẫn có lối đi".

1. Những khó khăn đó đã thể hiện rõ rệt nhất qua các số liệu thống kê về tình hình hoạt động của khối doanh nghiệp trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm mà Tổng cục Thống kê vừa công bố.

Cụ thể như, trong tháng 9, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2020, chỉ đạt 3.899 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 62,2% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 32,3% so với tháng 8/2021. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải đánh giá: Đây là số doanh nghiệp thành lập mới trong một tháng thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ qua.

doanh nhan viet nam loi di nao giua con bao covid 19 hinh 1

Thủ tướng gặp gỡ đại diện cộng đồng doanh nghiệp ngày 12/10.

Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 62.432 tỷ đồng, giảm 69,3% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 8,1% so với tháng 8/2021. Đây cũng là mức vốn đăng ký mới thấp nhất trong tháng 9 kể từ năm 2016.

Trong khi đó, số doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đầu chỉ đạt 85.483 doanh nghiệp, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2020 và là số doanh nghiệp gia nhập thị trường thấp nhất trong giai đoạn 9 tháng đầu năm kể từ năm 2017.

Những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp cũng kéo theo nhiều hệ quả xấu rõ rệt cho nền kinh tế. Tổng thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý tháng 9/2021 đạt 52.000 tỷ đồng, chỉ bằng 4,7% so với dự toán và chỉ bằng 55,8% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, thu nội địa ước đạt 48.600 tỷ đồng, bằng 4,4% so với dự toán pháp lệnh, bằng 53,4% so với cùng kỳ.

Một chỉ dấu đáng lo ngại nữa là số người thất nghiệp được Tổng cục Thống kê đánh giá là "tăng cao chưa từng có". Cụ thể, số lao động được cho là chịu tác động xấu bởi đại dịch Covid-19 trong quý 3 tăng thêm 15,4 triệu người, lên hơn 28,2 triệu người do bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…

Trong số trên, có 4,7 triệu người bị mất việc; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 12 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập.

Và tất cả những điều đó đã dẫn đến tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam đã giảm 6,17%, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua, khi Việt Nam công bố GDP theo quý.

Những con số đó có lẽ cũng chưa nói lên hết được tất cả những khó khăn thực tế của cộng đồng doanh nghiệp khi tuy tình trạng thất nghiệp cao nhưng các doanh nghiệp lại không dễ gì tuyển người lao động (do nhiều người bỏ về quê); đứt gãy chuỗi cung ứng, đứt gãy dòng tiền, chi phí sản xuất, kinh doanh tăng cao (chi phí vận chuyển, xét nghiệm COVID-19); thị trường bị thu hẹp, sức mua thấp...Hàng vạn doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa do yêu cầu của cơ quan quản lý để phòng, chống dịch.

2. Trên thực tế, Chính phủ và một số bộ ngành cũng đã có những nỗ lực, giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Trong tuần qua, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nhỏ và vừa; giảm mức thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ; miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; miễn tiền chậm nộp một số loại thuế....

Đáng chú ý trong ngày 12/10, ngay sau cuộc gặp mặt của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh. Chính phủ đưa ra kế hoạch chậm nhất trong quý IV năm nay, độ bao phủ vaccine với các đối tượng được ưu tiên sẽ hoàn thành.

Chính phủ cũng đã cam kết sẽ sớm hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung hỗ trợ khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động có kế hoạch phục hồi kinh tế trong tình hình mới; chủ động, tích cực cùng doanh nghiệp thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế.

doanh nhan viet nam loi di nao giua con bao covid 19 hinh 2

Thủ tướng gặp gỡ các doanh nghiệp ngày 12/10.

3. Những chính sách trên có thể nói cũng đã kịp thời và hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để chính sách được thực thi nhanh và hiệu quả là vấn đề lớn mà cộng đồng doanh nghiệp còn nhiều hoài nghi. Vì trên thực tế, nguồn lực tài chính- ngân sách của Nhà nước hiện đang rất khó khăn, như Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã nói: Nguồn ngân sách dự phòng không còn. Số thu thuế cũng giảm mạnh chưa từng có.

Cho nên, mặc dù nhiều doanh nhân, nhiều Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị nâng gói hỗ trợ doanh nghiệp lên 250.000 tỷ đồng nhưng khả năng đáp ứng được yêu cầu này từ ngân sách nhà nước gần như không thể. Chính phủ dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong năm nay, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh nhất, đến nay vẫn chỉ có gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động theo Nghị quyết 68/CP, và việc triển khai gói này vẫn còn chậm chạp.

Nhưng không chỉ là vấn đề tiền- điều khó đáp ứng, điều khối doanh nghiệp mong mỏi hơn là việc thực thi chính sách ở cấp cơ sở. Làm sao để các chủ trương, chính sách đã khá rõ ràng của Chính phủ được thực hiện đầy đủ tại các địa phương, không bị những rào cản, "lệ làng" hoặc các chính sách chống dịch cục bộ, bất hợp lý tại các địa phương vô hiệu hóa là cả một vấn đề lớn. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp phản ánh sự khó khăn là do những chính sách "lạc nhịp" với chính sách chung của Chính phủ tại các địa phương gây ra.

Trong cuộc gặp mặt với Thủ tướng ngày 12/10, các doanh nghiệp đã đồng tình, nhất trí cao với quan điểm của Chính phủ là phải sống chung lâu dài với virus, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp. Do đó, các bộ, ngành, nhất là lãnh đạo các địa phương cần thấu hiểu và thống nhất với chủ trương này để sau đây, triển khai các giải pháp thực tế tại địa phương cho phù hợp, giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm quá khó khăn này.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, khủng hoảng trong khoảng 20 năm trở lại đây và đều đã vượt qua và tiếp tục lớn mạnh, phát triển, là nhân tố chính quyết định sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế, của đất nước.

Ngay trong thời điểm này, dù rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn chung tay, xuất chi hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, nhập khẩu, cung cấp nhiều thiết bị y tế, dược phẩm...hỗ trợ Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương phòng, chống dịch, thể hiện tinh thần chia sẻ, nhân ái của mình. Giới doanh nhân rất xứng đáng được có đại diện tham gia trong Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Trung ương cũng như địa phương để có thể tham gia ý kiến, đóng góp trong việc đưa ra chính sách, chỉ đạo thực thi chính sách phòng, chống dịch hiện nay.

Mạnh Quân

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn