Động lực thúc đẩy chuyến thăm Azerbaijan của Tổng thống Putin

Thứ ba, 20/08/2024 08:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 18-19/8, Tổng thống Nga Putin thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Azerbaijan và hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Ilham Aliyev. Theo Điện Kremlin, chương trình nghị sự tại cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Azerbaijan tập trung thảo luận về việc phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác song phương, cũng như chia sẻ quan điểm về các vấn đề khu vực, quốc tế hiện nay.

Nội dung chương trình nghị sự

Trọng tâm trong chuyến thăm Azerbaijan của Tổng thống Nga Putin là cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Ilham Aliyev. Theo Điện Kremlin, tại cuộc hội đàm, Tổng thống Azerbaijan Aliyev đánh giá cao những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác Azerbaijan-Nga.

Ông Aliyev nhấn mạnh, tương tác giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, năng lượng, giao thông và nhân đạo, đang phát triển mạnh mẽ; đồng thời, khẳng định chuyến thăm Azerbaijan lần này của Tổng thống Nga Putin sẽ tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy tương tác đồng minh giữa hai nước ngày càng đi vào thực chất thời gian tới.

Về phần mình, Tổng thống Nga Putin ghi nhận sự phát triển của Baku, nhất trí cho rằng tuyên bố về tương tác đồng minh được ký vào đầu năm 2022 từng bước được cụ thể hóa và mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ. Ông Putin khẳng định, Nga và Azerbaijan có nhiều lĩnh vực hợp tác chung, bao gồm năng lượng, công nghiệp, vận tải và hậu cần.

“4 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế Azerbaijan là một chỉ số tốt; hơn 1.270 doanh nghiệp làm việc với vốn của Nga ở Azerbaijan. Và tất nhiên, con số sẽ không dừng lại và tiếp tục gia tăng thời gian tới”, ông Putin nói. Theo ông Putin, tổng kim ngạch thương mại hai chiều ở mức 4 tỷ USD hiện nay là con số tốt nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.

dong luc thuc day chuyen tham azerbaijan cua tong thong putin hinh 1

Cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Azerbaijan Aliyev. Ảnh TASS

Cũng tại cuộc hội đàm, Tổng thống Putin lưu ý đến việc giải quyết tình hình ở Nam Kavkaz. Ông Putin nhấn mạnh rằng, Nga có lợi ích cốt lõi ở Nam Kavkaz, và Moscow cam kết nỗ lực nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định tại khu vực này. “Nga sẵn sàng làm tất cả để thúc đẩy thỏa thuận hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia, nhằm giải quyết dứt điểm cuộc tranh chấp biên giới, mở ra sự hợp tác về kinh tế, kết nối giao thông thời gian tới”, ông Putin cam kết.

Người đứng đầu nhà nước Nga cho biết, sau chuyến thăm Azerbaijan, ông sẽ gặp Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và trao đổi về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Azerbaijan. Tổng thống Putin kêu gọi Armenia - Azerbaijan từng bước thu hẹp bất đồng, thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm giải quyết dứt điểm xung đột tại Nagorno-Karabakh.

Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng cảm ơn người đồng cấp Aliyev về sự phát triển của tiếng Nga ở Azerbaijan. Hiện có khoảng 300 trường dạy tiếng Nga ở Azerbaijan và các chi nhánh của một số trường đại học hàng đầu của Nga cũng đang hoạt động ở nước cộng hòa này. Bên cạnh đó, hàng nghìn sinh viên Azerbaijan hiện đang theo học tại các trường đại học ở Liên bang Nga. Người đứng đầu nhà nước Nga bày tỏ sẵn sàng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực này.

Nga muốn củng cố ảnh hưởng ở khu vực Kavkaz chiến lược

Lần gần đây nhất lãnh đạo Azerbaijan và Nga gặp mặt trực tiếp là vào đầu tháng 7 tại Astana bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Azerbaijan là đối tác đối thoại của tổ chức này). Trước đó, Tổng thống Putin đã tiếp người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev vào tháng 4 tại Moscow nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khởi công xây dựng Tuyến chính Baikal-Amur.

Tuy nhiên, chuyến thăm gần nhất trước đây của ông Putin tới Azerbaijan là vào tháng 9/2018. Việc tiến hành chuyến thăm Azerbaijan sau 6 năm cho thấy Điện Kremlin đang nhìn nhận vai trò quan trọng của Azerbaijan, cũng như khu vực Kavkaz, trong bối cảnh khu vực này đang trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt giữa các nước lớn.

Theo giới phân tích chính trị, hợp tác kinh tế - thương mại là động lực chính thúc đẩy chuyến thăm Azerbaijan của Tổng thống Nga Putin. Nga hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Azerbaijan sau Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Vào cuối năm ngoái, kim ngạch thương mại của hai nước lên tới 4,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Azerbaijan sang Nga lên tới 1,2 tỷ USD và nhập khẩu từ Nga - đạt 3,1 tỷ USD. Hoạt động thương mại với Nga chiếm 8,5% kim ngạch ngoại thương của Azerbaijan vào năm 2023.

Trước chuyến thăm, Đại sứ Azerbaijan tại Moscow, Polad Bulbul-oglu, trong cuộc trò chuyện với TASS, nói rằng đất nước của ông quan tâm đến việc gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS). Theo ông Polad Bulbul-oglu, một trong những lợi thế chính với tư cách thành viên BRICS của Azerbaijan là cơ hội đa dạng hóa thương mại bằng cách thâm nhập vào các thị trường mới nổi ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và các nước Á-Âu, có đặc điểm là tốc độ tăng dân số cao và tăng trưởng kinh tế nhanh, năng động. Ngoài ra, một đặc điểm chung dễ nhận thấy ở các thị trường này là rào cản thương mại khá cao. Trong môi trường cạnh tranh kinh tế gay gắt, nền tảng BRICS+ sẽ giúp giảm bớt những rào cản này và mang lại cơ hội tiếp cận ưu đãi cho các nhà sản xuất từ Baku.

Theo Phó Thủ tướng Nga Alexey Overchuk cho biết, giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2024, tỷ trọng tiền tệ quốc gia trong các hoạt động thanh toán chung giữa Nga và Azerbaijan đã vượt quá 73%, trong khi năm ngoái tỷ trọng giữa hai nước là 57,8%. Theo ông Alexey Overchuk, việc tăng cường sử dụng đồng tiền nội địa trong thanh toán với Nga có thể là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy Azerbaijan gia nhập vào BRICS.

Tờ RBC dẫn nhận định của ông Niyazi Niyazov, chuyên gia về vấn đề an ninh - quân sự của các nước Nam Kavkaz cho rằng, thúc đẩy hợp tác năng lượng là một trong những nội dung chính trong chương trình nghị sự. Đặc biệt, lãnh đạo Nga - Azerbaijan tập trung thảo luận về việc sử dụng hệ thống vận chuyển khí đốt của Azerbaijan, hay còn gọi là Hành lang khí đốt phía Nam, để cung cấp khí đốt của Nga cho thị trường quốc tế theo nhiều hướng khác nhau.

Trong bối cảnh trạm trung chuyển khí đốt qua Ukraine gặp khó liên quan đến cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine, Moscow cần có những tuyến đường ống dẫn khí đốt thay thế. Bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga vẫn duy trì quan hệ hợp tác năng lượng chặt chẽ với các nước đồng minh phương Tây của Mỹ, điển hình như Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ hay các quốc gia Nam Âu.

Ngoài ra, mục tiêu khác của Nga là việc thúc đẩy dự án vận tải quốc tế “Bắc - Nam”, kết nối Nga với Iran thông qua lãnh thổ Azerbaijan, cũng như mở lại các cuộc đàm phán cụ thể hóa định dạng “3+3” với sự tham gia của 3 nước ở Nam Kavkaz (gồm Armenia, Azerbaijan và Gruzia) cùng các nước láng giềng - Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran.

Trong khi đó, Stanislav Pritchin, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu hậu Xô Viết thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cho rằng, chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Baku mang thông điệp chính trị quan trọng trong bối cảnh Armenia đang có xu hướng xích lại phương Tây. Ngày 14/3, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan kêu gọi nộp đơn trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

Ông Pashinyan đưa ra tuyên bố trên sau khi Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết “Về quan hệ gần gũi hơn giữa EU và Armenia”, trong đó khẳng định việc nộp đơn trở thành thành viên EU của Armenia có thể tạo bước tiến lớn với quan hệ EU - Armenia. Động thái như được xem là nhằm “mở đường” để Armenia xây dựng lộ trình gia nhập EU.

Theo chuyên gia Stanislav Pritchin, trong bối cảnh như vậy, điều quan trọng là Moscow phải thể hiện sự hiện diện của mình trong khu vực, cũng như duy trì cường độ đối thoại chính trị với các nước cộng hòa Nam Kavkaz. Là khu vực cận biên, Nam Kavkaz giữ vai trò quan trọng trong chiến lược của Nga, là vùng đệm an ninh mà Nga không thể đánh mất. Do đó, chuyến thăm Baku của Tổng thống Putin như một động thái của Moscow nhằm “giữ chân” các đồng minh trước sự lôi kéo của phương Tây.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Giải mã cách lãnh đạo Hamas 'xuất quỷ nhập thần' trước mọi sự truy lùng của Israel

Giải mã cách lãnh đạo Hamas 'xuất quỷ nhập thần' trước mọi sự truy lùng của Israel

(CLO) Lãnh đạo Hamas, Yahya Sinwar, có thể đã chết nếu không có hệ thống liên lạc công nghệ thấp từng được hoàn thiện trong tù giúp bảo vệ ông khỏi mạng lưới tình báo Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel cấp tập điều binh về biên giới Lebanon, cuộc chiến toàn diện sắp xảy ra?

Israel cấp tập điều binh về biên giới Lebanon, cuộc chiến toàn diện sắp xảy ra?

(CLO) Bóng ma của cuộc chiến toàn diện giữa Israel và Hezbollah dường như đang đến gần hơn bao giờ hết. Nhưng liệu hai bên đã sẵn sàng cho cuộc chiến đó?

Tiêu điểm Quốc tế
Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

(CLO) Một tháng rưỡi sau cuộc tấn công vào khu vực Kursk phía tây nước Nga, Ukraine phải đối mặt với quyết định khó khăn về việc nên triển khai lực lượng hạn chế của mình ở đâu. Bởi Nga bắt đầu phản công tại Kursk trong khi vẫn tiến quân mạnh mẽ ở mặt trận phía đông Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

(CLO) Chỉ trong vòng 2 tháng, nước Mỹ đã trải qua 2 sự cố và cả 2 đều nhằm vào ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Vậy liệu vụ ám sát lần này có tạo hiệu ứng tích cực như lần trước và giúp ông Trump chiếm nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng?

Tiêu điểm Quốc tế
Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

(CLO) Hành lang Philadelphi, một dải đất nhiều bụi rậm và cồn cát hẹp ở phía nam Gaza, giáp biên giới với Ai Cập đang nổi lên như trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Israel - Hamas và giải thoát hàng loạt con tin.

Tiêu điểm Quốc tế