Báo giấy: Ai còn nhớ?

Đội quân rao báo- “Thời oanh liệt nay còn đâu”?

Thứ tư, 19/06/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nghề bán báo rong từng trợ giúp đắc lực cho ngành phát hành báo, mang những ấn phẩm báo chí đến từng bàn cà phê, từng ngôi nhà, hang cùng ngõ hẻm của các thành phố lớn, nay đang gần như biến mất. Vì người đọc không còn mặn mà với báo giấy?

Một thời để nhớ

Hà Nội là một siêu đô thị, nhưng giờ đây để tìm được các sạp bán báo từng cho thu nhập khá cũng thật hiếm hoi. Người bán báo rong thì… “bói không ra”. Tìm kiếm mãi cũng chỉ còn thấy vài người phụ nữ lớn tuổi làm công việc ấy, gọi là để lấy công làm lãi. Chị Lê Thị Yên, trước đây làm nghề bán báo rong đã chuyển sang nghề đánh giầy 5 năm nay, chia sẻ: “Cũng là bán rong, nhưng Hà Nội còn nhiều người sống bằng những nghề không phải bán báo. Tức là nhu cầu bán hàng rong nhiều và họ vẫn có một công cụ để mưu sinh, trừ nghề báo rong ra”.

Trước đây, việc phát hành báo qua kênh bán rong vô cùng sôi động.

Trước đây, việc phát hành báo qua kênh bán rong vô cùng sôi động.

Thực tế, Hà Nội từng có những Trung tâm phân phối báo lớn như: Phố Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Đinh Lễ và phố Ngô Sỹ Liên - sau ga Trần Quý Cáp… và những người bán báo rong thường tụ về đó để nhận báo chí rồi mang đi khắp các ngả phố. Cách đây 5 năm, đến phố Ngô Sỹ Liên lúc 4h 30 phút sáng, chứng kiến những chồng báo được đưa từ nhà in về đây để chuẩn bị giao cho “đội quân bán báo rong” tỏa đi khắp nơi phát hành mà thấy ngộp. Những tiếng cười nói, tiếng í ới gọi nhau, tiếng sột soạt chia báo… khiến cả khu phố rộn lên, giống như một cái chợ báo. Và khi những người này tỏa đi các nơi, không gian mới lắng xuống. Có đến hơn 70% số người bán báo rong là phụ nữ, cả già lẫn trẻ, họ từ những vùng quê, chủ yếu ở miền Trung ra mưu sinh. Trong hàng chục công việc vất vả, họ đã chọn nghề bán báo rong, một nghề cũng thật cực nhọc.

Để có báo mới, thông tin kịp thời tới người đọc, những người bán báo rong phải đặt số lượng cụ thể từ ngày hôm trước để hôm sau nhận báo với đủ các loại: Bóng đá, Công an nhân dân, An ninh Thủ đô, Hạnh phúc Gia đình, Phụ Nữ, Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Đang yêu, Pháp luật Việt Nam, Pháp luật Cuộc sống… và nhiều tập san khác. Người bán báo rong cũng nhanh nhạy nắm bắt thông tin nhanh, xem thời sự, đọc báo để biết báo nào đang viết về cái gì, có ầm ĩ và thu hút bạn đọc hay không?

Trước đây, cứ khoảng 5giờ 30 phút sáng, những người bán báo ôm chồng báo trên tay, hoặc chở bằng xe đạp, họ rong ruổi trên phố, đi qua các nhà hàng, các dãy phố có nhiều hàng cà phê, hàng phở… Ngoài dùng lời rao báo họ còn được hỗ trợ bằng loa, là những băng cát – xét đã được một cá nhân hay ông trùm nào đó soạn thảo sẵn. Những tiếng rao được hình thành, không qua phòng bá âm hay bất cứ thiết bị lọc, môi trường tĩnh nào đó khọt khẹt vang lên, đôi lúc kèm theo cả sự choáng tai đã vang khắp hè phố, ngõ ngách, là kỷ niệm không thể quên một thời với những người sống ở các thành phố lớn trong đó có Thủ đô Hà Nội. Họ sẵn sàng đến bất cứ phố nào, ngõ nào có bạn đọc, dù mưa dầm hay nắng đổ, dù bước chân mệt nhoài.

Nhớ lại nghề này một thời, chị Lê Thị Yên (Quảng Thái, Quảng Xương, Thanh Hóa) hào hứng kể, chị có hai con nhỏ, gửi cho ông bà ở quê nuôi giúp, vợ chồng chị cùng ra Hà Nội làm nghề bán báo rong. Tuy nhiên, để tiện làm ăn, mỗi người phải đi một “chợ báo” và bán ở một khu vực khác nhau. Đến tối mới gặp mặt tại nhà trọ để tổng kết thu nhập của một ngày và bàn về “chiến lược” bán báo cho sáng sớm hôm sau. Chị tâm sự: “Trăm thứ nghề cơ cực thì nghề bán báo rong là một trong những nghề cơ cực nhất. Người bán phải không được nản, phải có sức khỏe để cắp tập báo trên người và đi rong hết phố này đến phố khác. Rồi cũng phải nhanh nhạy, nhận biết được thị hiếu của độc giả, thích đọc báo nào để lấy tờ đó nhiều hơn. Vào mùa mưa, chúng tôi khổ cực lắm vì luôn nơm nớp nỗi lo ướt báo. Chẳng may bị ướt thì đúng là khổ sở. Người dễ thì không sao chứ gặp người khó tính báo ướt là không chịu. Mà chúng tôi đâu có thời gian ngồi phơi khô, có khi phơi khô xong một tờ lại ế một mớ vì trưa. Vì vậy, hôm nào có ướt vài tờ xem như lãi giảm”.

Nghề bán báo rong đang dần biến mất.

Nghề bán báo rong đang dần biến mất.

Mất sinh kế

Người bán báo rong cũng cần phải có mẹo, là cắp một chồng báo nặng trĩu bên người sao cho khỏi bị tuột và tránh bị mỏi tay là điều không dễ dàng. Ngoài ra, họ còn phải biết mời chào, biết quảng cáo về các tờ báo có đăng tin nóng, vụ án hấp dẫn… để khách thích thú và rút ví ra mua. Nhưng “thời tươi đẹp ấy cũng đã qua”… Bà Nguyễn Thị Tứ (quê ở Thanh Hóa), hiện nay còn là một trong số những người ít ỏi cần mẫn bám nghề, chia sẻ: “Bây giờ tôi phải kết hợp. Sáng tranh thủ đi bán dạo báo một chút, chiều đi làm giúp việc. Trước đây mỗi ngày, riêng chỉ trong nửa buổi sáng bán được hơn 100 tờ các loại. Nay đi mời mỏi miệng, mỗi ngày cũng chỉ được 30 đến 50 tờ. Nhiều hôm còn ế đến chục tờ”.

Nghề bán báo rong cũng vất vả như nhiều nghề khác, sợ mưa nắng, đặc biệt là mưa. Nhưng như bà Nguyễn Thị Tứ giãi bày, dù vất vả, nhưng nếu còn nghề là còn duy trì được cuộc sống, còn kiếm được tiền túc tắc sống qua ngày. Nay thì công việc ấy bị xén mất, thu nhập teo lại, trong khi chi phí sinh hoạt thì luôn tăng cao. Trước đây những người làm nghề chịu khó, mỗi ngày một người kiếm được 70 đến 100 nghìn đồng. Ít hơn thì khoảng 50 nghìn. “Với số tiền kiếm được ấy, cộng với đi nhặt ve chai, buôn đồng nát thêm thắt tiền lẻ, hoặc giúp việc theo giờ là cũng ổn về chi phí ở thành phố. Đúng là điện thoại thông minh và công nghệ cướp cơm của chúng tôi đấy”, chị Nguyễn Thị Ái, trước đây từng bán báo rong, nay chuyển nghề đánh giày chia sẻ.

Hiện nay, hàng vài trăm người bán báo rong, cả dùng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ trong những ngóc ngách Hà Nội đã mất việc. Hàng trăm quầy báo lớn nhỏ sôi động trên các vỉa hè đường phố cũng đã biến mất. Đến nay số quầy báo “còn sống” ở Hà Nội chỉ còn lại khoảng chục sạp, tập trung ở khu vực đường Giảng Võ, khu 71 Hàng Trống, phố Cửa Nam, Phan Huy Chú… Bà Trần Thị Vĩnh, chủ quầy báo ở vị trí khá đắc địa, là cổng báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm), cho biết: “Từ khi điện thoại thông minh kết nối mạng, giúp cho người ta có thể nắm được thông tin trên toàn cầu là bán báo giảm, khó bán. Ngày trước, nhiều người bán rong mà ế có thể mang đến chỗ tôi gửi, hoặc ra mua lại của tôi với giá buôn rồi mang đi bán rong kiếm lãi, nhưng nay thì chẳng còn được như đó nữa”. Hay như khi hỏi chuyện chị Trần Kiều Oanh, chủ sạp báo Hà Oanh trên đường Phan Huy Chú (sát cổng trụ sở Thông tấn xã Việt Nam), chị cho biết, hiện nay báo giấy hầu như không bán được và chỉ có một số ít tờ thi thoảng có người mua. Tình trạng sụt giảm sức mua đã diễn ra từ lâu, song năm nay còn “thê thảm” hơn nhiều so với mấy năm trước. 

Có người cho rằng, vắng hàng báo rong là Hà Nội mất đi một vẻ đẹp sôi động đan xen những trầm lắng, khá riêng biệt. Tất nhiên, đó là quy luật chung, không gì có thể cưỡng lại được. Người đọc, người bán báo lại chờ mong một kiểu bán báo khác, hiệu quả, phát triển được chiều sâu văn hóa trên mảnh đất Hà Nội nghìn năm.

“Rõ ràng, báo chí truyền thống đang bị teo tóp dần. Điều đó biểu thị rõ nhất là các sạp báo và người bán báo rong dần biến mất. Họ không thể sống được nên phải chuyển nghề. Bạn đọc truyền thống cũng từ bỏ một kiểu đọc truyền thống, một nét văn hóa của người Hà Nội rất nhiều năm. Kể cả việc sưu tầm báo Tết, giờ đây cũng rất ít người làm, dù báo ngày nay in ấn số Đặc biệt dịp Tết rất đẹp.

(Nhà báo Nguyễn Thế Khoa- Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến)

Nguyễn Văn

Tin khác

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghề báo
Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi'

Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi"

(CLO) Ngày 19/4, tại Tòa Nhà Trung Tâm Thông Tấn Quốc Gia, Hội Cựu Chiến binh Thông tấn xã Việt Nam cùng Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt truyền thống mang tên “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi”.

Nghề báo
MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo