Trai làng cởi trần tranh tài ở sới vật làng Giá
(CLO) Sới vật hội làng Giá năm 2025 là nơi các trai làng tranh đua lành mạnh với tinh thần thượng võ, góp phần tạo không khí vui tươi cho lễ hội.
Theo dõi báo trên:
(congluan.vn) - Dù đã ký giấy chấp thuận tặng căn nhà cho người giữ đất giúp gia đình mình, nhưng sau khi về nhận lại và bán hết phần đất nhờ giữ giúp trước đây thì “chủ nhân” tiếp tục quay lại đòi quyền được nhận bồi thường và tái định cư khi căn nhà đã cho được bồi thường vì nằm trong quy hoạch KĐT mới Thủ Thiêm.
Vì tiền dứt nghĩa
Chuyện đòi lại nhà đã cho tặng xưa nay không phải hiếm. Tuy nhiên, đòi lại nhà từ người giữ bất động sản mà mình đã cho trước đó một thời gian dài, gần chục nămbằng nhiều giấy tờ ngụy tạo để qua mặt cơ quan chức năng thì quả xưa nay hiếm. Và càng khó chấp nhận hơn khi sự “thay lòng đổi dạ” trước sức mạnh đồng tiền đến trơ tráo này lại được bảo vệ bằng những suy diễn khó thuyết phục của nhiều cấp tòa.
[caption id="attachment_18774" align="aligncenter" width="480"]Trước sự thống nhất của các đồng sở hữu theo pháp luật, năm 1999 ba đồng sở hữu là ông Nguyễn Ngọc Xuân cùng bà Nguyễn Thị Mai và ông Nguyễn Ngọc Phe đã ký giấy tặng cho bà Lê Thị Yến căn nhà tại địa chỉ số 422/32A ấp 3, phường An Lợi Đông, quận 2, TP.HCM với điều kiện bà Yến phải trông coi, quản lý toàn bộ đất thuộc số 422/32. Sau một thời gian trông giữ, bà Yến đã bàn giao lại cho bà Mai phần đất thuộc số 422/32 mà trước đó bà đã nhận trông giúp trừ căn nhà số 422/32A đã được cho.
Sau khi nhận lại khu đất này, bà Mai đã sang nhượng lại cho ông Vũ Kim Hưng và không quan tâm, hay có ý kiến gì đến ngôi nhà 422/32A em trai mình đã cho. Thế nhưng đến năm 2004, khi quận 2 công bố quy hoạch xây dưng khu đô thị mới Thủ Thiêm và căn nhà có địa chỉ 422/32A nằm trong khu vực quy hoạch phải giải tỏa. Theo đó, căn nhà được hỗ trợ đền bù, tái định cư cho vợ chồng bà Yến. Đây chính là lý do khiến bà Mai nảy lòng tham, kiện bà Yến để đòi lại căn nhà số 422/32A dù căn nhà số 422/32bis của ông Xuân cho bà Yến đã bị xóa bỏ do ông Xuân trước khi đi khai man là không có tài sản và bà Mai không cư ngụ ở cả 2 căn nhà này. Đó là chưa nói, trước kia cả ba đồng sở hữu căn nhà của bà Yến hiện nay đã tự nguyện cho tặng bà Yến.
Qua xác minh, cụ thể trong bút lục 294 của UBND phường An Lợi Đông về cung cấp thông tin căn nhà 422/32bis cho Tòa án nhân dân TP.HCM ngày 1/9/2006, khu đất này có nguồn gốc từ cha mẹ ông Xuân tự khai phá sử dụng và để lại cho anh em ông Xuân quản lý. Và căn nhà được ông Xuân xây dựng trên phần đất cha mẹ từ thời điểm 1987 đã được chính quyền địa phương xác nhận. Và nhờ vào nguồn gốc này, bà Mai trước đây đã được chia ½ công đất ruộng.
Ngoài ra, theo giấy xác nhận pháp lý 07/UBND-XN ngày 12/1/2001, toàn bộ diện tích căn nhà 422/32A là của cha mẹ ông Xuân để lại cho anh em ông quản lý sử dụng từ trước năm 1975. Đến tháng 4/1987, ông Xuân cho xây cất nhà.
Như vậy phần đất dùng để xây nhà 422/32A là đất do cha mẹ ông Xuân để lại. Và ngày 27/4/1989 ông Xuân xuất cảnh nên giao lại cho em ông Xuân là Nguyễn Ngọc Phe quản lý. Sợ nhà nước đưa căn nhà ông Xuân vào diện quản lý nên ông Phe lấy số nhà 422/32A của mình vào căn nhà ông Xuân để đóng thuế sử dụng. Sau đó ông Xuân, ông Phe cùng bà Mai ký giấy tặng cho bà Yến căn nhà tại địa chỉ số 422/32A ấp 3, phường An Lợi Đông, quận 2, TP.HCM với điều kiện bà Yến phải trông coi quản lý đất, căn nhà số 422/32 và chăm sóc bà Mai. Tuy nhiên vào thời điểm này, điều kiện sinh sống ở đây quá thiếu thốn nên bà Mai không chịu ở. Như vậy bà Mai chỉ là đại diện quản lý căn nhà 422/32. Còn ông Phe là người cho mượn số nhà 422/32A để bà Yến trực tiếp đóng thuế nhà đất vì số nhà cũ của căn nhà ông Xuân vốn đã bị cắt hộ khẩu và xóa số nhà theo các quy định của pháp luật hiện hành lúc bấy giờ khi ông Xuân xuất cảnh.
Khai man chứng cứ?
Sau nhiều năm thực hiện cam kết, trông coi bất động sản cho các đồng sở hữu, theo yêu cầu của ông Xuân và giấy cam kết ngày 29/11/2004, bà Yến đã bàn giao lại toàn bộ phần đất số 422/32 mà đã nhận trông coi trước đây cho bà Mai để bà có thể tiến hành sang nhượng lại cho ông Vũ Kim Hưng. Điều đáng nói là vào thời điểm này, bà Mai vui vẻ và không có bất kỳ tranh chấp nào.
Theo quy định của pháp luật, việc cho tặng được thực hiện bằng văn bảng hoàn tất thì tài sản đã thuộc về người nhận, không thể vô cớ muốn đòi là đòi. Thế nhưng đến khi hay tin quận 2 quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, cụ thể khi chính quyền địa phương chính thức ban hành Quyết định 6875/QĐ-UB của UBND quận 2 về việc giải tỏa, đền bù và hỗ trợ tái định cư cho vợ chồng bà Yến. Vì lòng tham bà Mai đã quay trở lại vô cớ kiện bà Yến để đòi lại căn nhà để tranh quyền nhận tiền đền bù giải tỏa và xuất tái định cư mặc dù không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh.
Có lẻ nhận thấy việc “lôi” bà Yến ra tòa để đòi lại căn nhà đã cho để trả công quản lý trái với đạo lý làm người và pháp luật nên ngày 24/6/2005 bà Mai đã tự nguyện rút đơn khởi kiện?
Đến đây tưởng mọi chuyện đã được ổn thỏa, nào ngờ chỉ hơn nữa năm sau, đến ngày 7/2/2006 lòng tham trong bà Mai lại nổi lên, một lần nữa bà Mai đâm đơn kiện bà Yến về việc “đòi lại nhà cho ở nhờ”.
Và trải qua 5 phiên tòa, bà Mai đã bộc lộ nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật khi tạo dựng nhiều bằng chứng giả nhưng được tòa chấp nhận khiến dư luận nghi nghờ: Có hay không việc mua, bán án trong vụ việc này khi người khởi kiện tạo dựng hàng loạt giấy tờ giả mạo là chứng cứ? Cụ thể, ông Lê Văn Túc đã mất mấy năm trước nhưng vẫn được đưa ra làm chứng, giấy ủy quyền có dấu hiệu giả chữ ký của người ủy quyền và Chủ tịch UBND phường Nguyễn Minh Châu làm chủ tịch năm 2004 nhưng trước đó đã là Chủ tịch khi ký xác thực vào giấy ủy quyền?… Nghiêm trọng hơn, nhiều bút lục không được thực hiện và hoàn toàn không có lời khai của bị đơn nhưng tòa vẫn đưa xét xử.
Theo những thông tin thu thập được, căn nhà 422/32A của bà Yến được ông Xuân xây dựng năm 1987 trên phần đất do cha mẹ để lại cho anh em ông. Khi ông xuất cảnh, căn nhà được giao quyền quản lý cho anh em ông là ông Phe và ông Đột. Bà Mai và ông Xuân nhờ bà Yến trông coi, trực tiếp quản lý phần đất 422/32 sau khi cho bà Yến căn nhà 422/32A mà ông Xuân đã xây trước đây. Thế nhưng sau khi đã lấy lại phần bất động sản nhờ trông coi giúp để bán và hơn 6.000m2 đất nông nghiệp để bà Mai giao cho dự án để nhận tiền bồi thường và căn chung cư tái định cư Thạnh Mỹ Lợi, bà Mai lại đi khởi kiện đòi luôn căn nhà đã cho. Đó là chưa nói, trước đó chính bà Mai cùng ông Xuân và ông Phe đã ký giấy cho tặng nhà cho bà Yến theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trong đơn khởi kiện ngày 7/2/2006, bà Mai cho rằng căn nhà số 422/32bis do bà xây dựng và có nguồn gốc đất từ chú ruột Lê Văn Thiết cho. Tuy nhiên, tại tòa bà không trình được giấy cho tặng từ ông Thiết hay giấy phép xây dựng nhà đứng tên bà và bà Mai cũng không có giấy đăng ký tạm trú. Và đất của ông Thiết có nguồn gốc nhà thờ nên việc ông Thiết cho bà Mai là điều không thể. Ngược lại, chính quyền địa phương lại xác nhận căn nhà được ông Xuân xây dựng trên phần đất cha mẹ từ thời điểm năm 1987.
Được biết, từ năm 1975 bà Mai đã không ở tại căn nhà số 422/32, và từ năm 1996 căn nhà 422/32A đã bỏ hoang cho đến năm 1999 khi được ký giấy cho tặng bà Yến cùng chồng là ông Nguyễn Thanh Truyền và 2 con mới dọn vào ở. Khi mới vào ở căn nhà 422/32A bà Yến đã tiến hành sửa chữa lại căn nhà và đóng thuế nhà đất đầy đủ, sinh sống ổn định từ năm 1999 đến khi có quyết định giải tỏa.
Ngoài ra, tại tòa bà Mai vẫn thừa nhận đã ký cho tặng căn nhà này cho bà Yến. Nhưng lại “đặt điều” rằng bà Yến đã không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc bà theo như thỏa thuận đã ký cho tặng căn nhà 422/32A ngày 25/1/1999. Không chỉ vậy bà Mai còn tố cáo bà Yến liên tục hành hung, đe dọa đuổi bà ra khỏi nhà… nhưng bà Mai không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh cho những gì mình đã nói và chính quyền địa phương cũng không có dữ liệu nào về việc bà Yến ngược đãi, hành hung bà Mai.
Điều mà dư luận nghi ngờ, tại sao khi bà Mai quay về lấy lại phần đất 1.338m2 được nhờ trông coi bán cho vợ chồng Vũ Kim Hưng và Trần Thị Nguyệt để lấy 160 triệu đồng. Giao phần đất ruộng cho dự án để nhận xuất tái định cư và cũng đã nhanh chóng bán ngay sau đó… bà Mai lại không nhắc gì đến căn nhà 422/32A mà bà Yến đang sử dụng, mặc dù việc mua bán 1.338m2 này cũng gặp không ít rắc rối về lối đi với bà Yến. Thế nhưng, khi căn nhà 422/32A nằm trong diện giải tỏa, được hỗ trợ thì bà Mai lại quay về đưa ra nhiều tình tiết ngụy tạo về nguồn gốc căn nhà, với nhiều lý do thiếu căn cứ hòng chiếm đoạt khoản bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước cho bà Yến.
Chỉ riêng từ việc khởi kiện rồi rút đơn về việc “tranh chấp tiền đền bù giải tỏa”, sau đó gần nữa năm lại tiếp tục khởi kiện “đòi nhà cho ở nhờ” phần nào cho thấy sức mạnh của đồng tiền đã khiến bà Mai bội nghĩa, sẳn sàng vi phạm pháp luật để tạo dựng nhiều giấy tờ giả, bước qua dư luận địa phương để dành dựt tiền đền bù từ việc giải tỏa căn nhà đã cho.
Điều đáng nói là trong quá trình khiếu kiện, bà Mai đã ngụy tạo ra hàng loạt giấy tờ liên quan đến căn nhà 422/32A nhằm qua mặt cơ quan chức năng để đòi bồi thường căn nhà 422/32bis. Trong khi thực tế căn nhà số 422/32bis đã bị xóa bỏ cách đây gần 15 năm (27/4/1998), khi chủ sở hữu - ông Xuân xuất cảnh ra nước ngoài. Hiện bà Yến đang sử dụng căn nhà có địa chỉ số 422/32A.
Được biết, trước đây bà Mai cũng từng làm hồ sơ khống để nhận tiền bồi thường nhưng bị UBND phường An Lợi Đông và Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2 phát hiện. Sau đó bà Mai còn kiện UBND quận 2, phải đến khi Tòa và Công an TP.HCM có kết luận về chữ ký trong hồ sơ là giả tạo thì bà Mai mới chịu để yên.
[caption id="attachment_18774" align="aligncenter" width="480"]Thiết nghĩ, việc tranh chấp “đòi nhà cho ở nhờ” và bồi thường hỗ trợ tái định cư là hai vụ việc hoàn toàn khác nhau. Việc bà Yến được tặng từ năm 1999, đã sống ổn định nên việc đền bù hỗ trợ tái định cư cho bà bà Yến là đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật.
Nhóm PVPL
(CLO) Sới vật hội làng Giá năm 2025 là nơi các trai làng tranh đua lành mạnh với tinh thần thượng võ, góp phần tạo không khí vui tươi cho lễ hội.
(CLO) Tối 7/4/2025, câu lạc bộ CAHN có màn lội ngược dòng ngoạn mục đánh bại SHB Đà Nẵng tỷ số 2-1 ở trận đấu muộn nhất vòng 17 LPBank V.League 2024/25, qua đó vươn lên vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng giải đấu với 25 điểm.
(CLO) Chiều 7/4, theo ghi nhận của phóng viên báo Nhà báo và Công luận, trên một số tuyến đường cửa ngõ của Thủ đô, lưu lượng phương tiện trở lại Hà Nội có sự gia tăng nhưng không còn cảnh ùn tắc kéo dài như mọi năm.
(CLO) Một hiện tượng vũ trụ kỳ diệu sắp diễn ra, khi các nhà thiên văn học khắp thế giới đang chờ đợi màn trình diễn ngoạn mục từ T Coronae Borealis – một hệ sao cách Trái đất khoảng 3.000 năm ánh sáng.
(CLO) Hội đàm với Phó Thủ tướng Uzbekistan Jamshid Khodjaev, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai bên cần tiếp tục khai thác tiềm năng và dư địa, nỗ lực đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
(CLO) Ngày 7/4, bên lề Hội nghị Đầu tư thường niên (AIM) lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã tiếp bà Nan Li Collins, Giám đốc Ban Đầu tư và doanh nghiệp, Cơ quan về Phát triển và Thương mại của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) và Tiến sĩ Samir Hamrouni, Giám đốc điều hành Tổ chức các Khu tự do thế giới (World Free Zones Organization - WFZO).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 8/4, TP HCM và khu vực Nam Bộ tiếp tục xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất 35-36 độ, có nơi trên 36 độ. Thời gian nắng nóng trong ngày kéo dài 12–15 giờ, dự báo nắng nóng có khả năng duy trì đến khoảng ngày 10/4.
(CLO) Nga tuyên bố sẵn sàng làm mọi cách có thể để giúp hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran, trong bối cảnh Mỹ gây áp lực buộc Iran phải ký thỏa thuận hạt nhân, nếu không sẽ đối mặt nguy cơ bị tấn công quân sự.
(CLO) Chiều 7/4, theo Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội, trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, an toàn giao thông được bảo đảm, không xảy ra ùn tắc kéo dài.
(CLO) Hội Nhà báo Palestine cho biết số lượng nhân viên truyền thông thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza kể từ tháng 10/2023 đã tăng lên 210 sau vụ giết hại nhà báo Helmi al-Faqawi.
(CLO) Khoảng 17.980 học sinh tại thành phố Duisburg, miền tây nước Đức đã buộc phải nghỉ học vào ngày 7/4 sau khi một loạt thư nặc danh với nội dung đe dọa cực đoan được gửi đến nhiều trường học trong khu vực.
(CLO) Lực lượng chức năng TP. HCM đang trích xuất camera an ninh để xác minh, làm rõ vụ nam thanh niên đập kính xe cứu hộ trên đường Phan Văn Khải.
(CLO) Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước thực trạng người dân và du khách tập trung check-in tại khu vực cà phê đường tàu.
(CLO) Mặc dù chính quyền địa phương đã “tuýt còi”, nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở tháo dỡ công trình sai phạm, tuy nhiên cá nhân này vẫn ngó lơ không thực hiện. Mới đây, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có kế hoạch tổ chức cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công trình sai phạm.
(CLO) Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 175 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ.
(CLO) Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh lên cao tốc 6 làn xe theo hình thức PPP.
(CLO) Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Bình Dương đã phối hợp bắt giữ đối tượng mua bán ma tuý, thu giữ hơn 15,8 kg thuốc lắc.
(CLO) Đối tượng Tô Thị Ty Na được thụ hưởng tiền bảo hiểm khoảng 4,4 tỷ đồng. Số tiền trên được Na dùng để tiêu xài cá nhân.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
Liên quan đến vụ livestream sản phẩm kẹo rau củ Kera, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố một số bị can, trong đó có Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs).
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.