Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
Theo dõi báo trên:
Dân tộc Cờ Lao là 1 trong 16 dân tộc rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) ở Việt Nam. Người Cờ Lao cư trú chủ yếu tại tỉnh Hà Giang - mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc.
Dân tộc Cờ Lao được xếp vào nhóm ngôn ngữ Kađai cùng với các tộc người La Chí, La Ha và Pu Péo. Người Cờ Lao được gọi theo âm Hán - Việt là Kel Lao từ những chữ Cách Liêu, Cách Lão... Sau này họ đọc chệch từ Kel Lao thành Cờ Lao.
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, người Cờ Lao ở Việt Nam có quan hệ với dân tộc Ngật Lão ở Văn Sơn (Trung Quốc). Căn cứ vào gia phả của một số dòng họ, thì người Cờ Lao có mặt ở Hà Giang khoảng 120 đến 250 năm trước.
Theo tài liệu của ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, ở Việt Nam có 4.003 người Cờ Lao sinh sống. Trong đó, Hà Giang có trên 2.900 người phân bố ở các huyện Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Yên Minh, Vị Xuyên, Mèo Vạc, Bắc Quang và thành phố Hà Giang. Trong số đó, tập trung đông nhất tại xã Túng Sán của huyện Hoàng Su Phì, xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn.
Người dân tộc Cờ Lao cũng được chia thành nhiều nhóm. Nhóm Cờ Lao Đỏ phân bố ở huyện Hoàng Su Phì và Yên Minh, nơi có nhiều núi đất và thung lũng, chủ yếu canh tác ruộng nước. Trong khi đó, nhóm Cờ Lao Xanh và Cờ Lao Trắng phân bố ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc lại sống dựa chủ yếu vào nương định canh núi đá.
Mặc dù dân số ít, nhưng người Cờ Lao lại có vốn văn hóa vô cùng đặc sắc. Cũng như các dân tộc khác, người Cờ Lao cư trú thành từng thôn bản. Mỗi thôn có khoảng 15-20 gia đình. Các ngôi nhà thường được thưng bằng gỗ hoặc trình bằng đất, lợp ngói âm dương, không có chái.
Phía sau của gian giữa là nơi thờ cúng, phía trước là chỗ ăn cơm. Trên bàn thờ, người ta đặt các bát hương thờ tổ tiên từ đời thứ 3 hoặc thứ 4. Hàng năm, khi mổ lợn ăn Tết họ đều lấy các mảnh xương hàm treo lên đó.
Dù cư trú ở Hoàng Su Phì hay Đồng Văn, Mèo Vạc thì nguồn sống chính của người Cờ Lao vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Nhóm Cờ Lao đỏ thì canh tác lúa nước, trồng chè, còn nhóm Cờ Lao Xanh và Cờ Lao Trắng thì trồng ngô và chăn nuôi. Quanh nhà, người ta thường quây những mảnh vườn nhỏ trồng cây ăn quả, rau xanh.
Hiện nay, đến các làng bản người Cờ Lao, nếu chỉ bắt gặp đàn ông thì cũng không phân biệt được nét riêng qua trang phục vì đa phần họ mặc giống các dân tộc khác như quần đen, áo xẻ ngực, 4 túi… Riêng trang phục nữ giới thì dù có thay đổi ít nhiều song vẫn còn giữ được nét riêng của mình.
Nhiều người cho rằng trước đây, phụ nữ Cờ Lao mặc váy song thực tế hiện nay thì đa số phụ nữ Cờ Lao mặc quần, kết hợp với áo dài.
Áo của phụ nữ Cờ Lao là loại áo dài xẻ tà, cổ đứng, cài cúc bên nách phải. Áo dài quá đầu gối, trang trí những khoanh vải nhiều màu ở ống tay và phần trên của ngực áo. Đặc biệt, trong ngày cưới, chú rể bắt buộc mặc áo dài xanh như kiểu áo nữ và cuốn một tấm khăn đỏ qua người, cô dâu thì búi tóc ngược lên đỉnh đầu.
Người Cờ Lao rất tôn trọng hôn nhân một vợ một chồng. Dù là cha mẹ gả hay tự nguyện lấy nhau thì các gia đình Cờ Lao rất ít khi bỏ nhau. Các gia đình người Cờ Lao thường sống cùng nhau nhiều thế hệ. Con cái sinh ra và lớn lên trong gia đình và môi trường xã hội mà ở đó các phong tục, tập quán được quy định chặt chẽ. Nhờ đó, những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được gìn giữ từ đời này sang đời khác.
Tôn giáo của người Cờ Lao cũng có điểm khác biệt. Người Cờ Lao cho rằng chỉ có người, các loại gia súc và lúa, ngô mới có linh hồn. Mỗi người có 3 linh hồn và sức khoẻ của con người tùy thuộc vào sự mạnh yếu của linh hồn.
Khi linh hồn rời khỏi thể xác cũng có nghĩa là con người ta chết đi. Người Cờ Lao cũng tin rằng để linh hồn đến được với tổ tiên thì người ta không chỉ làm đám tang chôn cất mà còn phải tổ chức lễ ma khô sau đó.
