Nhân Ngày quốc tế xóa nghèo 17/10:

Đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân

Chủ nhật, 17/10/2021 07:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người nghèo, vùng nghèo.

Thành tựu từ một chủ trương lớn, xuyên suốt

Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày tại  Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, khẳng định: Đảng và Nhà nước ta xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Những năm qua, cấp uỷ, chính quyền các cấp luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của toàn dân, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đã góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra.

Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4%/năm, có hơn 8 triệu người thoát nghèo, cận nghèo.

doi moi thuc chat cach tiep can trong giam ngheo khoi day y chi vuon len thoat ngheo cua nguoi dan hinh 1

Cần tiếp tục đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo. Ảnh: T.L

Người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, khó khăn được chú trọng hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề, hỗ trợ sinh kế, có việc làm, nâng cao thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu giảm nghèo hiệu quả khi là một trong 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu gắn với mục tiêu phát triển bền vững; đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo.

Báo cáo cập nhật Phát triển con người và Nghèo đa chiều của UNDP năm 2019 cho thấy Việt Nam đứng thứ 29 trong số 102 quốc gia về chỉ số nghèo đa chiều và nằm trong số các quốc gia có thành tích cao nhất ở Đông Á và Thái Bình Dương về chỉ số này.

Còn nhiều thách thức

Tuy nhiên, đánh giá về công tác xoá đói giảm nghèo của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy: Kết quả giảm nghèo chưa thực sự mang tính bền vững tại một số địa phương, tỷ lệ tái nghèo trong bốn năm 2016 - 2019 bình quân 4,09%/năm so với tổng số hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo phát sinh tương đối lớn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên… Nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%. Chuẩn thu nhập trong chuẩn nghèo hiện chỉ bằng 45% chuẩn mức sống tối thiểu, chưa được điều chỉnh kịp thời.

Một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với địa bàn nghèo, khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiệu quả. Tình trạng trục lợi chính sách xóa đói giảm nghèo vẫn diễn ra ở một số nơi khiến cho cơ hội thoát nghèo của người nghèo ít đi…

Nhận diện rõ điều đó, Đảng, Nhà nước đã có ngay những chỉ đạo kịp thời. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể: “Đến năm 2025, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2025 dưới 4%; tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5% hằng năm”.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm: “Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững”.

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 75 nghìn tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn tới có đối tượng và địa bàn là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng của chương trình này còn bao gồm các đối tượng nghèo mới phát sinh vì các lý do khác nhau, trong đó có những người bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, người nghèo ở nông thôn và thành thị.

Đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo

Đó là ý kiến được nhiều sự đồng tình tại các phiên thảo luận của QH cũng như các cuộc hội thảo. Phần đa các ý kiến đều mong muốn có những giải pháp để hướng tới giải quyết giảm nghèo đa chiều một cách thực chất hơn, khơi dậy khát vọng giảm nghèo của người dân.

Sau hai giai đoạn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đến thời điểm này, yêu cầu đặt ra đối với Chương trình là nguồn lực dành cho công tác giảm nghèo bền vững phải tập trung và cao hơn; công tác chỉ đạo thực hiện chương trình phải sát sao hơn; các giải pháp cần có tính đột phá hơn, phải khắc phục cho được những tồn tại, hạn chế trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo thời gian qua; đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chương trình.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn Đồng Tháp), trong phiên thảo luận tại hội trường tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 cũng cho rằng cần phải tiếp cận theo tư duy chuyển những người nghèo, hộ nghèo từ đối tượng sang chủ thể và phải quan tâm hỗ trợ kinh tế hộ, nhóm hộ và coi đây là đòn bẩy cho công tác giảm nghèo. Bởi sự đổi mới trong tư duy về chủ trương giảm nghèo theo hướng giảm cho không và tăng cho vay ưu đãi là một hướng chúng ta cần phải tiếp cận cho vấn đề giảm nghèo.

Nhà nước chỉ hỗ trợ về cơ chế, về chính sách, về nguồn lực và hướng dẫn còn bản thân người nghèo hộ nghèo thì phải cố gắng vươn lên và phải làm sao các chính sách giảm nghèo phải khơi dậy được khát vọng và tạo ra động lực để cho những người nghèo mong muốn thoát nghèo.

PV

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

(CLO) Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời (Đơn vị phát điện) sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn (các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ) thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tin tức
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

(CLO) Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, về kết quả thực hiện các tiêu chí thành lập quận, đến nay, huyện đã đạt 27/31 tiêu chí.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Venezuela

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Venezuela

(CLO) Tiếp Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Quốc hội Venezuela Jorge Rodriguez khẳng định Venezuela luôn coi Việt Nam là nước bạn bè thân thiết, mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển, cũng như học tập kinh nghiệm Việt Nam mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá quan hệ với các đối tác quốc tế.

Tin tức
Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

(CLO) Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Tin tức
Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức