PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền:

Đổi mới phương pháp đào tạo không thể thiếu việc thực hành liên tục

Thứ bảy, 25/06/2022 08:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ứng dụng những giải pháp nào để đổi mới công tác đào tạo, nhằm bắt kịp dòng chảy chuyển đổi số luôn là vấn đề được Học viện Báo chí và Tuyên truyền đặt ra trong bối cảnh hiện nay.

Nhân lực – bài toán hàng đầu

Trong công cuộc chuyển đổi số báo chí, đầu tư công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân sự công nghệ giỏi là những điểm mấu chốt. Đổi mới đào tạo báo chí truyền thông như thế nào để đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên số là vấn đề đang được quan tâm. Trong kế hoạch chiến lược báo chí 2021-2025, phương án đổi mới đào tạo báo chí truyền thông trong kỷ nguyên số cũng đã được đề ra. Báo Nhà báo & Công luận đã gặp gỡ trao đổi với lãnh đạo một số cơ sở đào tạo báo chí để làm rõ vấn đề này.

Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền xung quanh chủ đề này.

doi moi phuong phap dao tao khong the thieu viec thuc hanh lien tuc hinh 1

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cần tăng cường khả năng sáng tạo nội dung trên nền tảng số của sinh viên

+ Bài toán đào tạo nguồn nhân lực cho báo chí truyền thông đang đứng trước nhiều thách thức bởi sức ép của xu hướng chuyển đổi số. Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đơn vị hàng đầu cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, bà đánh giá như thế nào về vấn đề cần phải đổi mới để bắt kịp những đòi hỏi ngày càng cao trong hoạt động đào tạo? 

- Tôi cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công cuộc chuyển đổi số báo chí hiện nay mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đã tạo ra những thách thức nhất định, trong đó thách thức về nhân lực là rất lớn. Bởi vẫn là những con người ấy nhưng phải nhanh chóng hoà nhập, tích luỹ “n trong 1” kỹ năng; thách thức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa số lượng thông tin với chất lượng thông tin; thách thức giữa thông tin nhanh và đúng, trúng; thách thức giữa chuyên sâu và đa phương tiện…

Trong cuộc cạnh tranh này, nếu ai không chuyển mình, hoà nhập nhanh với thời cuộc thì sẽ tự đào thải. Bởi vậy, việc đổi mới đào tạo báo chí, truyền thông là điều tất yếu ở cả 3 yếu tố: Nội dung - Phương pháp - Công nghệ. Đồng thời, việc đổi mới ấy phải theo xu thế tăng cường khả năng sáng tạo nội dung trên nền tảng số của sinh viên, không đơn thuần là chữ viết, cần tư duy về con số, dữ liệu, cách xử lý bằng các loại hình ảnh để tác phẩm đến tay người đọc hấp dẫn hơn…

Tất nhiên, việc đổi mới phương pháp đào tạo báo chí, truyền thông cần tiến hành một cách đồng bộ với việc đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo, đạo đức nghề nghiệp; đề cao vai trò người thầy; lấy người học là trung tâm. Đồng thời, sự chỉ đạo sát sao của cán bộ quản lý các cấp có vai trò quyết định đến hoạt động đổi mới phương pháp đào tạo báo chí truyền thông trong bối cảnh hiện nay.

+ Với việc xác định mục tiêu đào tạo hướng đến cập nhật những xu hướng đào tạo báo chí, truyền thông mới, những phương pháp làm báo hiện đại, hiệu quả… Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có bước đổi mới trong đào tạo như thế nào thời gian qua, thưa Phó Giám đốc?

- Quan điểm và chủ trương xuyên suốt trong đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền chúng tôi là đổi mới phương pháp đào tạo báo chí, truyền thông không thể thiếu việc thực hành liên tục trong quá trình học tại trường.

Định hướng này đã và đang thực hiện hiệu quả nhờ việc mạnh dạn đầu tư vào các phòng thực hành nghiệp vụ cho mọi loại hình báo chí, việc duy trì các câu lạc bộ nghiệp vụ sinh viên rất bài bản, và việc duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan báo chí và các địa phương để thường xuyên gửi sinh viên đến thực tập.

Sinh viên báo chí được yêu cầu phải làm những công việc y như họ sẽ làm tại tòa soạn sau khi tốt nghiệp. Học viện Báo chí và Tuyên truyền đầu tư thiết bị thực hành như một toà soạn, một đài phát thanh, một đài truyền hình hay một tờ báo mạng điện tử để sinh viên tác nghiệp.

Do vậy, để sinh viên báo chí sớm có cơ hội làm quen với cơ quan báo chí hay thực hành những công việc tương tự như trong một tòa báo, nhiều môn học chuyên ngành đã được đưa vào năm thứ nhất nên ngay từ kỳ học đầu tiên các em đã được tiếp xúc và làm quen với các công việc của một tòa soạn hoặc được thực hành nhiều bài tập liên quan đến nghề và môi trường báo chí chuyên nghiệp.

doi moi phuong phap dao tao khong the thieu viec thuc hanh lien tuc hinh 2

Không có sức ép thì không trưởng thành

+ Làm quen với công việc của một tòa soạn, trong khi bản thân mỗi tòa soạn hiện nay đang bước vào một guồng quay chóng mặt với những chuyển mình mạnh mẽ. Sức ép ấy với sinh viên báo chí truyền thông quả thực là không nhỏ, thưa bà?

- Đúng vậy, nhưng không có sức ép thì không trưởng thành, không thể phát triển được khi những đòi hỏi về chất lượng nhân lực trên thực tế ngày càng cao. Chúng tôi cố gắng trang bị một cách tốt nhất để các em sẵn sàng bước vào những thử thách của nghề nghiệp thêm tự tin và vững vàng.

Đáng mừng là, sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền rất năng động, hoạt bát và đam mê nghề. Ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường, những câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Sóng trẻ (của sinh viên Phát thanh và báo mạng điện tử), Câu lạc bộ STV (của sinh viên chuyên ngành truyền hình và quay phim truyền hình), Câu lạc bộ Báo chí Điều tra... đều được hoạt động, vận hành rất hiệu quả dưới sự điều hành của một Ban biên tập gồm các giảng viên và các em sinh viên giỏi được lựa chọn từ các khóa.

Từ đây những sản phẩm báo chí “made-in sinh viên” đã được xuất bản như: Trang tin điện tử Sóng trẻ; chương trình phát thanh “Sóng Trẻ” có thời lượng 30 phút, phát đều đặn trên sóng 90Mhz của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; chương trình phát thanh, truyền hình nội bộ phát trong ký túc xá, trong giảng đường của Học viện, đặc san Báo chí Trẻ phát hành đều đặn mỗi tháng...

Thêm vào đó, chúng tôi lồng ghép các chuyên đề chuyên sâu vào đào tạo thông qua việc phối hợp với các tổ chức, đơn vị (WCS, EJN, Oxfam, ILO, FES...), để cung cấp kiến thức, gợi mở ý tưởng, tạo cảm hứng cho sinh viên chủ động tìm hiểu về những lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Đưa các dự án thực tiễn vào môn học và đưa các sản phẩm của môn học vào thực tiễn.Các dự án nghiên cứu, các dự án truyền thông có thể được lồng ghép vào các môn học để sinh viên thực hành, làm việc và cho ra kết quả thực tế.

Ngoài ra, chúng tôi có mời những nhà quản lý, chuyên gia, nhà báo thực sự đang hoạt động nổi bật và có nhiều thành tích trong thực tiễn đến chia sẻ kinh nghiệm và truyền cảm hứng…

doi moi phuong phap dao tao khong the thieu viec thuc hanh lien tuc hinh 3

+ Tôi cũng được biết rằng, quá trình đào tạo gắn với thực hành tại… các tòa soạn là một trong những phương pháp mà Trường đã triển khai rất hiệu quả thời gian qua. Thưa bà, sự phối hợp ấy phải chăng là “chìa khóa” để chất lượng đào tạo của Trường ngày càng được nâng cao?

- Với chúng tôi, đây vừa là phương pháp vừa là giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực đào tạo. Chúng tôi tích cực đưa sinh viên đi thực tế liên tục tại các cơ quan báo chí và luôn được các cơ quan báo chí đón nhận nồng nhiệt, đó là một may mắn lớn. Các em sinh viên báo chí thường xuyên được đưa về các phòng, ban của các cơ quan báo chí, được các phóng viên, biên tập viên hướng dẫn, chỉ bảo từ khâu đầu đến khâu cuối của quy trình sáng tạo tác phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm báo chí hiện đại với những kỹ năng chuyên nghiệp nhất.

Các em cũng được đi cơ sở, thực tế với phóng viên, biên tập viên từ đó những tác phẩm báo chí của các em gần hơn với cuộc sống của nhân dân… Và bởi vậy nên những đổi mới trong tác nghiệp báo chí hiện đại luôn được các sinh viên cập nhật và linh hoạt nắm bắt để trau dồi, học hỏi và rèn luyện.

Những phản hồi từ các tòa soạn báo về sinh viên Học viện rất tích cực, khiến chúng tôi thấy tự hào về các em. Thậm chí, trên thực tế đã có không ít tác phẩm điều tra của VTV24, Báo Lao động, Dân Việt... có sự đóng góp điều tra của sinh viên năm 4 chuyên ngành truyền hình, báo mạng điện tử của Học viện Báo chí và Tuyên truyền…

+ Vâng, xin trân trọng cảm ơn Phó Giám đốc!

Bảo Minh (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo
Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo