Nhà báo Nguyễn Thanh Liêm - Tổng Biên tập Báo Điện tử Tổ quốc:

"Dòng thông tin chủ lưu phải đúng đắn, lành mạnh"

Chủ nhật, 19/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhà báo Nguyễn Thanh Liêm - Tổng Biên tập Báo Điện tử Tổ quốc khẳng định như vậy khi trao đổi về giải pháp và trách nhiệm của báo chí trước thực trạng tin giả đang tràn lan thời gian qua. Đây cũng chính là yêu cầu “sống còn” được đặt ra tại các tòa soạn báo.

Tin giả tiếp tục được lan rộng, khoác lên tấm áo “sự thật”

+ Thưa ông, có một thực tế là, khi truyền thông xã hội ngày càng phổ biến, tin giả cũng lan nhanh như cháy rừng. Là người làm báo, ông nhận định như thế nào về thực trạng này?

- Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông và mạng xã hội, tin giả được ví như một “dịch bệnh” đang hoành hành. Tin giả đang lan tràn khắp nơi và đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, ảnh hưởng đến từng cá nhân, từng doanh nghiệp, từng cơ quan tổ chức, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, đến nền kinh tế. Bất cứ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của tin giả. Quan trọng là chúng ta cần phải ý thức rõ thực trạng đó trong lúc tìm mọi cách để ngăn chặn, giải quyết, từ đó có những biện pháp cụ thể nhất cho đến những giải pháp toàn diện.

Nhà báo Nguyễn Thanh Liêm (áo trắng ngoài cùng bên trái )trao đổi với các khách mời trong Tọa đàm trực tuyến.

Nhà báo Nguyễn Thanh Liêm (áo trắng ngoài cùng bên trái )trao đổi với các khách mời trong Tọa đàm trực tuyến.

+ Nhưng nói thật là, hành động like, share nhanh chóng trên mạng xã hội của một bộ phận người dùng, đôi khi khiến nỗ lực “ngăn chặn, giải quyết” vấn nạn tin giả gặp những rào cản rất lớn, thưa ông?

- Quả đúng là vậy. Người dùng mạng ở Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những thông tin vu khống, bịa đặt trên mạng. Nếu người sử dụng mạng xã hội có thái độ chủ động phân biệt tin thật giả thì không sao, nhưng trên thực tế, có một bộ phận người dùng mạng chỉ cần thấy thông tin là chia sẻ và bình luận mà không suy xét kỹ xem nội dung đó có bị xuyên tạc hay vô lý đến mức nào, xâm phạm sự riêng tư của cá nhân ra sao...? Thêm vào đó, mức độ lan tỏa nhanh chóng của thông tin trên mạng xã hội đã tạo sức ép đến các nhà báo, các tòa soạn. Có một thực tế là một bộ phận phóng viên, biên tập viên làm việc thiếu nghiêm túc, dễ dãi, cẩu thả, chạy theo hiệu ứng câu view, chạy theo thông tin trên mạng xã hội mà không thực hiện đúng quy trình tác nghiệp, không đặt “sự thật là nguyên tắc tối thượng” lên cao nhất, từ đó cho đăng, phát những thông tin này khiến tin giả tiếp tục được lan rộng, khoác lên tấm áo “sự thật”, vô hình chung làm cho bạn đọc hoang mang, rối loạn trật tự an ninh xã hội.

Tin giả trong lĩnh vực văn hóa giải trí thường xử lý chậm hơn

+ Tin giả không chỉ liên quan tới lĩnh vực chính trị mà cả kinh doanh, các vấn đề xã hội, văn hóa, giải trí... Bởi vậy, tác hại của nó là không giới hạn và khó đo lường hết. Trong lĩnh vực văn hóa, ông thấy tin giả đang ảnh hưởng ở mức độ nào, thưa ông?

- Như chúng ta nhận thấy thời gian gần đây các thế lực thù địch thường xuyên dùng mạng xã hội, trang tin lề trái tung tin, bịa đặt những thông tin liên quan đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lôi kéo sự tò mò của người dùng mạng vào các clip, thông tin tạo dựng, gây hoang mang, giảm niềm tin của người dân. Vì thế, tin giả gây ảnh hưởng đến cá nhân hay đến cơ quan tổ chức trong bất cứ lĩnh vực nào cũng hết sức nguy hiểm, không riêng gì lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội hay văn hóa, giải trí.

Chống tin giả trong lĩnh vực văn hóa cũng rất quan trọng. Cũng giống như thế giới, ở Việt Nam, tin giả trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là giải trí hiện khá phổ biến. Tình trạng giả mạo trang cá nhân, hình ảnh người nổi tiếng để làm những điều không hay, kinh doanh trục lợi hay phát tán thông tin ảnh hưởng đến uy tín của người bị giả mạo lẫn người bị đặt điều, nói xấu đang gia tăng… Nhiều người nổi tiếng cũng từng là nạn nhân của những tin giả liên quan đến sức khỏe, mạng sống của mình mà sau đó chính khổ chủ cũng không biết vì sao mình lại bị “gán” thông tin khủng khiếp như vậy.

+ Trên thực tế cũng đã có những cá nhân người nổi tiếng từng mạnh mẽ phản bác lại những thông tin sai về cá nhân họ thông qua báo chí, qua trang cá nhân và thậm chí cũng đã mời pháp luật vào cuộc. Hướng xử lý này, theo ông đã thực sự  hiệu quả?

- Trong khi tin giả liên quan đến chính trị - xã hội luôn được cơ quan chức năng xử lý rốt ráo và dứt điểm thì tin giả nhắm tới cá nhân, doanh nghiệp hay trong lĩnh vực văn hóa giải trí thường xử lý chậm hơn. Phải kiểm tra nhiều ngày cơ quan chức năng mới có kết luận trong khi ngay sau khi tin giả bị lan truyền, chưa cần rõ thực hư thế nào, nạn nhân đã phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí trên thế giới đã từng có nghệ sĩ tìm tới cái chết để thoát khỏi sự truy lùng, mạt sát trên mạng xã hội.

Không bị động đuổi theo thông tin giả để giải quyết

+ Có nhận định rằng, một trong những điều báo chí có thể làm trong cuộc chiến “chống tin giả” là nỗ lực cung cấp cho công chúng những thông tin chính thống, đáng tin cậy. Đó phải chăng đang là yêu cầu sống còn hiện nay, thưa tổng biên tập?

- Đúng là trong nỗ lực đẩy lùi tin giả, báo chí cần phải cung cấp cho công chúng những thông tin chính thống, đáng tin cậy. Báo chí phải làm tròn trách nhiệm của mình, đưa tin nhanh và chuẩn xác thì không thể có tin giả, tin giả không còn đất sống. Mỗi thông tin trên mạng xã hội đưa ra rất nhanh, báo chí khó có thể đua về tốc độ. Báo chí không đuổi theo mạng xã hội hay bị động đuổi theo thông tin giả để giải quyết. Báo chí cần phải đi trước một bước. Còn khi mạng xã hội đưa tin giả thì với chức năng của mình, báo chí cần phải phản ứng tức thì, cung cấp thông tin chuẩn xác để dập tắt sự lây lan của tin giả, giúp dư luận hiểu rõ, qua đó mang lại sự bình yên cho xã hội. Xã hội muốn bình yên thì dòng thông tin chủ lưu phải đúng đắn, lành mạnh. Đây cũng chính là yêu cầu “sống còn” được đặt ra tại các tòa soạn Báo. Đưa tin đúng chưa đủ, các PV, BTV còn có nghĩa vụ vạch trần và dập tắt tin giả cũng như tăng thêm lượng thông tin “sạch”, tích cực tới công chúng, hạn chế cơ hội cho những đối tượng lợi dụng sự kém hiểu biết, sự tò mò của cộng đồng... để kích động, trục lợi.

+ Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông!

Thái Bình (Thực hiện)

Tin khác

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

(CLO) Ngày 18/3, Trung tâm Báo chí TP.HCM khai giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức từ ngày 18 đến 25/3. Tham gia tập huấn có 300 học viên là cán bộ các sở ngành, UBND quận huyện, phường xã.

Nghề báo
Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

(CLO) Chiều 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Việt Nam 2024, phiên thảo luận với chủ đề "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" đã được diễn ra.

Nghề báo
Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

(CLO) Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2024, sáng 16/3 đã diễn ra buổi lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày Chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024: 99 chuyện nghề.

Nghề báo
Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

(CLO) Nhận định chưa bao giờ nguồn thu bị tác động mạnh như bây giờ, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng "cơ hội chỉ đến với các bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan đã sẵn sàng và tự tìm đường, lối ra".

Nghề báo
Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

(CLO) Tiếp tục nội dung trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2024, sáng 16/3, phiên thảo luận về “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích” đã được diễn ra.

Nghề báo