(NB&CL) Không chỉ là vùng đất có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế đối ngoại trên vùng Đông Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng còn tự hào là vùng đất cổ có bề dày văn hóa, lịch sử nghìn năm, nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Từ những lợi thế riêng có ấy, Cao Bằng đang nỗ lực xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu du lịch cho riêng mình, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Mê hoặc một vùng non nước
Không biết tự bao giờ, Cao Bằng- miền đất vùng Đông Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc- đã đi vào tiềm thức nhiều người như một “miền cổ tích” đầy sức hấp dẫn, mê hoặc, luôn khiến người ta phải tò mò và nuôi nỗi khát khao muốn khám phá, tìm hiểu.
Sức hấp dẫn riêng biệt đầu tiên của “miền cổ tích Cao Bằng” ấy là bề dày lịch sử đầy chất cổ xưa của vùng đất này. Nhiều tư liệu đã ghi nhận rằng Cao Bằng là một trong những chiếc nôi của người tiền sử từ hơn 20.000 năm trước, nơi con người cư trú, phát triển liên tục cho đến ngày nay. Ngay từ rất sớm, vào những thập kỷ 20 của thế kỷ trước, các học giả người Pháp như H. Mansuy và M. Colani đã phát hiện và thu thập được một số di tích, di vật khảo cổ ở Quảng Uyên, Sóc Giang, Phiên Lương, Phúc Dương, Đông Khê, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Tà Sa, Bản Giốc…
Truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” (Chín chúa tranh vua) của người Tày Cao Bằng kể về quá trình hình thành nhà nước Nam Cương tại Cao Bằng của Thục Chế và con trai là Thục Phán, người sau này cũng trở thành vua của nhà nước hợp nhất Âu Lạc (thế kỷ III trước Công nguyên) và dời đô xuống Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” kể rằng Cao Bằng có trung tâm là Kinh đô Nam Bình (nay là Cao Bình, xã Hưng Đạo). Đến thế kỷ XVI - XVII, nhà Mạc lên Cao Bằng xây dựng Vương triều Mạc, nơi đây trở thành trung tâm chính trị - văn hóa với chuỗi di tích lịch sử thành nhà Mạc, thành Na Lữ, đền Vua Lê, chùa Đà Quận, đền Kỳ Sầm...
Đến thời kỳ lịch sử hiện đại, năm 1941 - 1945, Cao Bằng vinh dự thay mặt cả nước đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng trong nước.
Cũng bởi bề dày lịch sử, văn hóa ấy mà Cao Bằng là một trong những địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt giá trị. Toàn tỉnh có 214 di tích với 91 di tích đã được xếp hạng, trong đó có: 03 Di tích Quốc gia đặc biệt (Khu di tích Pác Bó, huyện Hà Quảng; Khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình; Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới 1950, huyện Thạch An), 23 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 66 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 01 bảo vật quốc gia là Đôi chuông Chùa Viên Minh Đà Quận, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu khác như: Thành nhà Mạc, thành Na Lữ, đền Vua Lê, chùa Đà Quận, đền Kỳ Sầm...
Không những thế, sức hấp dẫn mê hoặc của Cao Bằng còn được bồi đắp thêm khi vùng đất cổ kính này còn được tạo hóa ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt tác như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao (huyện Trùng Khánh). Đặc biệt thác Bản Giốc được nhiều tạp chí, hãng truyền thông vinh danh là thác lớn thứ 4 thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia; là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á, Tạp chí Touropia (2015) bình chọn là một trong 10 thác nước kỳ vĩ nhất thế giới; Hãng tin Anh Fox News bình chọn là top 7 thác nước hùng vĩ nhất thế giới. Hãng Sputnik Nga ngày 22/3/2017 liệt kê thác Bản Giốc là một trong những thác nước đẹp nhất thế giới. Quần thể hồ Thang Hen với hệ thống hang động ngầm có giá trị quốc tế. Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén (huyện Nguyên Bình) với đặc trưng rừng rêu và đa dạng sinh học: trên 90 loài thực vật và 58 loài động vật quý hiếm. Tiềm năng về du lịch khám phá hang động của tỉnh Cao Bằng rất lớn. Đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã thống kê được có trên 30 hang, động đẹp có tiềm năng khai thác phục vụ du lịch trong đó phải kể đến là động Dơi (huyện Hạ Lang), động Ngườm Pục (huyện Thạch An), hang Ghị Rằng (huyện Trà Lĩnh); động Bó Ngẳm (huyện Thông Nông)...
Không chỉ có nhiều thắng cảnh đẹp hùng vĩ, kỳ thú, thơ mộng, miền Non nước Cao Bằng còn có địa chất, địa mạo đa dạng, phong phú. Chính vì lẽ đó, từ năm 2015 - 2018, tỉnh Cao Bằng nỗ lực xây dựng hồ sơ CVĐC Non nước Cao Bằng và được Hội đồng chấp hành UNESCO xem xét công nhận danh hiệu CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng vào tháng 4/2018. Đây là dấu mốc quan trọng mà thế giới và trong nước công nhận, tôn vinh các giá trị di sản địa chất, văn hóa, lịch sử Cao Bằng, mở ra cơ hội mới đánh thức miền Non nước Cao Bằng.
“Miền cổ tích” Cao Bằng còn trở nên huyền hoặc, hấp dẫn hơn nữa khi trên mỗi vùng đất Cao Bằng đều đã hình thành nên kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú, độc đáo, đa dạng và mang đậm triết lý nhân sinh cao đẹp. Quá trình quần cư sinh sống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ, Kinh, Hoa... đã khiến Cao Bằng trở thành nơi “hội tụ tinh hoa” của nhiều lễ hội đặc sắc, đa dạng như: Lễ Thuổm Cuổn (lễ cấp sắc) của dân tộc Sán Chỉ; Lễ hội chùa Sùng Phúc (huyện Hạ Lang); Lễ hội đền Kỳ Sầm (Thành phố Cao Bằng). Đặc biệt Nghi lễ Then của người Tày Cao Bằng và Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc điểm khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp còn giúp cho Cao Bằng tạo ra sản phẩm đặc sản nổi tiếng, kết hợp với những đặc trưng văn hóa ẩm thực độc đáo như: Miến dong Phia Đén (Nguyên Bình), quả Lê và sản phẩm thạch đen (Thạch An), hạt Dẻ và thạch trắng (Trùng Khánh), bánh Khẩu Sli Nà Giàng (Hà Quảng); bánh cuốn, phở chua, bánh coóng phù, bánh khảo, áp chao, vịt quay, trà Giảo cổ lam, Hà thủ ô đỏ... Lê Đông Khê lọt vào Top 50 trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2012. Bánh coóng phù Cao Bằng lọt vào Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam năm 2015.
Thành công ấn tượng từ chiến lược phát triển đột phá
Sở hữu vẻ đẹp mê hoặc nhưng “cô gái đẹp” Cao Bằng từ lâu cũng đã nhận thức rõ được rằng sức hấp dẫn mà mình tạo dựng được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đang có. Từ thực tế đó, Cao Bằng chủ trương phải tạo ra được những chiến lược mang tính đột phá để phát triển du lịch Cao Bằng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng tháng 12/2018 cũng đã yêu cầu Cao Bằng tập trung đột phá phát triển 3 thế mạnh, trong đó có du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Từ chủ trương nhất quán ấy, từ năm 2015 đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh, các cấp, ngành, địa phương của Cao Bằng đã tập trung gỡ nút khó khăn nhất của tỉnh, tạo điều kiện cho phát triển du lịch Cao Bằng trên từng lĩnh vực cụ thể.
Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Cao Bằng đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình số 10-CTr/TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về Phát triển Du lịch giai đoạn 2016 – 2020 cùng các văn bản khác về du lịch. Tham mưu xây dựng các Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Kế hoạch phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng đến năm 2020; Kế hoạch trồng cây xanh, cây cảnh và hoa tại các khu, điểm du lịch đến năm 2020; Tham mưu Ban chỉ đạo trong 6 Chương trình trọng tâm của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 về du lịch: Chương trình phát triển kinh tế đối ngoại giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình định hướng và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã năm 2018 trong lĩnh vực VHTTDL.
Tích cực triển khai Đề án thành lập xây dựng và phát triển CVĐC toàn cầu tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2020, nhất là hoàn thành xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận CVĐC Non nước Cao Bằng là CVĐC toàn cầu sớm hơn kế hoạch và được Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua nghị quyết công nhân là CVĐC toàn cầu vào ngày 12/4/2018.
Bên cạnh đó, Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh các nội dung liên quan “Hội nghị Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2018; Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; Công bố Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng biên giới 1950 huyện Thạch An là di tích quốc gia đặc biệt gắn với Chương trình du lịch qua những miền di sản Việt Bắc”; có sự tham gia của 6 tỉnh Việt Bắc.
Triển khai các nhiệm vụ triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - thác Đức Thiên (Trung Quốc): Chủ trì xây dựng Đề án Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí danh lam thắng cảnh theo Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam)- thác Đức Thiên (Trung Quốc); xây dựng Quy chế Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc tỉnh Cao Bằng; xây dựng nội dung quảng bá du lịch thác Bản Giốc và các khu vực lân cận (nội dung các bài thuyết minh, tờ rơi, ấn phẩm, clip quảng bá)... Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trong việc tham mưu thành lập Ban quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc; Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và các ngành, đơn vị liên quan xây dựng Dự thảo Đề án “Cơ chế chính sách đặc thù phát triển khu du lịch thác Bản Giốc”…
Công tác tuyên truyền, hợp tác, xúc tiến quảng bá du lịch cũng được quan tâm, chú trọng: Xây dựng các nội dung định hướng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc CVĐC Non nước Cao Bằng đạt danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO; Phối hợp Tổng cục Du lịch, Vụ Hợp tác Quốc tế khảo sát sản phẩm du lịch biên giới Việt - Trung và tổ chức Tọa đàm “Phát triển sản phẩm du lịch biên giới Việt - Trung” tại Cao Bằng; tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền và nâng cao nhận thức về du lịch và CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đến cơ sở; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong du lịch tại trang web: caobangtourism.com.vn. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tài liệu sử dụng tuyên truyền CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh...
Những năm qua, trên cơ sở nguồn vốn của Trung ương, tỉnh huy động gần 2.000 tỷ đồng đầu tư cải tạo, nâng cấp trên 450 km đường cấp huyện, xã và trên 700 km đường thôn xóm... 100% tuyến đường đến các điểm du lịch của tỉnh được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo giao thông thông suốt. Đầu tư xây dựng hoàn thiện thêm kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất đưa Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu du lịch Thác Bản Giốc trở thành điểm du lịch cấp Quốc gia, xây dựng thành phố Cao Bằng trở thành trung tâm dịch vụ du lịch là cầu nối gắn kết các khu, điểm du lịch cấp Quốc gia. Kết nối các tuyến đường Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng (Phục Hòa) với các cửa khẩu huyện Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hạ Lang và cặp chợ biên giới giao thương với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để hợp tác xuất nhập khẩu hàng hóa, du lịch, phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh cũng khuyến khích doanh nghiệp, hộ cá nhân đầu tư vào dịch vụ lưu trú. Nhờ vậy, hiện toàn tỉnh có 230 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng, trong đó, 75 cơ sở đạt 1 - 2 sao, 6 homestay, 142 nhà nghỉ với 2.893 phòng, 4.711 giường…
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc phục vụ cho giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa tiêu biểu, khác lạ để thu hút du khách được đẩy mạnh thực hiện. Đến nay, đã sưu tầm trên 15.900 đơn vị hiện vật văn hóa; phục dựng lại nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, như: Lễ hội Pháo hoa, Lễ hội Nàng Hai, Lễ hội Lồng tồng, lễ hội Thanh Minh, Lễ hội chọi bò (Bảo Lâm, Hà Quảng, Thông Nông); Lễ hội về nguồn Pác Bó; Lễ hội thác Bản Giốc; Chợ tình phong lưu (Bảo Lạc)... Nghệ thuật hát Then - đàn tính, hát Sli, Lượn, Dá Hai, Hà lều… được nhân rộng trong hơn 700 đội văn nghệ quần chúng; dàn dựng nhiều chương trình nghệ thuật đi biểu diễn tầm quốc gia và quốc tế để quảng bá hình ảnh, ấn tượng nghệ thuật đặc sắc của Cao Bằng với khách du lịch, bạn bè quốc tế.
Những giải pháp mang tính đồng bộ ấy đã mang lại những thành công hết sức ấn tượng cho du lịch Cao Bằng. Năm 2018 vừa qua, tăng trưởng du lịch đạt 42%, đạt 233% kế hoạch giao; Tổng thu: 363,3 tỷ đồng, tăng 92% so với năm 2017. Tổng lượt khách đến Cao Bằng đạt 1.231.200 lượt, tăng 29,2% so với năm 2017, trong đó: khách quốc tế 113.245 lượt, tăng 90% so với năm 2017; khách nội địa 1.117.955 lượt, tăng 25% so với năm 2017.
Đổi mới tư duy, đưa du lịch Cao Bằng trở thành thương hiệu mạnh
Từ những thành công ấn tượng ấy, Cao Bằng đang đề ra mục tiêu đến năm 2020 đón 1,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó: 1,4 triệu lượt khách nội địa, 200 nghìn lượt khách quốc tế; Tổng thu du lịch 900 tỷ đồng; Thu nhập xã hội từ du lịch 1.980 tỷ đồng; Tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động trực tiếp và 13.000 lao động gián tiếp ngành du lịch. Tỷ trọng GDP du lịch đạt trên 3%... Đến năm 2030, ngành du lịch cơ bản là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, ngành du lịch Cao Bằng cũng hiểu rằng để những mục tiêu ấy trở thành hiện thực, phải khắc phục được những tồn tại đang có như; công tác quản lý chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng cao; sản phẩm du lịch chưa thực sự khác biệt; nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng, hạn chế về ngoại ngữ, tin học, khả năng ứng xử, kỹ năng mềm....
Muốn làm được điều đó, trước hết là việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy của cộng đồng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Kế nữa là việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư du lịch, tăng cường hợp tác công - tư theo hướng bền vững, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Xây dựng ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, du lịch cộng đồng.
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đa dạng sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, tăng cường liên kết vùng để phát triển du lịch cũng sẽ tiếp tục phải được chú trọng. Trong đó, quan trọng nhất là việc xây dựng và phát triển thương hiệu Du lịch Cao Bằng có uy tín trong nước và quốc tế, tạo dựng hình ảnh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày một nâng cao, như một điểm đến “an toàn, thân thiện và hiếu khách”; Từng bước chuyên nghiệp hóa, đổi mới cách thức, nội dung và ứng dụng hiệu quả công nghệ 4.0 trong công tác xúc tiến, quảng bá, du lịch; Chủ động liên kết và hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong khu vực, trong nước, để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Một “đầu việc” không thể bỏ qua là xây dựng Kế hoạch Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng đến năm 2020; Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Du lịch tỉnh Cao Bằng đảm bảo cầu nối giữa các doanh nghiệp du lịch với các cơ quan quản lý nhà nước...
Trên hết, và cốt lõi nhất cho phát triển, tạo sức bật cho du lịch Cao Bằng là phải xây dựng thương hiệu du lịch Cao Bằng với những đặc trưng riêng biệt, dựa trên tiềm năng là nền tảng các giá trị di sản địa chất, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa lịch sử riêng có Non nước Cao Bằng, tạo nên ưu thế khác biệt để liên kết phát triển hợp tác du lịch.
“Xây dựng thương hiệu du lịch Cao Bằng bền vững cần có một quá trình và sự kết hợp các giá trị di sản và các sản phẩm du lịch. Do đó, cần huy động sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các địa phương, doanh nghiệp và sự tham gia của chính người dân. Xây dựng thành công thương hiệu du lịch Cao Bằng sẽ tạo sự thu hút, ấn tượng, cảm xúc sâu sắc trong lòng du khách về một vùng đất cổ nơi địa đầu Tổ quốc; là cơ sở quan trọng đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng khá trong tổng thu nhập xã hội, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Chương trình phát triển du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đưa Cao Bằng trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực phía Bắc và cả nước, có sức cạnh tranh cao; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường”- Lời khẳng định của ông Sầm Việt An - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch - cũng chính là hướng đi chủ đạo của ngành du lịch Cao Bằng trong những năm tới.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Sáng 22/11, TP Hải Phòng phối hợp Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số TP Hải Phòng năm 2024, với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
(CLO) Xã Hưng Đạo (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) đang ‘thay da đổi thịt’ từng ngày và tới đây sẽ vinh dự đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Để có được thành tích này, chính quyền địa phương đã luôn quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là sự tận tâm của các doanh nghiệp trong thi công hạ tầng cơ sở, sự đồng thuận của nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Bước sang năm 2024, tình hình biên mậu tại các cửa khẩu của TP. Móng Cái có bước phục hồi, tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp.
(CLO) Ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.