Đời sống văn hóa

Độc đáo lễ cúng thần rừng, thần núi giữa Thủ đô Hà Nội

Trung Nguyễn 23/05/2025 09:09

(CLO) Mới đây, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã tái hiện lễ độc đáo lễ cúng thần rừng, thần núi - nghi lễ thiêng liêng gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần và văn hóa của cộng đồng.

42f438c7-1df7-4feb-9eb7-99b66fb03ced_1_201_a.jpeg
Với dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), rừng không chỉ là nguồn sống mà còn là không gian thiêng, nơi trú ngụ của các thần linh. Nghi lễ nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, buôn làng ấm no, hạnh phúc.
38bc0eda-6e60-448c-ab46-c8a4ac7675bf_1_201_a.jpeg
Theo chia sẻ của Trưởng làng, lễ tạ ơn thần rừng, thần núi của người Cơ Tu được tái hiện gồm các bước: lễ chôn cây nêu, lễ buộc dê, lễ đâm dê và lễ cúng thần rừng, thần núi.
6e7a5bad-fc54-4838-b1a8-5a526014f0f0_1_201_a.jpeg
Tất cả thể hiện mối giao cảm sâu sắc giữa con người với vạn vật, giữa thế giới hữu hình và siêu nhiên – một nét đẹp văn hóa đậm chất nhân văn của người Cơ Tu, luôn tôn thờ, hòa hợp và sống cùng thiên nhiên như một phần máu thịt.
3a7e9779-19c1-45a8-ae38-e66577207006_1_201_a.jpeg
Giây phút hành lễ – Già làng chuẩn bị thực hiện nghi lễ cúng rừng, thắp lửa, dâng lễ vật lên thần linh.
1ad3ca48-4d71-473c-9f63-a943b04e7093_1_201_a.jpeg
Cộng đồng cùng tham dự – nam nữ, già trẻ cùng có mặt, thể hiện sự gắn kết, trân trọng những giá trị văn hóa thiêng liêng.
47ada6d8-f87d-47c7-9e9b-9d7c4ab8eeea_1_201_a.jpeg
Thông thường, lễ hội được tổ chức vào thời điểm đầu năm âm lịch, khoảng tháng 2 đến tháng 4, khi mùa màng chuẩn bị bắt đầu và thời tiết thuận lợi. Địa điểm cử hành nghi lễ thường là khu rừng thiêng hoặc chân núi gần làng, nơi được coi là linh địa, tuyệt đối không được xâm phạm hay khai thác.
53e4a363-9d05-4a31-8236-2d68e0c89bd2_1_201_a.jpeg
Tại những nơi ấy, người Cơ Tu dựng bàn lễ bằng tre nứa, có khi là bên một cây cổ thụ, một mỏm đá thiêng, nơi dân làng tin rằng thần linh hiện diện. Trước ngày lễ, dân làng cùng nhau dọn dẹp, chuẩn bị lễ vật và tổ chức họp bàn, dưới sự điều phối của già làng hoặc thầy cúng (pơloh) - những người có tri thức và uy tín trong cộng đồng.
Tại những nơi ấy, người Cơ Tu dựng bàn lễ bằng tre nứa, có khi là bên một cây cổ thụ, một mỏm đá thiêng, nơi dân làng tin rằng thần linh hiện diện. Trước ngày lễ, dân làng cùng nhau dọn dẹp, chuẩn bị lễ vật và tổ chức họp bàn, dưới sự điều phối của già làng hoặc thầy cúng (pơloh) - những người có tri thức và uy tín trong cộng đồng.
Lễ cúng được tiến hành với các nghi thức trang trọng, chặt chẽ theo phong tục truyền thống. Lễ vật thường là: heo, gà, rượu cần, cơm lam, sắn luộc, cau trầu, vải vóc, cùng các sản vật của rừng như mật ong, củ rừng, hoặc thảo dược quý; đặc biệt là không thể thiếu món bánh a quát. Tất cả đều là những lễ vật dâng tặng thần linh như lời tri ân và cầu xin phù hộ.
23947c87-a4a0-41f8-95de-8756a75f6cca_1_201_a.jpeg
Lễ hội cúng thần núi, cúng thần rừng đều giống nhau, gồm các nghi thức: Nghi thức A Xa A Rah đu mập (nghi lễ tẩy rửa); Nghi thức Lễ Tắc du lạu (tạm dịch là cúng sạch).
70340a41-dad0-461d-84ce-b1d2903014df_1_201_a.jpeg
Sau phần lễ, mọi người phấn khởi hòa cùng tiếng chiêng, khèn bè, tù và... vui mừng chúc tụng buổi lễ đã thành công. Lễ hội cúng thần núi, cúng thần rừng của người Cơ Tu một trong lễ hội đặc sắc có từ lâu đời luôn được đồng bào Cơ Tu bảo tồn, gìn giữ. Buổi lễ được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã góp phần giới thiệu văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu đến với các dân tộc và đông đảo du khách tham quan.
a03d1c09-8335-4a62-b394-aa9f899dc494_1_201_a-44c1ab5091e4b23f52db8076a7609196.jpeg
Tác Giảng Ka Coong và Tấc Giàng Xứ không chỉ là lễ hội tôn giáo, mà còn là nơi hội tụ của tri thức bản địa, luật tục và quy ước cộng đồng. Trong lễ, già làng thường nhắc lại những điều cấm kỵ trong rừng – không chặt phá cây thiêng, không săn bắn bừa bãi, không xâm phạm núi linh. Lễ hội cũng là nơi gắn kết cộng đồng, nơi người già truyền dạy cho lớp trẻ về cội nguồn, phong tục, tiếng nói và lòng tôn trọng với rừng giữa dòng chảy hiện đại hóa.
a580f0a2-4d66-4a2a-8193-9b7c7013c20c_1_201_a.jpeg
Các cô gái dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) toả nắng với trang phục truyền thống.
aa2bf5ba-3629-408b-819e-300969b0e2ff_1_201_a.jpeg
Nam giới dân tộc Cơ Tu thổi khèn bè, tù và trong lễ hội cúng thần rừng.
e482a193-a179-4c2c-bc2b-fed66ccf9b37_1_201_a.jpeg
Nam nữ dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) vui vẻ quây quần bên lễ cúng thần rừng truyền thống.
ed5c65f4-fea2-43c5-a65d-802087979aa2_1_201_a.jpeg
Điệu múa độc đáo của người dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).
26572a2a-05b0-4493-a9aa-42231158fca4_1_201_a.jpeg
Hiện nay, lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ đang được chính quyền địa phương phối hợp với các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa phục dựng và tổ chức định kỳ nhằm bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Cơ Tu. Tuy nhiên, để lễ hội thực sự sống trong lòng cộng đồng, việc truyền dạy cho thế hệ trẻ, đưa các yếu tố văn hóa Cơ Tu vào trường học và hỗ trợ các nghệ nhân gìn giữ nghi thức, là điều hết sức cần thiết.
    Nổi bật
        Mới nhất
        Độc đáo lễ cúng thần rừng, thần núi giữa Thủ đô Hà Nội
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO