Dự án đường sắt xuyên Á của Trung Quốc “gặp nạn” tại Thái Lan

Thứ hai, 17/01/2022 15:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dự án đường sắt xuyên Á của Trung Quốc đang bị xáo trộn khi việc xây dựng tuyến đường qua Thái Lan bị đình trệ do quá trình hợp tác xây dựng gặp nhiều khúc mắc.

Một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh đối với khu vực châu Á đã thành hiện thực vào tháng 12/2021 khi tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc - Lào chính thức đi vào hoạt động. Bắc Kinh tài trợ 70% cho dự án xây dựng trị giá 6 tỷ USD, một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường.

du an duong sat xuyen a cua trung quoc gap nan tai thai lan hinh 1

Dự án đường sắt xuyên Á của Trung Quốc bị gián đoạn tại Thái Lan. Ảnh: Nikkei Asia.

Dự án đường sắt xuyên Á của Trung Quốc được công bố lần đầu tiên vào năm 2010, và bắt đầu hình thành rõ ràng sau khi Bắc Kinh vào năm 2013 công bố kế hoạch kết nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam với Singapore bằng đường sắt.

Mục đích chính của nước này là tạo ra một tuyến đường vận tải trên đất liền có thể thay thế cho các tuyến vận tải biển đi qua Biển Đông và eo biển Malacca.

Để chiến lược có hiệu quả, Trung Quốc cần Thái Lan hợp tác vì tuyến đường sắt phải đi qua nước này để đến Malaysia và Singapore. Vào năm 2015, Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với Bangkok. Chính phủ Thái Lan vào thời điểm đó cũng tỏ ra rất quan tâm đến dự án.

Theo kế hoạch ban đầu, Trung Quốc muốn xây dựng một tuyến đường sắt dài 608 km nối Bangkok với tỉnh Nong Khai, nằm giáp thủ đô Viêng Chăn của Lào. Tuyến đường phục vụ chở khách và hàng hóa với tốc độ tối đa lên tới 180 km/h.

Cùng với đó, Trung Quốc cam kết cung cấp vốn cho một liên doanh Trung Quốc - Thái Lan mới thành lập để dự kiến hoàn thành tuyến đường vào năm 2020, trước Trung Quốc - Lào.

Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu xây dựng giai đoạn đầu tiên của dự án, các quan chức Thái Lan và các nhà thầu tham gia dự án nói rằng họ rất khó làm việc cùng giám sát viên Trung Quốc, theo nguồn tin.

Ngay khi khởi công xây dựng vào năm 2017, Thái Lan đã thay đổi mạnh mẽ kế hoạch cho dự án.

Cụ thể, nhiều điều khoản từ Trung Quốc trong hợp tác xây dựng dự án đã bị phía Thái Lan bác bỏ vì cho rằng đó là những yêu cầu vô lý như các điều khoản cho vay và yêu cầu sử dụng vật liệu và công nhân Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn có quyền phát triển các khu vực dọc theo tuyến đường sắt.

Những yêu cầu đó đã khiến Bangkok không hài lòng và dự án đã bị cắt giảm khoảng 60% so với kế hoạch ban đầu và cuối cùng trở thành tuyến đường sắt dài 253 km giữa Bangkok và tỉnh Nakhon Ratchasima.

Kế hoạch thành lập liên doanh Trung Quốc – Thái Lan cũng bị loại bỏ vì đã có quyết định cho rằng Thái Lan sẽ chịu hoàn toàn tổng chi phí xây dựng là 170 tỷ baht (5 tỷ USD). Kể từ đó đến nay, dự án được tiến hành với tốc độ cực chậm, chỉ khoảng 4% tuyến đường được hoàn thành trong suốt 4 năm.

Thái Lan không chắc chắn về việc mở rộng tuyến đường sắt cao tốc tới biên giới Lào thông qua một dự án về cơ bản là của Bắc Kinh, đồng thời yêu cầu nước này phải trả tiền lắp đặt hệ thống của Trung Quốc cùng với các khoản chi phí khác. Đặc biệt là trong bối cảnh Thái Lan đã có tuyến đường sắt nối với Lào.

Hương Vũ (Theo Nikkei Asia Review)

Bình Luận

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp