Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Nhóm chuyên gia Trung Quốc chuẩn bị sang vận hành

Thứ ba, 12/10/2021 13:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ngày 12/10, một nhóm chuyên gia của Trung Quốc chuẩn bị sang Việt Nam để hỗ trợ vận hành khai thác thương mại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Tổng thầu đang huy động lực lượng triển khai

Cụ thể, theo lãnh đạo Bộ GTVT, đến nay, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã làm xong toàn bộ phần xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành thử toàn hệ thống theo tiêu chuẩn vào tháng 12/2020. Bộ này hiện đã hoàn thành công tác nghiệm thu dự án.

du an duong sat cat linh  ha dong nhom chuyen gia trung quoc chuan bi sang van hanh hinh 1

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã quá nhiều lần lỡ hẹn.

Theo Bộ GTVT, dựa vào kết quả nghiệm thu các công trình thành phần, nghiệm thu tổng thể Dự án, Bộ GTVT đã có báo cáo hoàn thành gửi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đề nghị tiến hành kiểm tra và có ý kiến chấp thuận về công tác nghiệm thu dự án.

"Vì dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, bao gồm nhiều chuyên ngành, lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam nên quá trình hoàn thiện thủ tục nghiệm thu bàn giao kéo dài. Hội đồng dự kiến sẽ tổ chức họp để ra thông báo kết quả kiểm tra cuối cùng trong tháng 10 này. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng kiểm tra nhà nước, Bộ GTVT sẽ tiến hành bàn giao dự án cho UBND TP Hà Nội tiếp nhận, vận hành khai thác theo quy định”, lãnh đạo Bộ GTVT cho hay.

Hiện Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đã thống nhất chủ trương về kế hoạch bàn giao, tiếp nhận dự án, bao gồm: Hồ sơ tài liệu; mặt bằng, các mốc chỉ giới; tài sản hình thành sau đầu tư; khoản nợ theo cơ chế tài chính của dự án…

Cũng theo nguồn tin trên, do dự án đã hoàn thành công tác nghiệm thu, đang hoàn thiện công tác kiểm tra của Hội đồng kiểm tra nhà nước nên Tổng thầu đang huy động nhân sự của nhà sản xuất sang Việt Nam để thực hiện công tác bàn giao, bảo hành dự án và đang thực hiện công tác bàn giao cho UBND TP Hà Nội để đưa vào vận hành khai thác.

"Nhóm chuyên gia của Trung Quốc sắp sang Việt Nam hỗ trợ vận hành khai thác thương mại dự án”, đại diện Bộ GTVT cho hay.

Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp nên gây ra khó khăn, kéo dài thời gian huy động nhân sự của Tổng thầu. Hơn nữa, việc đưa các chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam sẽ phải thực hiện công tác cách ly y tế, do vậy cần thời gian tối thiểu khoảng 30 ngày thì các chuyên gia này mới có thể có mặt tại Việt Nam và bắt đầu thực hiện công tác vận hành dự án.

Còn vướng mắc nhiều về tài chính

Đáng chú ý, theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, hiện nay dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn còn một số vướng mắc, chủ yếu của là công tác thanh toán và việc thực hiện ý kiến Kết luận của Kiểm toán Nhà nước.

"Các vướng mắc nêu trên đã ảnh hưởng đến tiến độ công tác nghiệm thu, bàn giao đưa Dự án vào vận hành khai thác", báo cáo nêu.

Năm 2018, dự án được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Sau kiểm toán, Bộ GTVT đã rà soát và xử lý các nội dung liên quan đến công tác quản lý tài chính, kế toán; yêu cầu hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo quy định…

Điều khó khăn là do dự án trên dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam và thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói (EPC), việc thực hiện một số nội dung theo Kết luận của Kiểm toán Nhà nước cũng không đơn giản vìTổng thầu EPC là nhà thầu nước ngoài (được chỉ định trong Hiệp định vay).

Họ cho rằng mình không có nghĩa vụ phải thực hiện các kết luận của Kiểm toán Nhà nước, thiếu hợp tác và từ chối thực hiện, nhất là các nội dung liên quan đến chi phí bổ sung, phát sinh, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dự án, báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh thời gian qua Thủ tướng đã trao đổi, làm việc với lãnh đạo Chính phủ Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GTVT, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng đã làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, với Tham tán thương mại đại sứ quán Trung Quốc, định kỳ hàng tuần làm việc với Tổng thầu nhằm thúc đẩy tiến độ dự án.

Đối với các tồn tại còn lại, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo Bộ GTVT và các đơn vị liên quan tập trung giải quyết dứt điểm.

Hà Yên

Tin khác

Loạt giải pháp hàng không ứng phó với thiếu hụt tàu bay, giá vé tăng cao

Loạt giải pháp hàng không ứng phó với thiếu hụt tàu bay, giá vé tăng cao

(CLO) Nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trước bối cảnh thiếu hụt đội tàu bay, các hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp như kéo dài thời gian khai thác đội tàu bay, tăng cường bay đêm, khai thác tàu bay thân rộng,...

Giao thông
Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn đang được triển khai xây dựng hai trạm dừng nghỉ tạm thời để phục vụ nhu cầu của người dân.

Giao thông
Còn 33 điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

Còn 33 điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

(CLO) Thống kê của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện trên địa bàn Thành phố có tổng số 33 điểm ùn tắc giao thông gồm 22 điểm chuyển tiếp từ năm 2023 và 11 điểm phát sinh.

Giao thông
Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

(CLO) Qua một tháng cao điểm kiểm tra, xử lý xe ba, bốn bánh tự chế, không đảm bảo an toàn, chở hàng hóa cồng kềnh tại Hà Nội; lực lượng chức năng đã xử lý gần 2.000 trường hợp vi phạm và tạm giữ 540 phương tiện các loại.

Giao thông
Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

(CLO) Các hãng hàng không Việt Nam đã có thông báo tăng cường tần suất các chuyến bay đi/đến đến cảng hàng không Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Giao thông