Dốc sức cho mục tiêu tối thượng!

Thứ năm, 01/04/2021 09:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hơn nửa thế kỷ trước, trong Di chúc để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

Mới đây, trong phát biểu bế mạc Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: “BCH Trung ương Đảng khóa XIII nguyện đoàn kết một lòng, toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Và giờ đây, “thông điệp” ấy một lần nữa được tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh trong phát biểu nhậm chức: “Tôi nguyện sẽ đem hết sức mình… tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội vì mục tiêu tối thượng phụng sự lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân”. Từng ấy, có lẽ đủ để khơi nguồn kỳ vọng về lớp lãnh đạo mới của đất nước.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Nguồn: TTXVN)

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Nguồn: TTXVN)

1. “Một nhiệm kỳ thành công của Chính phủ”, “Quốc hội khóa XIV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiếp tục gần dân, sát dân”; “Nhiệm kỳ thể hiện trách nhiệm cao vì nước vì dân của Chủ tịch nước và Chính phủ”, “Quốc hội khóa XIV: Một nhiệm kỳ thành công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”… Đó là những nhận xét chung nhất của cử tri, Đại biểu Quốc hội cũng như báo giới khi nhìn lại nhiệm kỳ 2016-2021.

Tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, trong đó nêu rõ: Kết quả công tác nhiệm kỳ qua của Chủ tịch nước đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới; quan tâm giải quyết có hiệu quả những vấn đề quốc kế dân sinh và những vấn đề bức xúc trong xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thúc đẩy quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Báo cáo của Chủ tịch nước đã nhận được sự đồng tình của hầu hết các ĐBQH. Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng thành công lớn của Nhà nước ta trong nhiệm kỳ 5 năm 2016 - 2021 là đã tạo được sự ổn định trong toàn xã hội. Còn đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) thì bày tỏ: “Tôi đánh giá cao việc Chủ tịch nước ra lời kêu gọi quốc dân, đồng bào đoàn kết để phòng, chống đại dịch Covid-19. Đây là một trong những việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời gian vừa qua, được cử tri và nhân dân đánh giá rất cao”.

Bên hành lang Quốc hội tại kỳ họp cuối cùng diễn ra trong ngày cuối tháng 3/2021, nhiều đại biểu đánh giá, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Quốc hội khóa XIV và Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã để lại một nền tảng vững chãi cho các khóa tiếp theo, một nhiệm kỳ thành công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với những thành tựu và dấu ấn nổi bật, trên tất cả các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước cũng như hoạt động ngoại giao nghị viện; Các cơ quan của Quốc hội đã nỗ lực, quyết liệt đổi mới, chủ động phối hợp với các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan hữu quan, luôn thể hiện bản lĩnh, nêu cao trách nhiệm trước cử tri, nhân dân; lắng nghe, phản ánh đầy đủ, kịp thời ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phát huy trí tuệ, đóng góp vào thành công chung của Quốc hội. Bên cạnh đó, như nhìn nhận của đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định), tại Quốc hội khóa XIV, phương thức chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng năng động, chuyển từ Quốc hội tham luận sang tranh luận; chuyển từ Quốc hội sử dụng văn bản giấy sang Quốc hội điện tử; hình thức họp Quốc hội linh động hơn trong bối cảnh dịch bệnh.

Toàn cảnh phiên thảo luận về Báo cáo tổng kết của Chủ tịch nước và Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Toàn cảnh phiên thảo luận về Báo cáo tổng kết của Chủ tịch nước và Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Trên hết thảy, như nhấn mạnh của đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP. Hà Nội): “Nhiệm kỳ qua, Quốc hội đã góp phần cốt yếu tạo nên một sự đoàn kết thật sự, một sự đồng lòng sâu sắc, một khối thống nhất cao độ giữa Đảng với Nhà nước với nhân dân, cử tri. Cử tri theo dõi các hoạt động của Quốc hội, nhận xét về từng đại biểu Quốc hội, về nội dung hoạt động của Quốc hội... Điều này chứng tỏ cử tri và nhân dân hiện nay đã tin cậy, gắn bó với Quốc hội hơn”.  

Còn đánh giá về nhiệm kỳ của Chính phủ, đại biểu Y Khút Niê (Đắk Lắk) cho rằng, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chính phủ đã tập trung trí tuệ, nhạy bén trong điều hành đất nước; sâu sát, nắm bắt được những vấn đề đời sống của nhân dân và triển khai kịp thời những luật, nghị quyết mà Quốc hội ban hành. Đại biểu Ngô Trung Thành (Đắk Lắk) cũng đánh giá cao kết quả công tác nhiệm kỳ của Chính phủ và nhấn mạnh: “Thành công của Chính phủ rất nhiều, nhưng một thành công mang tính kỳ tích, kết tinh của một Chính phủ năng động, sáng tạo, quyết liệt, đó là kỳ tích chống dịch Covid-19”.

2. Những thành tựu về mọi mặt, mọi lĩnh vực của nhiệm kỳ 2016-2021 là không thể phủ nhận và điều quan trọng hơn, như nhìn nhận mang màu sắc “văn hoa” của đại biểu Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) thì những thành công đó tạo “sắc hồng” cho đất nước trên con đường phát triển, làm sáng lên mục tiêu, lý tưởng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn.

Nhưng, bên cạnh những “sắc hồng” đáng mừng vui, trân trọng ấy, các đại biểu tại kỳ họp thứ 11,Quốc hội khóa XIV cũng đã nhận diện và dành nhiều thời gian nêu những tồn tại, kiến nghị các giải pháp giải quyết những tồn tại trong nhiệm kỳ 2016-2021. Đơn cử như việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển Chính phủ hành động đã làm chuyển động bộ máy hành chính Nhà nước, tuy nhiên, chuyển nhưng vẫn còn chậm, chưa vững chắc; có động nhưng động chưa nhiều, chưa đồng bộ, tức là vẫn chưa khắc phục triệt để những bất cập trong phân cấp, phân quyền và đây đó vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; trên bảo dưới không nghe, trên nóng dưới lạnh; vẫn còn cơ chế xin - cho, vẫn còn tham nhũng quyền lực, tham nhũng chính sách. Hay như việc xây dựng Chính phủ liêm chính, Chính phủ phục vụ nhân dân xuất phát từ quan điểm thân dân lấy dân làm gốc nhưng trên thực tế thì chất lượng dịch vụ công ở đây đó vẫn còn hạn chế. Hay như việc Chính phủ chủ trương đề cao dân chủ nhưng đâu đó sự tham gia của người dân vẫn chưa cao và thậm chí còn mang tính hình thức. Nhiều việc chưa được biết, chưa được bàn và không tham gia, không có cơ hội để kiểm tra.

Nghi thức tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội.

Nghi thức tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội.

Đánh giá cao về những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ này của Chủ tịch nước, Quốc hội và Chính phủ, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của các thiết chế lãnh đạo chủ chốt của đất nước: Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, sự đồng thuận trên dưới một lòng của cả hệ thống chính trị, của đồng bào ta, của cộng đồng doanh nghiệp đã trở thành cứu cánh và sức mạnh nội sinh để chúng ta có thể vượt qua thách thức đạt tới thành công, tuy nhiên đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cũng nêu lên điểm còn hạn chế, đơn cử như trong quản lý ODA, việc phân vai, phân nhiệm giữa Chủ tịch nước với Chính phủ còn hình thức và chưa thực chất.

Đánh giá Quốc hội khóa XIV để lại những dấu ấn tốt đẹp trong nhân dân, nhưng đại biểu Ngô Sách Thực (Bắc Giang) cũng đưa ra một số đề xuất để Quốc hội tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả hơn nữa, nhấn mạnh Quốc hội cần quan tâm đến các đại biểu chuyên trách; tăng số lượng, chất lượng đại biểu chuyên trách, hoàn thiện địa vị pháp lý, chế độ cho đại biểu chuyên trách; lựa chọn đại biểu có tâm, có tầm, đủ tiêu chuẩn, kinh nghiệm, điều kiện hoạt động chuyên trách, thể hiện ý chí, trí tuệ của nhân dân và khát vọng vươn lên của dân tộc.

3. Nhưng trên tất cả, dẫu còn những trăn trở, băn khoăn, nhưng bao trùm lên vẫn là niềm tin yêu và kỳ vọng. Chỉ nhìn con số 473/473 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, bằng 98,54% tổng số đại biểu Quốc hội bầu ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia cũng cho thấy phần nào sự tin tưởng ấy. Và chỉ một vài ngày sắp tới thôi, đồng bào, cử tri cả nước cũng sẽ biết được những gương mặt mới của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ điều hành phiên họp Quốc hội Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ điều hành phiên họp Quốc hội Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Những gương mặt mới sẽ đi cùng với những quan điểm mới, tư duy, góc nhìn mới, phương thức làm việc mới… Nhưng dù có là góc nhìn, phương thức nào, thì cái đích lớn nhất, như mong muốn của đông đảo người dân, sẽ là việc tiếp tục phát huy kết quả đạt được, đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa, mục tiêu cuối cùng là lợi ích của dân tộc, nhân dân, cho một khát vọng Việt Nam hùng cường, hay như “cam kết” của tân Chủ tịch Quốc hội trong phát biểu nhậm chức sáng 31/3: Vì mục tiêu tối thượng phụng sự lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Hồng Hà

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn