Đối thoại Mỹ-Trung: Trung Quốc đánh dấu sự trở lại sau 120 năm ở Alaska

Thứ hai, 22/03/2021 18:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc đàm phán cấp cao Mỹ-Trung diễn ra tại Alaska trong hai ngày 18-19/3 không ra tuyên bố chung, nhưng phát biểu đầy tự tin của ông Dương Khiết Trì cho thấy sự thay đổi cơ bản trong động lực của mối quan hệ Mỹ-Trung, điều mà Trung Quốc đã kiên nhẫn chờ đợi suốt 120 năm qua.

Từ trái qua, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan. Bắc Kinh coi cuộc gặp như một cuộc đối thoại chiến lược nhằm giảm căng thẳng giữa hai nước - Ảnh: AP / Getty Images / Reuters

Từ trái qua, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan. Bắc Kinh coi cuộc gặp như một cuộc đối thoại chiến lược nhằm giảm căng thẳng giữa hai nước - Ảnh: AP / Getty Images / Reuters

Sự tự tin của Trung Quốc

Cảnh nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Dương Khiết Trì liên tục công kích Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ở Anchorage, Alaska, đã được truyền thông Trung Quốc phát đi phát lại nhiều lần trong mấy ngày qua.

"Trung Quốc có nền dân chủ kiểu Trung Quốc", ông Dương Khiết Trì phát biểu đầy mạnh mẽ trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với nhóm quan chức cao cấp của chính quyền Biden. "Nhiều người ở Hoa Kỳ thực sự không mấy tin tưởng vào nền dân chủ của Hoa Kỳ, và họ có nhiều quan điểm khác nhau về chính phủ Hoa Kỳ".

Thông điệp của ông Dương rất rõ ràng: Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo đã thành công trong việc ngăn chặn đại dịch virus Corona. Hệ thống chính trị của Trung Quốc vượt trội hơn so với nền dân chủ kiểu Hoa Kỳ, vốn đã thất bại một cách thảm hại trước phản ứng đại dịch và điêu đứng trước các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở trong nước.

Sau cuộc họp ở Anchorage, tờ Nhân dân hàng ngày đã đăng một bức ảnh ghép của hai bức ảnh trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Hình ảnh trái ngược với việc ký kết Hiệp ước Tân Sửu giữa nhà Thanh và liên minh tám quốc gia vào năm 1901 với cuộc họp Anchorage mới nhất. Nhà Thanh bị buộc phải trả các khoản bồi thường lớn theo hiệp ước dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng của chính quyền phong kiến này. Việc ký kết Hiệp ước Tân Sửu đánh dấu một chương đen tối và nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Giờ đây, Trung Quốc, nơi bị các cường quốc phương Tây khai thác kiệt quệ cách đây 120 năm, đã phục hồi trở lại. Ông Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã đi 6.000 km đến đất Mỹ để chứng tỏ sự trở lại lịch sử, và sân khấu hoàn toàn phù hợp cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản trong năm nay.

Với một Trung Quốc mới tự tin đối mặt với cách tiếp cận mới của Tổng thống Joe Biden đối với chính sách đối ngoại, thế đối đầu giữa hai siêu cường giờ đây đã bước sang một giai đoạn mới. Nó đã phát triển từ một sự cạnh tranh kinh tế thành một sự cạnh tranh bao trùm các quan điểm thế giới rộng lớn hơn.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng gây áp lực buộc Trung Quốc phải nhượng bộ trong thương mại và mua nông sản, đe dọa áp thuế và trừng phạt cao hơn đối với các sản phẩm công nghệ cao. Lúc này, Joe Biden tìm cách dồn ép Trung Quốc bằng cách thành lập một mặt trận thống nhất với các đồng minh cùng chí hướng. Chính quyền Mỹ lên tiếng phản đối Bắc Kinh phân biệt đối xử với người Duy Ngô Nhĩ, phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông và chiến dịch gây áp lực chống lại Đài Loan.

Hoa Kỳ chứng tỏ đã chuẩn bị tỉ mỉ cho cuộc họp quan trọng này. Đầu tiên, Mỹ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Quad trực tuyến, lần đầu tiên quy tụ các nhà lãnh đạo của Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Sau đó, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin bay đến Đông Á để tham dự cuộc gặp “2+2” với những người đồng cấp của họ ở Nhật Bản và Hàn Quốc - cả hai đều là đồng minh quan trọng trong việc chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu khi Trưởng ban đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị lắng nghe tại phiên khai mạc hội đàm song phương tại khách sạn Captain Cook ở Anchorage, Alaska, vào ngày 18 tháng 3 - Ảnh: AP

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu khi Trưởng ban đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị lắng nghe tại phiên khai mạc hội đàm song phương tại khách sạn Captain Cook ở Anchorage, Alaska, vào ngày 18 tháng 3 - Ảnh: AP

Tương lai của mối quan hệ Mỹ-Trung

Anchorage đã được lựa chọn cẩn thận cho vị trí của nó - một trung điểm giữa Washington và Bắc Kinh nhưng là một tiểu bang của Hoa Kỳ.

Sự hồi sinh của cuộc đối đầu Đông-Tây, lâu đời hơn nhiều so với Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô cũ, đang đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với thế giới.

Sự cạnh tranh có thể cản trở sự hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thể làm việc cùng nhau vì lợi ích toàn cầu, chẳng hạn như đánh bại đại dịch COVID-19 và cuộc chiến ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Daniel Russel, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết loại hình hợp tác có chọn lọc giữa hai nước có thể có trong quá khứ đã trở nên khó khăn hơn nhiều. "Trung Quốc mạnh hơn. Trung Quốc tự tin hơn", ông nói. "Trung Quốc đang có một nhà lãnh đạo quyết liệt hơn nhiều. Và Hoa Kỳ ngày nay đang ở một vị thế yếu hơn so với cách đây 5 năm".

Sau cuộc Hội đàm Alaska, không có thông điệp chung nào được đưa ra nhưng nó cũng cho thấy nhiều vấn đề đã được hai bên bộc lộ trong hai ngày đàm phán căng thẳng, quyết liệt và không né tránh.

Cụ thể, những tranh luận mạnh mẽ nói lên rằng, Mỹ sẽ không từ bỏ lập trường cứng rắn với Trung Quốc, nhưng cách tiếp cận linh hoạt, đa phương, toàn diện hơn. Hai bên có thể hợp tác khi cần thiết và cũng có thể đối đầu lúc buộc phải như vậy.

Về phía mình, Trung Quốc khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích cốt lõi của quốc gia, sẵn sàng đáp trả mọi hành động can thiệp vào công việc nội bộ. Các tuyên bố dứt khoát của hai nhà lãnh đạo cao cấp Trung Quốc cho thấy nước này không dễ xuống thang, nhượng bộ hay thỏa hiệp.

Một thông điệp khác từ phía Mỹ là họ coi trọng củng cố các quan hệ và sẵn sàng bảo vệ các đồng minh. Trong khi đó, Trung Quốc cũng tuyên bố chú trọng mở rộng, tăng cường quan hệ với các nước, các đối tác, nhất là Nga và ASEAN.

Hội đàm Alaska được đánh giá và kỳ vọng là cuộc đàm phán rất lớn và quan trọng không chỉ với hai siêu cường hàng đầu mà còn với nhiều nước trên thế giới, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, kết quả đạt được lại không như kỳ vọng.

Như phát biểu của Ủy viên Bộ chính trị Dương Khiết Trì, “khác biệt giữa hai nước là quá lớn”, dẫn đến sự nổi bật của cuộc Hội đàm này chỉ là những cáo buộc, những chỉ trích gay gắt và một bầu không khí căng thẳng, thay vì đưa ra một tuyên bố chung.

Vấn đề lúc này là hai bên vẫn chưa tìm ra một kênh đối thoại chiến lược. Phía Trung Quốc đánh giá từ trước và sau cuộc hội đàm này rằng, đây là một kênh đối thoại song phương quan trọng và cần duy trì thường xuyên. Song, phía Mỹ lại chỉ coi đây là cuộc gặp “một lần”, không khởi đầu cho một cơ chế đối thoại mới.

Cuộc đối thoại trực diện đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc mà “không đạt được gì nhiều”, nhưng ít ra nó có thể xem là một “phép thử” mang tính dò đường, nơi các bên thể hiện quan điểm, để rồi cả hai tính toán mức độ ưu tiên trong chính sách đối ngoại và trong các mối quan hệ quốc của mình.

Sự thật thì dù cả hai bên có cởi mở hơn, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng khó có thể giải quyết được những khác biệt đã trở nên bao trùm trên mọi lĩnh vực, chỉ trong một cuộc gặp gỡ.

Phan Nguyên

Tags:

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế