Dòng tiền đổ mạnh vào GVR và VHM, sắc xanh vẫn ở lại trên sàn giao dịch chứng khoán

Thứ tư, 01/09/2021 15:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ số Vn-Index tiếp tục duy trì được sắc xanh khi chốt phiên giao dịch hôm nay (1/9). Cổ phiếu GVR và VHM hút mạnh dòng tiền và trở thành trụ lực lớn nhất của thị trường bên sàn HOSE trong phiên đầu tháng 9.

dong tien do manh vao gvr va vhm sac xanh van o lai tren san giao dich chung khoan hinh 1

Chỉ số Vn-Index tiếp tục duy trì được sắc xanh khi chốt phiên giao dịch hôm nay.

Trên sàn HOSE, khởi động phiên làm việc hôm nay, thị trường diễn ra trong trạng thái lình xình, chỉ số Vn-Index liên tục giằng co trong biên độ hẹp. Trước kỳ nghỉ lễ dài 2/9, tâm trạng giới đầu tư dường như trở nên thận trọng và chưa muốn giao dịch nhiều.

Lực cầu diễn ra không quá lớn, nhóm cổ phiếu trụ cột cũng phân hóa mạnh mẽ. Dù vậy, cuối phiên sáng, chỉ số Vn-Index cũng duy trì được đà tăng nhẹ.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá với biên độ hẹp. Ở nhóm các mã tăng, CTG tăng 1,1%; ACB tăng 0,78%; VCB tăng 0,3%... Trong khi đó, các mã EIB, LPB, VIB… lại giảm nhẹ dưới 1%.

Tạm chốt phiên giao dịch sáng trên sàn HOSE, chỉ số Vn-Index tăng 4,76 điểm, tương đương 0,36%, lên mức 1.336,23 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 388 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 13.542,7 tỷ đồng. Toàn thị trường có 190 mã tăng và 186 mã giảm, cùng 53 mã đứng giá.

Bên sàn HNX, diễn biến cũng khá tương đồng với sàn HOSE. Sau nhịp khó khăn đầu phiên, chỉ số HNX-Index đã lấy lại được sắc xanh lúc cuối phiên sáng nhờ sự hỗ trợ của một vài cổ phiếu lớn. Trong đó, THD tăng 0,32%; PHP tăng 5,5%; NVB tăng 0,35%; PVS tăng 1,16%...

Tạm chốt phiên sáng trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng 0,98 điểm, tương đương 0,28%, lên mức 343,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 74 triệu đơn vị, giá trị giao dịch tương đương là 1.353,3 tỷ đồng. Toàn thị trường có 106 mã tăng, 82 mã giảm.

Bước sang đợt làm việc buổi chiều trên sàn HOSE, giao dịch cũng diễn ra khá chậm chạp. Hoạt động bán tháo bắt đầu xuất hiện và tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn. Trong đó, nhóm VN30 cũng bị cuốn vào xu hướng chốt hàng của giới đầu tư, khiến số cổ phiếu giảm chiếm áp đảo với 15 mã và 10 mã tăng. Tuy nhiên, điểm tích cực là biên độ giảm ở mức thấp trên dưới 1% đã giúp thị trường không bị trượt dốc.

Không những vậy, trong phiên làm việc hôm nay, các mã ngành niêm yết hầu hết bị phân hóa mạnh giữ hai chiều tăng và giảm như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản…, với biên độ hẹp trên dưới 1%.

Điển hình, ở nhóm ngân hàng, TCB giảm 0,4%; STB giảm 0,5%; SSB giảm 0,3%; LPB giảm 1,3%; HDB giảm 1,2%; EIB giảm 1,2%; VPB giảm 0,2%; VIB giảm 0,6%... Ở chiều ngược lại, CTG tăng 0,8%; BID tăng 0,1%; TPB tăng 0,3%...

Trong phiên làm việc hôm nay, cổ phiếu GVR và VHM hút mạnh dòng tiền và trở thành trụ lực lớn nhất của thị trường bên sàn HOSE trong phiên đầu tháng 9. Cụ thể, GVR là cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường khi đóng góp 1,43 điểm, khối lượng khớp lệnh đạt 8,42 triệu đơn vị.

Tiếp sau là VHM đóng góp 0,53 điểm, khối lượng khớp lệnh lên đến gần 22 triệu đơn vị; VNM đóng góp 0,39 điểm, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,4 triệu đơn vị; POW đóng góp 0,37 điểm, khối lượng khớp lệnh đạt gần 30 triệu đơn vị; PLX đóng góp 0,37 điểm, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1,3 triệu đơn vị…

Chốt phiên làm việc đầu tiên của tháng 9 trên sàn HOSE, chỉ số VN-INDEX giữ ở mức 1.334,65 điểm, tiếp tục tăng 3,18 điểm, tương đương 0,24%. Khối lượng khớp lệnh đạt 719,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 24.495,514 tỷ đồng. Toàn thị trường có 219 mã tăng giá; 41 mã đứng giá và 173 mã giảm giá.

Trong khi đó, chỉ số VN30 giữ ở mức 1.426,94 điểm, giảm 1,72 điểm, tương đương 0,12%. Khối lượng khớp lệnh đạt 201 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 11.578,871 tỷ đồng. Toàn thị trường có 10 mã tăng giá; 5 mã đứng giá và 15 mã giảm giá.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng duy trì được đà tăng nhẹ cho đến cuối phiên nhờ sự hỗ trợ của một số cổ phiếu lớn như BVS tăng 1,8%; CAP tăng 1,8%; DDG tăng 0,5%; DTD tăng 5%; HUT tăng 2,2%...

PHP là cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số HNX-Index khi đóng góp 0,64 điểm; DTK đóng góp 0,41 điểm; PTI đóng góp 0,21 điểm… Ở chiều ngược lại, SHB lại là cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường khi lấy đi  0,99 điểm, khối lượng khớp lệnh đạt tới gần 13 triệu đơn vị; NVB lấy đi 0,14điểm, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 2,25 triệu đơn vị; HTP lấy đi 0,06 điểm…

Chốt phiên làm việc trên sàn HNX, chỉ số HNX-INDEX giữ ở mức 343,42 điểm, tăng 0,62 điểm, tương đương 0,18%. Khối lượng khớp lệnh đạt 141 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.832,02 tỷ đồng. Toàn thị trường có 147 mã tăng giá; 135 mã đứng giá và 69 mã giảm giá.

Chỉ số HNX30 giữ ở mức 569,2 điểm, giảm nhẹ 0,7 điểm, tương đương 0,12%. Khối lượng giao dịch đạt 54,4 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.480,566 tỷ đồng. Toàn thị trường có 14 mã tăng giá; 6 mã đứng giá và 10 mã giảm giá.

Hạnh Nhi

Bình Luận

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm