Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank ):

Đồng hành cùng Thủ đô phát triển nền nông nghiệp đô thị bền vững

Thứ năm, 28/11/2019 11:21 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Lĩnh vực nông nghiệp của Hà Nội trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao. Trong quá trình phát triển kinh tế Thủ đô, phát triển nền nông nghiệp đô thị có đóng góp tích cực từ Agribank.

Thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao, tuyên truyền để người tiêu dùng biết và sử dụng các sản phẩm nông nghiệp an toàn.

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Đan Phượng là một trong những huyện điển hình của Thủ đô thực hiện thành công mô hình trồng rau sạch và trồng hoa công nghệ cao… góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, kết quả đến nay toàn huyện đã được công nhận là huyện nông thôn mới. Là ngân hàng thương mại chủ lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank đồng hành cùng Thủ đô đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp bền vững.

ANH 4

Mô hình trồng rau hữu cơ của vợ chồng anh Nguyễn Đăng Quý và chị Đặng Thị Cuối ở xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng) sau hai năm hoạt động đã trở thành mô hình điểm về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Dẫn chúng tôi thăm khu nhà lưới rộng 4.000 m2 với những luống rau xanh, chị Cuối phấn khởi cho biết, tất cả các thiết bị trong nhà lưới và giống rau, củ, quả đều được nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc). Rau được trồng toàn bộ trong nhà màng, có hệ thống phun tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước...

Theo chị Cuối, nhờ có sự hỗ trợ nguồn vốn từ Agribank và áp dụng công nghệ cao trong sản xuất  rau đạt chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Mỗi ngày gia đình chị thu hoạch từ 2 đến 4 tấn rau xanh (giá bán rau dao động từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg). Vào vụ cao điểm, doanh thu lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi ngày. Hiện, giá trị thu nhập bình quân của mô hình này đạt gần 6,6 tỷ đồng/ha/năm. “Rau của gia đình tôi trồng theo mùa, với nhiều giống mới, như su hào hoa, bắp cải tí hon... Trên bao gói sản phẩm có đầy đủ các thông tin cần thiết để người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu”, chị Cuối chia sẻ.

Một trong những mô hình khác được đánh giá cao và có ưu thế vượt trội đó chính là những mô hình tại huyện Đông Anh. Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện khoảng 9.500ha; diện tích gieo trồng hàng năm đạt 17.999ha; Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.441 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 1,5%/năm; Tổng thu nhập bình quân trên 1ha đất nông nghiệp đạt 250 triệu đồng. Trên địa bàn đã hình thành các mô hình trồng trọt, sản xuất rau sạch, an toàn, kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ hiện đại từ nguồn vốn Agribank (Agribank Chi nhánh Đông Anh) tại các xã: Vân Hội, Tiên Dương, Nam Hồng, Bắc Hồng, Cổ Loa…

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Không chỉ là “bệ đỡ” cho các doanh nghiệp, tại Đông Anh, Agribank còn hỗ trợ người dân, hộ gia đình phát triển kinh tế. Nhờ nguồn vốn của Agribank nhiều người đã thành công với nhiều mô hình chăn nuôi đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo, trở thành những tấm gương điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế, góp phần làm đổi mới bộ mặt nông thôn huyện Đông Anh. Tại huyện Đông Anh, có 02 trang trại chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao gồm Trang trại của ông Nguyễn Văn Hiệu (xã Tiên Dương) và hộ chăn nuôi Hoàng Mạnh Ngọc (Xã Liên Hà) được vinh danh trong Hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V. Rất nhiều hộ kinh doanh khác với sự tiếp sức của Agribank đã không ngừng vươn lên trở thành những tấm gương phát triển kinh tế giỏi của huyện, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộ khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo trên mảnh đất Đông Anh.

Hiệu quả kinh tế cao

Hà Nội đã, đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm hướng tới phát triển một nền nông nghiệp đô thị - nông nghiệp bền vững. Nhờ vậy, những năm gần đây, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã tạo được những bước chuyển tích cực, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Thực tế cho thấy, từ chỗ Hà Nội chỉ có chưa đến 10 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và việc ứng dụng công nghệ mới chỉ ở một số khâu, thì trong 5 năm trở lại đây, lĩnh vực này đã có sự phát triển mạnh mẽ. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 123 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, cho giá trị gia tăng lớn. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt chiếm 18%, chăn nuôi 34%, thủy sản 13%, tập trung tại các huyện: Mê Linh (18 mô hình), Gia Lâm (17 mô hình), Thường Tín (14 mô hình), Thanh Oai (9 mô hình), Phúc Thọ (8 mô hình), Đông Anh (8 mô hình), Đan Phượng (8 mô hình)...

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân 3,5 - 4%/năm trở lên, Hà Nội chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu tỷ trọng giá trị sản phẩm lĩnh vực này đạt 25 - 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố.

Bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, thời gian tới, Agribank tiếp tục tập trung nguồn vốn đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu… góp phần cùng Thủ đô Hà Nội đạt được mục tiêu khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thành lập doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ kinh tế hộ với doanh nghiệp, thị trường; Thực hiện đúng định hướng về cho vay, đầu tư vốn, có chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay đối với các đối tượng ưu tiên, các dự án trọng điểm của Thành phố, chú trọng tăng trưởng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Thủ đô, đưa kinh tế Thủ đô nói chung, trong đó có nông nghiệp đô thị có sự phát triển bền vững, bứt phá.

PV

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp