Đồng minh lớn nhất của Evergrande cắt lỗ, tháo chạy khỏi "bom nợ" 300 tỷ USD

Thứ sáu, 24/09/2021 10:26 AM - 0 Trả lời

(CLO)Tập đoàn China Estates Holdings, cổ đông lớn thứ hai của China Evergrande đã bán phá giá một phần lớn cổ phiếu của Evergrande khi thua lỗ và báo hiệu khả năng bán toàn bộ cổ phần của mình. Đây từng là đồng minh trung thành nhất của nhà phát triển bất động sản nợ nần nhiều nhất thế giới.

Đồng hành 12 năm cũng tháo chạy, lỗ hơn 10 tỷ HKD

Công ty Chinese Estates lỗ 1,38 tỷ HKD (tương đương 177,2 triệu USD) sau khi bán 108,9 triệu cổ phiếu Evergrande trên thị trường với giá 246,5 triệu HKD, tương đương trung bình 2,26 HKD mỗi cổ phiếu từ ngày 30/8 đến ngày 21/9, hồ sơ của sàn giao dịch chứng khoán thể hiện.

dong minh lon nhat cua evergrande cat lo thao chay khoi bom no 300 ty usd hinh 1

Lưu Loan Hùng, cựu Chủ tịch China Estates Holdings. (Nguồn: Sam Tsang).

Nhà đầu tư trung thành duy nhất của Evergrande - Chinese Estates nắm giữ 751,09 triệu cổ phiếu Evergrande, tương đương 5,66% cổ phần của nhà phát triển BĐS có trụ sở tại Thâm Quyến.

Việc Công ty China Estates do ông trùm Hong Kong Lưu Loan Hùng thành lập bán tháo cắt lỗ và có thể thoát ra khỏi bong bóng nợ 300 tỷ USD của Evergrande là một dấu ấn quan trọng trong mối quan hệ của công ty này với chủ tịch Hứa Gia Ấn của Evergrande, một mối quan hệ kéo dài hơn một thập kỷ. Công ty Chinese Estates đã từng là bên mua hoặc bán của mọi giao dịch tài chính quan trọng của Evergrande kể từ khi nó được niêm yết cách đây 12 năm.

China Estates đã mua 50 triệu USD cổ phiếu của Evergrande khi Chủ tịch Hứa IPO công ty vào năm 2009, đóng vai trò là nhà đầu tư nền tảng duy nhất trong đợt chào bán.

Công ty China Estates, khi đó dưới sự lãnh đạo của con trai cả Lưu Minh Vĩ, đã trả 13,59 tỷ HKD để mua cổ phần tại Evergrande vào năm 2017 và 2018, thu về tổng cộng 860 triệu cổ phiếu Evergrande với giá trung bình 15,80 HKD mỗi cổ phiếu, theo hồ sơ. Giá thanh lý cổ phiếu trung bình trong tháng 8 và tháng này đã giảm 86% so với giá mua trung bình.

Ông Lưu và vợ là Trần Khải Vận là các nhà đầu tư có năng lực cao nhất đang cố gắng tháo chạy khi Evergrande vật lộn với việc tìm kiếm tiền mặt để giải quyết khoản nợ 300 tỷ USD. Công ty đã ngăn chặn một phần tình trạng vỡ nợ khi thương lượng một thỏa thuận "ngoại hối" với các trái chủ để giải quyết khoản thanh toán lãi cho số trái phiếu trong nước trị giá 4 tỷ nhân dân tệ, ước tính lãi vào khoảng 232 triệu nhân dân tệ.

Chinese Estates, công ty sở hữu một số khách sạn, khu bất động sản thương mại và khu dân cư, đã dựa vào các danh mục đầu tư của mình để có thu nhập, ngay cả khi doanh số bán bất động sản giảm, công ty cũng đã nhận 156,5 triệu HKD cổ tức nửa đầu năm từ Evergrande.

Công ty cho biết khoản lỗ từ việc xử lý cổ phiếu Evergrande sẽ lên tới 10,86 tỷ HKD trong năm nay.

Việc thoái vốn cổ phần của Evergrande được thực hiện do “thận trọng và lo ngại về tính thanh khoản”, trong trường hợp “các biện pháp xử lý được cho là đã được Evergrande thực hiện đã không được làm hiệu quả”, Chinese Estates cho biết.

Chính phủ Trung Quốc liệu có cứu?

Cổ phiếu của Evergrande tăng 17,6% lên 2,67 HKD, sau khi tăng tới 32,2% trong giao dịch trong ngày, với viễn cảnh ông chủ họ Hứa có thể thương lượng để thoát khỏi tình trạng vỡ nợ. Giá nhà ở Trung Quốc cũng tăng 5,5% lên 2,30 HKD sau khi tăng 15,1% trong ngày.

Theo asiamarkets.com, Chính phủ Trung Quốc lo lắng về sự sụp đổ của Envergrande khiến người mua nhà Trung Quốc phải gánh nhiều BĐS chưa hoàn thành và có thể sẽ tiến hành tái cơ cấu và quốc hữu hóa tập đoàn này, trích dẫn các nguồn tin nội bộ nắm rõ vấn đề.

Raymond Cheng, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của CGS-CIMB Securities tại Hong Kong và Trung Quốc đại lục cho biết: “Tin tức này nếu đúng thì sẽ rất tích cực vì nó cho thấy chính quyền trung ương nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn cao liên quan đến sự phá sản của Evergrande và cần phải thực hiện các biện pháp ngay lập tức để ngăn chặn tất cả những rủi ro này. Bị kéo xuống trong vài tháng qua, giá cổ phiếu của các công ty quản lý tài sản và bất động sản của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng đáng kể. Chúng tôi kỳ vọng giá cổ phiếu ở cả hai ngành sẽ tăng mạnh trở lại trong thời gian tới”.

Sơn Tùng (Theo SMCP)

Bình Luận

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp