Đột phá lớn trong tư duy quản lý hành chính tại Việt Nam

Thứ năm, 09/11/2017 06:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết bãi bỏ nhiều thủ tục liên quan đến hộ khẩu, sổ tạm trú, chứng minh nhân dân là một quyết định có tính chất đột phá, mở ra những hành lang thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng triệu người dân. Bỏ sổ hộ khẩu, để thay việc quản lý con người bằng mã số định danh là bước đi tất yếu trong quá trình đổi mới phương thức quản trị xã hội.

Tháo vòng “kim cô”

Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30/10/2017 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, với việc xóa bỏ nhiều thủ tục liên quan đến hộ khẩu, đã và đang được người dân cả nước hết sức ủng hộ.

Theo đó, về giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an, Nghị quyết, có hiệu lực ngay từ ngày ký, nêu rõ: Chính phủ thông qua phương án của Bộ Công an về việc bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân. Ở nhóm thủ tục đăng ký thường trú sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, các loại giấy tờ về chuyển hộ khẩu, chứng minh mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh đối với trẻ em đăng ký thường trú cũng sẽ được bãi bỏ.

Ngoài ra, các thủ tục cấp mới, cấp đổi và cấp lại giấy chứng minh nhân dân (9 số) đang được thực hiện tại công an cấp tỉnh, cấp huyện cũng sẽ được bãi bỏ. Các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, đăng ký xe, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện… cũng sẽ bỏ việc yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân.

Bên cạnh đó, việc quản lý tạm trú cũng sẽ không còn “sổ tạm trú” mà thay bằng việc cập nhật thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các thủ tục như tách sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, gia hạn tạm trú… cũng được bãi bỏ.

Nghị quyết 112 đã mở ra hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc cư trú, tìm kiếm việc làm, và nhiều nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 112 là phù hợp với các quy định hiện hành, các quyền hiến định của công dân (quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do tìm việc làm…), cũng như thông lệ quốc tế.

Việc thay đổi cách quản lý bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là phương pháp quản lý khoa học, hiện đại.

Với việc ban hành Nghị quyết 112, Chính phủ đã tạo ra một bước ngoặt mới trong việc thay đổi phương thức quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cải cách thủ tục hành chính theo hướng khoa học, hiện đại.

Sổ hộ khẩu, CMND vẫn còn nguyên giá trị sử dụng 

Sáng 7/11, Bộ Công an tổ chức họp báo về việc bỏ các thủ tục về hộ khẩu và chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân. Trung tướng Trần Văn Vệ - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - cho hay việc thông tin bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và CMND từ ngày 30/10/2017 là không chính xác. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và CMND vẫn còn nguyên giá trị sử dụng. 

Tuy nhiên, do công tác quản lý dân cư chủ yếu thực hiện theo hình thức thủ công, do vậy, thông tin về dân cư chủ yếu mới phục vụ cho mục tiêu quản lý của ngành, lĩnh vực, chưa được kết nối, chia sẻ và khai thác để dùng chung. Đồng thời, khi tiến hành giải quyết thủ tục hành chính, công dân cũng phải xuất trình rất nhiều loại giấy tờ để chứng minh nhân thân, gây phiền hà lãng phí. 

Để khắc phục tình trạng trên, Thủ tướng đã giao Bộ Công an xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

Báo Công luận
 
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ra đời làm thay đổi hình thức quản lý dân cư từ thủ công sang điện tử. Qua đó, tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, đơn giản thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. 

“Không có nước nào trên thế giới bỏ quản lý dân cư, kể cả các nước như Anh, Pháp, Mỹ. Thông tin bỏ hộ khẩu, bỏ chứng minh nhân dân là không chính xác”, Trung tướng Trần Văn Vệ khẳng định.

Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, cho biết hiện nay công tác quản lý dân cư ở Việt Nam do nhiều bộ ngành thực hiện. Để đảm bảo quản lý Nhà nước và quyền công dân, các cơ quan nhà nước cấp một loại giấy tờ nên một người có nhiều loại giấy tờ khác nhau.

Sau khi dự án được hoàn thành, hình thức quản lý dân cư sẽ thay đổi từ thủ công sang điện tử.

Thông tin cơ bản về công dân đã được thu thập và quản lý, đầy đủ, chặt chẽ trên hệ thống, trên cơ sở đó, Bộ Công an sẽ đề xuất lộ trình bỏ sổ hộ khẩu, bỏ sổ tạm trú. Việc bỏ sổ hộ khẩu là chủ trương, nhưng phải có lộ trình và không thể bỏ công tác quản lý cư trú, quản lý dân cư. 

 

Báo Công luận
 

Bước đi tất yếu

Bỏ sổ hộ khẩu, để thay việc quản lý con người bằng mã số định danh là một bước đi tất yếu trong quá trình đổi mới phương thức quản trị xã hội, đã bắt nguồn từ một thập kỷ trước. Không còn sổ hộ khẩu, song nếu như vẫn còn đó các quy định nhiêu khê về hành chính, vẫn còn đó một bộ máy coi việc hành dân như một thứ lợi ích, thì ý nghĩa duy nhất chỉ giản đơn là chúng ta bớt đi được một nguy cơ thất lạc giấy tờ.

Bỏ sổ hộ khẩu không có nghĩa là bỏ quản lý nhân khẩu. Bước đi này mang ý nghĩa về công nghệ là chính. Thay vì quản lý người dân bằng một cuốn sổ giấy, thì sau này sẽ là dữ liệu thông tin được số hoá. Công nghệ có thể giúp chúng ta rút ngắn được thời gian tra cứu, kiểm chứng thông tin về con người. Song, điều quan trọng nhất, là sự phiền hà do thái độ cửa quyền, nhũng nhiễu của đội ngũ công vụ hành chính không phụ thuộc cuốn sổ hộ khẩu của chúng ta bằng giấy hay điện tử.

Với quyết định bỏ sổ hộ khẩu như một chủ trương đổi mới phương thức quản lý con người, Chính phủ đã ghi điểm với người dân về mặt tâm lý. Song, để ghi dấu ấn kiến tạo thực sự, thì hành động quan trọng hơn cần phải là những nỗ lực cải thiện chất lượng quản trị, bãi bỏ những quy định hành chính thừa thãi, phức tạp, tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ công.

Người dân mừng rỡ, hoan hỷ vì cuốn sổ hộ khẩu được bỏ đi không phải chỉ vì nó được thay thế bằng một phương thức hiện đại hơn. Bản thân cuốn sổ hộ khẩu không có tội tình gì, tội ở chỗ nó được coi như một công cụ quyền lực để nhũng nhiễu. Vì thế, để người dân thực sự hạnh phúc, điều cần tước bỏ chính là thứ quyền lực lâu nay vẫn nương bóng sổ hộ khẩu.❏

Thay sổ hộ khẩu bằng mã số định danh cá nhân là thay quản lý từ kiểu thủ công bằng cách tiến bộ hơn, tránh phiền hà cho công dân- Thiếu tướng Lương Tam Quang - Chánh Văn phòng Bộ Công an

 

P.V

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn