Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh – Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng:

Dự án Luật Biên phòng Việt Nam: Cơ sở pháp lý để Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ

Thứ sáu, 29/05/2020 11:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo dự kiến Dự án Luật Biên phòng Việt Nam sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, đây là cơ sở pháp lý giúp cho các lực lượng nói chung, lực lượng chuyên trách, nòng cốt nói riêng trong công tác bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Liên quan đến cơ sở pháp lý để Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng  Bùi Đức Hạnh – Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi Dự án Luật Biên phòng được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 10.

Thiếu tướng  Bùi Đức Hạnh – Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Thiếu tướng  Bùi Đức Hạnh – Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Tại Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam, Đồng chí đánh giá như thế nào về ý nghĩa, tầm quan trọng của Luật này?

Như chúng ta đã biết, sáng ngày 21/5/2020 tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã trình bày Tờ trình tóm tắt về dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Có thể nói, đây là bước tiến có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định dự án Luật Biên phòng Việt Nam chính thức đã được trình ra Quốc hội để lấy ý kiến tham gia đóng góp của các đại biểu Quốc hội, tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi để Ban Soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Biên phòng Việt Nam trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (dự kiến vào tháng 11/2020).

Thực tế quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh biên giới còn có những hạn chế, bất cập; công tác phối hợp giữa lực lượng nòng cốt, chuyên trách với các bộ, ngành, chính quyền địa phương, với các lực lượng chức năng ở khu vực biên giới, cửa khẩu chưa được chặt chẽ, hiệu quả. Vì vậy, theo đồng chí,dự án Luật Biên phòng Việt Nam cần điều chỉnh và bổ sung những gì để phù hợp với tình hình mới?

Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng ra đời cách đây hơn 20 năm, đến nay nhiều quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế, gây khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh biên giới của Bộ đội Biên phòng, cụ thể:

Chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Hiện nay, hoạt động trên biên giới, khu vực biên giới, cửa khẩu có nhiều lực lượng thuộc các bộ, ngành với nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật chuyên ngành; song việc thực thi nhiệm vụ biên phòng ở một số địa phương, lực lượng, còn những hạn chế, bất cập; đặc biệt là công tác phối hợp giữa lực lượng nòng cốt, chuyên trách với các bộ, ngành, chính quyền địa phương, với các lực lượng chức năng ở khu vực biên giới, cửa khẩu chưa chặt chẽ, hiệu quả...

Việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp thiết; đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới; đồng thời là vấn đề chiến lược của Đảng, Nhà nước trong xây dựng thế trận biên phòng toàn dân và lực lượng nòng cốt, chuyên trách bảo vệ biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Hình bóng người lính Biên phòng từ nơi biên giới, hải đảo xa xôi đến những cánh rừng xanh ngát.

Hình bóng người lính Biên phòng từ nơi biên giới, hải đảo xa xôi đến những cánh rừng xanh ngát.

Để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, đồng thời phù hợp với thực tế, dự án Luật Biên phòng Việt Nam cần điều chỉnh và bổ sung một số vấn đề sau:

Quy định đầy đủ về chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, lực lượng, phối hợp và hợp tác quốc tế; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Luật Biên phòng Việt Nam cần quy định rõ hơn về nhiệm vụ biên phòng tại Điều 4, đó là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, trong đó nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách.

Cùng với đó quy định hình thức và biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới của Bộ đội Biên phòng mà trước đó chưa có văn bản pháp lý nào quy định. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao cho.

Bổ sung, quy định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới Quốc gia của lực lượng Bộ đội Biên phòng.

Đồng chí có thể nói rõ hơn những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề chưa đề cập đến các chủ thể khác trong Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, vì vậy cần thiết phải ban hành Luật Biên phòng Việt Nam?

Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng đến nay nhiều qui định không còn phù hợp, chưa đáp ứng, theo kịp với yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới, được thể hiện như: chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến Bộ đội Biên phòng, chưa đề cập đến các chủ thể khác trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Bên cạnh đó còn một số quy định chưa phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật dẫn đến tình trạng khó theo dõi, thiếu thống nhất, gây khó khăn cho quá trình thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Từ những vấn đề trên, việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp thiết và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Xin cảm ơn đồng chí.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận về Dự án Luật Biên phòng Việt Nam dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo cần quy định rõ hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các hình thức quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia của Bộ đội Biên phòng; vấn đề xây dựng lực lượng chuyên trách, chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại các đồn, chốt, trạm.

Đồng thời cần có chính sách đặc thù về quân hàm của cấp Đồn Biên phòng tương đương với Huyện đội hoặc cấp Trung đoàn; phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp công tác lâu năm cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ở vùng đặc biệt khó khăn. Tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đắc Nguyên

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức