Đồng Tháp – Vị trí vàng vùng đô thị Đồng bằng Sông Cửu Long

Thứ ba, 12/11/2019 10:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Là tỉnh đầu nguồn của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Tháp đang trở thành tâm điểm của giới đầu tư khi bộ mặt đô thị đang từng bước hoàn thiện, nền kinh tế ngày một phát triển.

Kinh tế khởi sắc, hạ tầng đồng bộ

Trong 6 tháng đầu năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 6,11%. Trong đó, các khu vực: nông – lâm – thủy sản; công nghiệp – xây dựng; thương mại – dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ.

Xuất phát điểm là vùng đất nông nghiệp có tổng sản lượng lúa gạo lớn thứ 3 cả nước, Đồng Tháp đã vươn mình, mở rộng phát triển ngoạn mục ở cả lĩnh vực công nghiệp. Tỉnh đã quy hoạch tổng thể 1 khu kinh tế cửa khẩu, diện tích 31.936 ha là khu tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gắn với các cửa khẩu quốc tế. Trong quá trình phát triển, “vùng đất Sen hồng” này cũng hướng tới trở thành trung tâm giao lưu kinh tế giữa các tiểu vùng sông Mê Kông, đặc biệt là cửa ngõ giao thương với Campuchia.

Hoạt động thương mại - dịch vụ của toàn tỉnh tăng khá với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt gần 46.000 tỷ đồng, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2018. Một thành tựu nổi bật khác là du lịch Đồng Tháp tiếp tục tạo được dấu ấn đột phá theo chủ trương phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng.

9 tháng đầu năm 2019, cả số lượng khách và doanh thu của ngành du lịch Đồng Tháp đều đạt kết quả ấn tượng khi thu hút trên 2,8 triệu lượt khách, tăng hơn 12% so với cùng kỳ, trong đó có 70.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu ước đạt 700 tỷ đồng, tăng 18,21% so với cùng kỳ năm 2018.

Không chỉ phát triển về kinh tế, hạ tầng của Đồng Tháp cũng được tập trung đầu tư trọng điểm, nâng cao vị thế của tỉnh trong khu vực. Chỉ trong 2 năm 2018 và 2019, Đồng Tháp đã khánh thành hai dự án lớn là cầu Cao Lãnh tổng vốn 3.000 tỷ đồng (2018) và cầu Vàm Cống quy mô 5.700 tỷ đồng (2019).

Hai cây cầu lớn vượt qua sông Tiền, sông Hậu đã giúp kết nối các tỉnh vùng lõi của Đồng bằng Sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ với TP. HCM, không chỉ giúp kết nối giao thông thuận tiện mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển.

Với những thắng lợi về kinh tế và sự phát triển đồng bộ về hạ tầng, Đồng Tháp đặt ra mục tiêu phát triển hệ thống đô thị đến năm 2030 gồm 32 đô thị trong đó có 2 đô thị loại I là thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc.

Tâm điểm đầu tư miền Tây Nam Bộ

Nhờ tiềm lực hấp dẫn, Đồng Tháp đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư bất động sản và du lịch, nghỉ dưỡng. Một trong những yếu tố tạo nên thành tích này chính là “thương hiệu PCI” mà tỉnh đã xây dựng khi xếp thứ 2 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018; duy trì 11 năm liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chất lượng điều hành kinh tế.

Tiếp nối chuỗi thành công đó, từ đầu năm 2019 đến nay, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 14 dự án với tổng vốn gần 1.400 tỷ đồng. Bộ mặt của vùng đất “Sen hồng” cũng nhờ vậy mà được đổi mới, hoàn thiện hơn. Các tên tuổi lớn trong giới bất động sản đã lần lượt đặt chân đến Đồng Tháp như Vingroup với dự án Trung tâm thương mại Vincom Plaza Cao Lãnh; TNG Holdings Việt Nam và đề xuất đầu tư hai dự án khu dân cư.

Khu đô thị FLC La Vista Sadec hứa hẹn trở thành trung tâm mua sắm, giải trí mới của người dân Tây Nam Bộ.

Khu đô thị FLC La Vista Sadec hứa hẹn trở thành trung tâm mua sắm, giải trí mới của người dân Tây Nam Bộ.

Cuối tháng 7/2019, Tập đoàn FLC cũng đã chính thức khởi công dự án khu đô thị FLC La Vista Sadec quy mô 15 ha tại giữa trung tâm thành phố Sa Đéc. FLC Sa Đéc được định hướng trở thành một khu đô thị đầy đủ tiện ích, là không gian sống tiêu chuẩn cao đồng thời cũng là điểm đến mua sắm, giải trí lý tưởng của người dân cũng như du khách vùng Tây Nam Bộ.

Sự xuất hiện của những dự án bất động sản cao cấp là một trong những động lực thúc đẩy ngành du lịch của Đồng Tháp có nhiều cơ hội tăng tốc trong giai đoạn tới. Bên cạnh các điểm du lịch truyền thống, nhiều sản phẩm du lịch mới gắn với các khu dịch vụ mua sắm đang dần được hình thành, hứa hẹn tạo nên những điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Với những tín hiệu đáng mừng trên, ngành du lịch của tỉnh Đồng Tháp đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ, tạo đà cho nền kinh tế Đồng Tháp tiếp tục khởi sắc hơn nữa trong tương lai.

Để biết thêm thông tin về dự án FLC La Vista Sadec, vui lòng liên hệ Hotline: 0915.638.898

PV

Tin khác

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

(CLO) Mới đây, Savills Châu Á – Thái Bình Dương đã công bố Báo cáo khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do đơn vị này thực hiện. Báo cáo này đã cung cấp những thông tin về hoạt động của thị trường cho thuê tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Châu Á.

Bất động sản
“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

(CLO) Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm thành phố đảo Hoàng Gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi ngành nghề, lĩnh vực.

Bất động sản
Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

(CLO) Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới gần như đã khôi phục về mức trước đại dịch. Riêng tại Việt Nam, thị trường vẫn đang chờ đợi sự trở lại của dòng khách quốc tế, hứa hẹn có sự tăng trưởng trong năm 2024.

Bất động sản
Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

(CLO) Trước khi được chuyển đổi từ condotel thành chung cư, trước khi được phép huy động vốn, Đà Nẵng Times Square của chủ đầu tư ngập nợ Kim Long Nam bị Đầu tư Phương Trang cầm cố ở ngân hàng.

Bất động sản