Trong 3 nhóm người Cờ Lao thì chỉ duy nhất nhóm Cờ Lao sinh sống ở Hoàng Su Phì có cúng miếu thờ Hoàng Vần Thùng (Hoàng Văn Đồng, Hoàng Dìn Thùng). Người Cờ Lao đỏ ở đây tôn thờ Hoàng Vần Thùng là vị thần hoàng bảo hộ cuộc sống, ông là người có công khai sơn, lập địa, dạy cho người Cờ Lao biết sống quần tụ thành làng, bản, cùng nhau đoàn kết, chống chọi thiên tai, địch họa.
Lễ thức quan trọng nhất trong năm của người Cờ Lao đỏ ở Hoàng Su Phì là lễ cúng miếu Hoàng Vần Thùng diễn ra vào ngày Thìn đầu tiên của tháng 7 âm lịch. Ngoài ra, họ có hẳn miếu thờ ông ở trên núi Tây Côn Lĩnh.
Trước ngày cúng tế thần hoàng, các gia đình người Cờ Lao họp bàn, thống nhất lễ vật dâng cúng. Tùy từng điều kiện các gia chủ, đóng góp quan trọng là lòng thành. Cả làng sẽ góp tiền mua một con lợn thật to cùng 4 con gà ngon để dâng lên cúng thần.
Ngày tổ chức, đại diện các gia đình sẽ đi đến miếu thờ. Trước sự chủ trì của thầy cúng, các lễ vật được mang đến trước ban thờ. Thầy cúng khấn báo xin phép thành hoàng, các thế lực siêu nhiên cho phép làm lễ. Sau khi nhận được sự đồng ý, họ tiến hành mổ sống các con vật ngay tại miếu mà không được cắt tiết.
Sau đó, họ lấy bộ lòng của con vật đặt trên tấm lá chuối rừng và hiến tế. Cúng xong, họ tiếp tục mang 4 con gà và con lợn vừa mổ đi làm lông, luộc chín rồi cúng lần thứ hai, rồi tổ chức ăn uống tại nơi cúng tế.
Người Cờ Lao được xếp vào nhóm ngôn ngữ Kađai. Tuy nhiên do địa bàn cư trú khác nhau mà ngôn ngữ của các nhóm Cờ Lao đã hình thành những phương ngữ khá phức tạp. Do sinh sống gần gũi với nhau nên tiếng nói của nhóm Cờ Lao Xanh và Cờ Lao Trắng đã hoà vào nhau.
Trái lại, nhóm Cờ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì có thổ ngữ riêng và việc giao tiếp giữa các nhóm gặp khó khăn. Hiện nay, ngôn ngữ của dân tộc Cờ Lao vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức.
Cùng với ngôn ngữ thì vốn văn hoá dân gian của dân tộc Cờ Lao cũng đang cần tiếp tục được nghiên cứu, tìm hiểu một cách bài bản hệ thống. Qua đó, giúp đồng bào lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của mình bằng văn bản, đồng thời, giới thiệu đến mọi người những nét đẹp văn hóa của đồng bào, góp phần làm giàu thêm nền văn hóa các dân tộc ở Việt Nam.
T.Toàn
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz ứng cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp sự ủng hộ kém mạnh mẽ trong đảng của ông.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) UBND tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023.
(NB&CL) Xa xưa, người Brâu thường cư trú trên địa bàn Đông Nam nước Lào, Đông Bắc nước Campuchia và một phần ít ở thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum).
(CLO) Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, có trên 66% là đồng bào DTTS. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nhiều năm qua vẫn luôn là nỗi trăn trở của địa phương. Tuy nhiên, theo thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2022, tình trạng này trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có chiều hướng giảm.
(CLO) Một thời gian dài, những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của những thế hệ đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum, trong đó có huyện Đăk Glei. Với sự quyết tâm xóa bỏ hủ tục của cả hệ thống chính trị, cuộc sống của đồng bào DTTS ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đang từng bước đổi thay.
(CLO) Đến nay, đám cưới của người Dao ở Lục Yên, tỉnh Yên Bái vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời, vui tươi và giàu bản sắc.
(CLO) Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào DTTS tại tỉnh Tuyên Quang có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Không chỉ tuyên truyền thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển KT-XH, đội ngũ người có uy tín còn góp phần tích cực giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
(CLO) Là nữ già làng hiếm hoi của Tây Nguyên, bà Ksor H’Lâm (làng Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con dân làng yêu mến bởi với vai trò là già làng, bà đã can đảm dẫn dắt dân làng “bước qua lời nguyền”, vươn lên trong cuộc sống, giúp bà con thoát đói nghèo, lạc hậu.
(CLO) NGND Lâm Es là niềm tự hào của bà con Khmer, người dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung về đức tính giản dị của một nhà giáo một đời tự học, một người thầy mẫu mực.
(CLO) Những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ đang được bảo tồn, phát huy để phát triển du lịch, nâng cao đời sống người dân.
(CLO) Với đồng bào dân tộc Hoa, Lễ hội Tả Tài Phán là cách thể hiện tình cảm, tâm tư, nguyện vọng bước vào năm mới với niềm vui, phấn khởi mới… mong muốn đời sống ấm no hạnh phúc, làm ăn thuận lợi hơn.