(CLO) Cho rằng Amata Biên Hòa chưa làm tròn trách nhiệm trong việc thực hiện thủ tục xin cấp GCNQSD đối với phần đất mà công ty này đã cho thuê, khiến công ty mình gặp khó khăn do không thể dùng GCN thế chấp ngân hàng để vay vốn, Công ty Tấn Đạt Phát đã gửi đơn cầu cứu các cơ quan chức năng.
Amata Biên Hòa “đánh trống bỏ dùi”?
Phản ánh với báo Nhà báo & Công luận, ông Trần Tấn Phát - Giám đốc Công ty TNHH ô tô Tấn Đạt Phát (Công ty Tấn Đạt Phát) cho biết, vào ngày 07/10/2009, doanh nghiệp ông cùng Công ty Cổ phần Amata Việt Nam (nay là Amata Biên Hòa) ký Hợp đồng giữ chỗ để thuê lại 8.420m2 đất có hạ tầng trong khu thương mại tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Amata làm chủ đầu tư. Đến ngày 29/10/2009, hai bên tiếp tục ký Hợp đồng thuê đất số ACC/TTP001LLA 1009, với tổng số tiền gồm: phí giữ chỗ, phí hỗ trợ đầu tư và phí sử dụng hạ tầng cho toàn thời hạn (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là hơn 92 tỷ đồng. Theo đó, Công ty Tấn Đạt Phát có nghĩa vụ trả tiền một lần cho Amata Biên Hòa đối với số tiền thuê đất trong toàn thời hạn thuê là 50 năm .
Ngày 12/10/2011, Công ty Tấn Đạt Phát đã được cấp GCN QSDĐ cho 8.420m2 đất thuê lại của Amata Biên Hòa, thời hạn sử dụng đến ngày 21/7/2057.
Sau khi Công ty Tấn Đạt Phát vào đầu tư ở khu đất đã thuê của Amata Biên Hòa, đơn vị này đã được Sở Xây dựng Đồng Nai cấp giấy phép xây dựng và đến ngày 11/10/2011 thì Sở TN&MT Đồng Nai cũng đã cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BG788168 cho Công ty Tấn Đạt Phát (thời điểm đó công ty này còn dùng tên gọi cũ là Công ty TNHH Ô tô Tuyết Tấn Phát). Hoàn tất thủ tục, Công ty Tấn Đạt Phát đã đầu tư xây dựng các công trình trên đất bao gồm phòng trưng bày và xưởng sửa chữa ô tô với giá trị hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty Tấn Đạt Phát cũng đã trả 100% giá trị hợp đồng thuê đất cho Amata Biên Hòa, bao gồm thuế và lãi trả chậm, tiền đất thô và các khoản phí… Tổng đầu tư gần 200 tỷ đồng.
Ông Trần Tấn Phát – Giám đốc Công ty Tấn Đạt Phát cho biết, tổng vốn đầu tư vào khu đất mà công ty ông thuê lại từ Amata Biên Hòa là khoảng 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến ngày 8/12/2015, Sở TN&MT Đồng Nai lại ban hành quyết định thu hồi GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn với đất số BG788168, đã cấp cho Công ty Tấn Đạt Phát hồi năm 2011. Lý do thu hồi GCN mà cơ quan thẩm quyền đưa ra là: Công ty Cổ phần Amata Việt Nam thuê đất trả tiền hàng năm thì không được thực hiện quyền cho Công ty TNHH ô tô Tấn Đạt Phát thuê lại đất; đồng thời căn cứ Điều 106 Luật Đất đai 2013, Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014 thì trường hợp nêu trên phải thực hiện thủ tục thu hồi GCN với lý do không đủ điều kiện được cấp GCN.
Ngày 8/12/2015, Sở TN&MT Đồng Nai lại ban hành quyết định thu hồi GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn với đất số BG788168, đã cấp cho Công ty Tấn Đạt Phát hồi năm 2011.
Sau đó, Amata Biên Hòa nộp thuế một lần cho tổng diện tích 8.420m2 (đất mà công ty này đã cho Công ty Tấn Đạt Phát thuê) cho Nhà nước và đã tiến hành ký lại Hợp đồng thuê đất với Công ty Tấn Đạt Phát. Trong đó, Điều 4 của hợp đồng này có nêu rõ: “Bên Cho Thuê (Amata Biên Hòa) đồng ý thực hiện thủ tục xin cấp GCN quyền sử dụng cho Bên Thuê (Công ty Tấn Đạt Phát) trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng”.
Thực hiện điều khoản nêu trong Hợp đồng thuê đất đã ký, phía Amata Biên Hòa đã làm thủ tục xin cấp GCN quyền sử dụng đất cho Công ty Tấn Đạt Phát. Thế nhưng, khi Sở TN&MT Đồng Nai cấp lại GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cơ quan này chỉ cấp nội dung sở hữu tài sản trên thửa đất thuê của Amata Biên Hòa, không chứng nhận quyền sử dụng phần diện tích 8.420 m2 đất mà Công ty Tấn Đạt Phát thuê.
Điều 4 của Hợp đồng thuê đất có nêu rõ: Amata Biên Hòa đồng ý thực hiện thủ tục xin cấp GCN quyền sử dụng Công ty Tấn Đạt Phát trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng.
Sự việc trên khiến Công ty Tấn Đạt Phát rơi vào cảnh khó khăn trăm bề khi bỏ ra hàng trăm tỷ đồng nhưng vẫn không thể có GCN quyền sử dụng đất “đúng nghĩa” để thế chấp ngân hàng, vay vốn làm ăn. Đáng nói, khi gặp “trục trặc” liên quan đến GCN quyền sử dụng đất, Công ty Tấn Phát Đạt lại phải tự mình “chạy đôn chạy đáo” tìm cách tháo gỡ. Chính điều này đã khiến ông Trần Tấn Phát cho rằng phía AMATA Biên Hòa có dấu hiệu “đánh trống bỏ dùi”, không làm tròn các điều khoản nêu trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
“Đại diện Amata cho rằng, Amata đã thực hiện xong nghĩa vụ quy định tại Điều 4 của Hợp đồng nhưng không giải thích được vì sao cái gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Amata đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho Tấn Đạt Phát lại không được ngân hàng chấp nhận thế chấp quyền sử dụng đất và cả tài sản trên đất khi Tấn Đạt Phát đi vay. Do vậy đây là cách Amata đánh tráo khái niệm giữa mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bản chất đích thực của quyền sử dụng đất vì theo quy định tại điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì người có quyền sử dụng đất sẽ có 8 quyền trong đó có quyền thế chấp”, ông Phát nói.
“Cõng đơn” đi cầu cứu khắp nơi
Để tìm cách tháo gỡ khó khăn do gặp “trục trặc” trong việc thuê lại đất từ Amata Biên Hòa gây nên, Công ty Tấn Đạt Phát đã “cõng đơn” đi cầu cứu khắp nơi suốt nhiều năm liền. Theo tìm hiểu, để “gỡ rối” cho Công ty Tấn Đạt Phát, các cơ quan chức năng tại tỉnh Đồng Nai cũng đã có nhiều văn bản liên quan đến việc giải quyết kiến nghị cấp GCN quyền sử dụng đất thuê lại tại khu thương mại Amata, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa.
Trong đó, tại văn bản số 1642/STNMT-CCQLĐĐ (ban hành ngày 30/3/2017) mà Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai gửi đến UBND tỉnh này báo cáo về việc xử lý cấp GCN quyền sử dụng đất của Công ty TNHH Ô tô Tấn Đạt Phát thuê lại đất tại Khu thương mại Amata, có nêu rõ: “Để có cơ sở xử lý đề nghị cấp GCN quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên Môi trường đề nghị: Công ty Cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Ô tô Tấn Đạt Phát (thay cho Hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), trên cơ sở đó Sở Tài nguyên Môi trường tham mưu UBND tỉnh lập thủ tục thu hồi đất đã cho Công ty Cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa thuê và cho Công ty TNHH Ô tô Tấn Đạt Phát thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Ô tô Tấn Đạt Phát”.
Mặt khác, tại cuộc họp do Ban hành động hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Đồng Nai chủ trì với sự tham dự của Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai, Sở KH&ĐT, TN&MT, Xây dựng, Thuế cùng đại diện Amata Biên Hòa và Công ty Tấn Đạt Phát, các bên cũng đã thống nhất theo 2 phương án. Cụ thể: một là Công ty Amata Biên Hòa chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Tấn Đạt Phát hoặc thay đổi nội dung trong giấy phép đầu tư; hai là đề xuất cho Công ty Tấn Đạt Phát được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như các doanh nghiệp đóng tiền thuê đất một lần cho 50 năm.
Phía Amata Biên Hòa cho biết, ngoài tiền thuê đất mà Công ty Tấn Đạt Phát đã trả theo Hợp đồng thuê đất thì Công ty Tấn Đạt Phát phải trả cho Amata Biên Hòa thêm 54 tỷ đồng thì Amata Biên Hòa mới chấp chuyển nhượng một phần dự án cho Công ty Tấn Đạt Phát.
Thế nhưng, khi mọi chuyện tưởng chừng ổn thỏa thì ngày 2/7/2018, phía Amata Biên Hòa bất ngờ gửi văn bản đến Công ty Tấn Đạt Phát, nêu rõ điều kiện tiên quyết để chuyển nhượng là: ngoài tiền thuê đất mà Công ty Tấn Đạt Phát đã trả theo Hợp đồng thuê đất thì Công ty Tấn Đạt Phát phải trả cho Amata Biên Hòa thêm 54 tỷ đồng thì Amata Biên Hòa mới chấp chuyển nhượng một phần dự án cho Công ty Tấn Đạt Phát.
Quá thất vọng với đòi hỏi của Amata Biên Hoà, ông Phát lại phải tiếp tục “cõng đơn” đi kêu cứu cơ quan chức năng và nhiều cơ quan báo chí.
Báo Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.
(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong. Đối tượng sau khi gây tai nạn, điều khiển xe ô tô bỏ chạy và liên tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.