Đốn hạ mùa hè, ăn chặn xác ve

Chủ nhật, 07/06/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mùa hè năm nay, chặt phượng, đốn hạ cả ký ức lưu luyến thuở ban đầu chưa đủ, người ta đã rạch ngang bầu trời tuổi thơ của các em bằng một vết chém.

2,8 tỷ đồng ngân sách dành cho bữa trưa của trẻ mầm non, học sinh đã bị

2,8 tỷ đồng ngân sách dành cho bữa trưa của trẻ mầm non, học sinh đã bị "ăn chặn" tại Phòng GD&ĐT huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Ảnh: TL

Cuối cùng thì một bộ phim bom tấn có tên “không mùa hè” đã chính thức ra rạp tại…Gia Lai.

Nó đương nhiên không phải là câu chuyện dịch bệnh đã khiến năm học này phải chạy đua với mùa hạ.

Nó đương nhiên không phải câu chuyện học sinh sẽ không còn những kỳ nghỉ lý thú sau một năm học cõng lên mình quá nhiều sứ mệnh của một nền giáo dục lúc nào cũng phải gồng mình mang vác những khẩu hiệu lớn lao.

Nó, chính xác là mùa hè đã bị đốn hạ không thương tiếc như những đóa phượng hồng lã chã rơi xuống sân trường.

Nó chính xác là những bữa trưa của học sinh đã bị cắt xén biến thành những bát cơm chan đầy nước mắt trong tiếng ve thảm thiết giữa mùa hè.

Quá trắng trợn và liều lĩnh, trong vòng 3 năm, từ 2013 – 2015, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Chư Pưh và một số cán bộ thoái hóa, biến chất ở đây đã nhận hơn 2,8 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ ăn trưa cho 3.000 trẻ mầm non và học sinh bán trú. Nhưng rồi họ đã không cấp phát cho các nhà trường mà dùng để chi lương (trên 500 triệu), thuê xe (trên 400 triệu), quà biếu (trên 300 triệu), hơn 230 triệu không có trong dự toán…, số tiền tồn quỹ chỉ còn 55 triệu.

Những vị khách nào đã được Phòng giáo dục & Đào tạo huyện Chư Pưh biếu quà bằng những bữa trưa của trẻ em mầm non bị ăn chặn?

Những thầy cô nào đã nhận tiền lương từ bát cơm… an sinh xã hội của con trẻ?

Họ, nhìn lại hẳn đã rất đau lòng. Bởi có thể vô tình đã cướp đi bát cơm của những phận người gieo neo nơi thôn cùng, bản vắng.

Sở dĩ phải gọi đó là bộ phim, bởi ai có thể tin được giữa cuộc đời thực lại có tới hơn 2,8 tỷ đồng tiền chế độ ăn trưa của trẻ mầm non và học sinh có thể bị ăn chặn một cách trắng trợn đến như thế.

Chỉ có điện ảnh, sân khấu, thậm chí ảo thuật mới có đủ quyền năng để lý giải, hư cấu và hô biến những điều kỳ lạ như thế thành sự thật hiển nhiên giữa cuộc đời.

Những đứa trẻ 2,3,4 tuổi chưa đủ lớn để hiểu người lớn đã đánh cắp tuổi thơ của chúng như thế nào. Nhưng có một sự thật là 3.000 trẻ nhỏ đã không có bữa trưa trong 3 năm liên tiếp. Trong quãng thời gian đó các em đã ăn gì khi mà chính những kẻ… nhân danh giáo dục đã đốn hạ cả mùa hè, ăn cả xác ve?

Luật pháp đã truy cứu những kẻ ăn chặn 2,8 tỷ đồng tiền ăn trưa của trẻ em bằng tội danh: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”. Nhưng luật đời phải sòng phẳng gọi tên những hành vi ấy là ăn bẩn, là tham nhũng niềm tin.

 Ai đó đã nỗ lực để bữa cơm có thịt. Ai đó đã lao rừng, cắm bản để nâng bước trẻ em đến trường. Họ sẽ nghĩ gì khi những kẻ nhân danh giáo dục ở huyện miền núi Chư Pưh, Gia Lai đã ăn chặn hơn 2,8 tỷ đồng tiền ăn trưa của trẻ mầm non và học sinh?

Mùa hạ năm nay, chặt phượng, đốn hạ cả ký ức lưu luyến thuở ban đầu chưa đủ, người ta đã rạch ngang bầu trời tuổi thơ của các em bằng một vết chém.

Như những chú ve con, vừa kịp ngân lên một khúc đã bặt tiếng khi mùa hạ tuổi thơ không còn.

“Bữa trưa vui vẻ” thực ra chỉ là tên một chương trình trên truyền hình, còn ở huyện miền núi Chư Pưh nó là “bữa trưa đen tối”.

Quang Duy

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn