Ra mắt xe máy điện Honda đầu tiên tại Việt Nam, giá bán từ 26,9 triệu đồng
(CLO) Honda Việt Nam chính thức ra mắt mẫu xe máy điện đầu tiên ICON e: với mức giá bán lẻ đề xuất từ 26,9 triệu đồng không bao gồm pin.
Theo dõi báo trên:
Được coi là mắt xích quan trọng hàng đầu của ngành du lịch, doanh nghiệp lữ hành đang được kỳ vọng sẽ phát huy vai trò dẫn dắt, khôi phục thị trường du lịch. Đại dịch Covid-19 đang buộc các doanh nghiệp lữ hành phải tái cấu trúc chính mình.
Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, du lịch Việt Nam năm 2020 đã giảm gần 80% lượng khách quốc tế, 50% khách nội địa, 90% khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài; doanh thu giảm gần 60% so với năm 2019. Trong số các doanh nghiệp du lịch chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, khối lữ hành chịu thiệt hại khá nặng nề, bởi đây là đơn vị trung gian, thực hiện các dịch vụ cho du khách. Nhiều đơn vị lữ hành phải đóng cửa, dừng hoạt động; không ít đơn vị phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng khối lữ hành cũng đóng góp quan trọng trong việc thực hiện các chương trình kích cầu du lịch, khôi phục thị trường. Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình đánh giá, ngay khi Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát động chương trình kích cầu du lịch, đã có hàng trăm doanh nghiệp lữ hành đăng ký tham gia. “Sự chủ động của các doanh nghiệp lữ hành tạo cho xã hội cảm nhận về sức sống mãnh liệt của ngành du lịch”, ông Vũ Thế Bình nói.
Nhìn lại hiệu quả một năm thực hiện việc liên minh, liên kết trong việc khôi phục thị trường, Giám đốc Công ty Du lịch Flamingo Redtours Nguyễn Công Hoan cho rằng, dù đạt được những kết quả đáng kể trong việc kích cầu thị trường, song hoạt động liên kết của các đơn vị lữ hành vẫn chủ yếu tập trung ở các đơn vị lữ hành lớn và các hãng hàng không; chương trình kích cầu du lịch diễn ra trong thời gian ngắn, nên chưa tạo được sức hút. Bên cạnh đó, các đơn vị doanh nghiệp và điểm đến chưa có tiếng nói chung, dẫn đến hoạt động kích cầu chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Nhìn nhận vấn đề này, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cho rằng, khó khăn của hoạt động lữ hành trong năm qua, đó là các đơn vị phải thích ứng với việc xuất hiện những hình thức, xu hướng du lịch mới, như: Du lịch gần nhà, du lịch từng phần, nhỏ lẻ thay vì theo tour truyền thống. Điều này đòi hỏi các đơn vị phải đổi mới hình thức quản lý, kinh doanh để phát triển doanh nghiệp bền vững.
“Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên vùng, liên ngành mang tính xã hội hóa cao. Do vậy, liên kết là nguyên lý cơ bản để phát triển du lịch bởi mỗi địa phương không thể đơn thương độc mã để phát triển, không đủ tiềm lực tạo ra hiệu ứng mạnh cho các chiến dịch quảng bá ở quy mô rộng cũng như doanh nghiệp lữ hành không thể xây dựng sản phẩm du lịch hoàn chỉnh nếu thiếu phương tiện vận chuyển, thiếu các nhà cung cấp dịch vụ tại điểm đến như nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan…”.
Tổng Giám đốc Flamingo Redtours, Trưởng ban truyền thông Hiệp hội Lữ hành Việt Nam - ông Nguyễn Công Hoan khẳng định như vậy tại diễn đàn lữ hành toàn quốc 2021: “Lữ hành Việt Nam - Giải pháp khôi phục và phát triển” vừa diễn ra ngày 12/1, tại Cát Bà, Hải Phòng.
Chính thức hoạt động được 9 năm, Liên minh kích cầu du lịch Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò bằng hàng loạt các chương trình kích cầu lớn. Năm 2013, lần đầu tiên người ta chứng kiến cảnh khách hàng xếp hàng dài, chen lấn để săn tour khuyến mại với giá chưa từng có với mức giảm tới 50-60% so với thông thường đến các điểm hot nhất như: Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang…
Liên tiếp các năm sau đó, kích cầu mở rộng ra cả về quy mô, điểm đến, không chỉ dừng ở tour trong nước mà còn vươn ra các tour quốc tế tới Nhật Bản, Hàn Quốc… Doanh thu, số lượng khách tăng trưởng vượt bậc, nhiều sản phẩm ít ai biết đến nhờ kích cầu đã trở thành một xu thế, điểm đến hấp dẫn là minh chứng rõ nét cho những thành công mà liên minh đã làm được.
Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng liên minh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Lực lượng nòng cốt tham gia Liên minh tập trung chủ yếu vào các công ty lữ hành và hàng không mà chưa có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý điểm đến, nhà cung cấp dịch vụ tại địa phương như nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan… trong khi họ là đơn vị thụ hưởng nhiều nhất từ kết quả của việc kích cầu.
Bên cạnh đó, thời gian kích cầu ngắn, số dịch vụ theo giá kích cầu hạn chế hoặc kèm theo điều kiện ngặt nghèo; xuất hiện tình trạng phá cam kết của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như liên minh cạnh tranh với nhau thậm chí cạnh tranh trong chính các đơn vị trong liên minh; có sự lệch pha trong hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu giữa các bên…
“Năm 2021 xác định vẫn là năm khó khăn của ngành du lịch thì vai trò của liên minh, liên kết cần phải đi vào chiều sâu, thực chất hơn nữa. Muốn như vậy, theo tôi cần khắc phục triệt để những hạn chế trên bằng các giải pháp cụ thể”, ông Nguyễn Công Hoan chia sẻ.
Các chuyên gia của ngành du lịch cho rằng hoạt động kích cầu cần bảo đảm thời gian đủ dài và quy mô đủ lớn, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, bổ sung thêm những giá trị mới nhằm kích thích nhu cầu ngoài yếu tố giảm giá là thực sự cần thiết.
“Chúng ta cần xác định du lịch trong nước là chiếc phao cứu sinh của ngành du lịch nói chung và lữ hành nói riêng trong năm 2021. Khi "miếng bánh" chỉ gói gọn trong thị trường nội địa, du khách sẽ khắt khe hơn, đòi hỏi cao hơn về sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ. Giảm giá không còn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu mà quan trọng hơn là sản phẩm cần có tính cá biệt hóa cao, đem lại nhiều giá trị, trải nghiệm thú vị từ đó kích thích nhu cầu du lịch của khách hàng. Bên cạnh đó, cần làm mới các điểm đến cũ, bổ sung thêm những dịch vụ gia tăng để thu hút khách chi tiêu quay trở lại nhiều lần”, ông Hoan nhấn mạnh.
Theo ông Hoan, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên, từ cơ quan quản lý tại địa phương, cơ sở cung cấp dịch vụ tại điểm đến, phương tiện vận chuyển cho đến công ty lữ hành, cơ quan thông tấn báo chí.
Mỗi đơn vị đều giữ những vai trò khác nhau, trong đó công ty lữ hành sẽ là trung tâm của sự liên kết vì hơn ai hết họ là người hiểu tâm lý khách hàng, hiểu thị trường nhất, là trung gian liên kết các nhà cung cấp dịch vụ cũng như chia sẻ quyền lợi giữa các bên liên quan.
Năm 2020, đa số các doanh nghiệp lữ hành giảm quy mô hoạt động, nhiều đơn vị tạm thời dừng hoạt động hoặc đóng cửa và xu hướng này có thể nối sang năm 2021. Trong bối cảnh đó, phương châm “linh hoạt, thích ứng và hiệu quả” được áp dụng triệt để nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp, giữ nguồn nhân lực và tìm giải pháp.
Ông Phùng Quang Thắng – Giám đốc Công ty Hanoitourist cho rằng, doanh nghiệp du lịch cần chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững để ứng phó tốt hơn với các rủi ro hiện tại và trong tương lai.
“Nhân lực của các doanh nghiệp sẽ được nâng cao nhận thức về du lịch bền vững, cả về phát triển và khác biệt hóa sản phẩm du lịch, marketing, vận hành và quản trị doanh nghiệp du lịch bền vững… Quản trị doanh nghiệp bền vững sẽ giúp cho các doanh nghiệp lữ hành nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, dự đoán và đối phó với rủi ro, thách thức trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp” – ông Phùng Quang Thắng cho biết.
Quan trọng hơn, các doanh nghiệp cần hướng đến chuyển đổi số. Theo Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng, các doanh nghiệp du lịch không thể bỏ qua việc chuyển đổi số, đây là yếu tố tiên quyết cho sự khôi phục và tái cấu trúc. Việc này giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân lực, tiếp cận nhanh và khai thác tốt nhóm nhỏ, khách lẻ - nhóm du lịch chính trong giai đoạn tới.
Ông Phùng Quang Thắng nhận định, chuyển đổi số sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, chuỗi giá trị và hệ sinh thái của doanh nghiệp; từ đó giúp doanh nghiệp lữ hành giao tiếp hiệu quả hơn với khách du lịch, tạo thuận lợi trong tổ chức hoạt động tiếp thị và nâng cao trải nghiệm của du khách.
Chia sẻ về áp dụng chuyển đổi số vào kinh doanh du lịch, ông Nguyễn Đức Anh - Giám đốc Công ty VPlus cho biết: Covid-19 đã khiến hoạt động du lịch MICE, tổ chức sự kiện bị ngưng trệ và công ty buộc phải nghiên cứu sản phẩm mới. Nhờ ứng dụng công nghệ, Công ty đã xây dựng nền tảng Vticket để khách hàng dễ dàng đặt dịch vụ du lịch như vận chuyển, điểm đến, cơ sở lưu trú… Ngoài ra, Công ty đã xây dựng mô hình giải chạy trực tuyến cho cộng đồng, kết hợp thể thao với du lịch và xúc tiến điểm đến. Mỗi giải chạy sẽ gắn với một điểm đến du lịch, người tham gia sẽ tự thực hiện chặng đua. Ứng dụng sẽ tự động cập nhật kết quả của người chạy lên hệ thống sau đó đánh giá, xếp hạng và trao giải.
Theo các chuyên gia, để làm được việc đó doanh nghiệp cần tập trung vào 4 giải pháp: phát triển du lịch bền vững; tăng cường vai trò của doanh nghiệp lữ hành trong phát triển du lịch cộng đồng; chuyển đổi số trong lữ hành; cơ cấu lại thị trường, sản phẩm du lịch và xúc tiến.
Trước cơn “bão Covid” hoành hành toàn cầu và những hậu quả nặng nề mà nó để lại, những người cầm trịch của ngành nhận ra chỉ có phát triển bền vững mới có thể cứu được du lịch. Và cũng chỉ phát triển theo hướng đó mới có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng, đòi hỏi ngày càng cao của du khách đồng thời phù hợp với xu thế phát triển du lịch trên thế giới.
Do đó, đại diện nhiều đơn vị lữ hành cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ quyết định và buộc họ nếu muốn tồn tại lâu dài cần chuyển mình với công nghệ đổi số phù hợp và hiệu quả. Bởi chuyển đổi sẽ làm thay đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, chuỗi giá trị cũng như hệ sinh thái giá trị doanh nghiệp.
Dù dịch bệnh là điều không ai mong muốn nhưng tranh thủ lúc này, khi nền du lịch thế giới đang buộc phải chững lại vì Covid-19 cũng chính là cơ hội để Việt Nam kiện toàn và đổi mới lại phương thức quản lý và kinh doanh, để rồi có thể phát triển bền vững trong giai đoạn mới với nhu cầu cao hơn của du khách. Bởi du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu, lập kế hoạch chuyến đã trở thành niềm vui, niềm hứng thú; đi để biết cái mới, tăng thêm niềm hạnh phúc, cải thiện sức khỏe và năng lượng… của tất cả mọi người.
Khánh An
(CLO) Honda Việt Nam chính thức ra mắt mẫu xe máy điện đầu tiên ICON e: với mức giá bán lẻ đề xuất từ 26,9 triệu đồng không bao gồm pin.
(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25; dự đoán tỉ số HAGL vs Bình Dương cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Dự báo thời tiết ngày 4/4, miền Bắc nắng ráo trước khi chuyển mưa do tác động của đợt không khí lạnh tăng cường yếu, lệch đông.
(CLO) Chỉ trong 4 năm, ắc quy có thể suy giảm nghiêm trọng, khiến xe khó khởi động - đâu là giải pháp?
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Để có tiền tiều xài, Nguyễn Hoàng Kiều đã nhận bán ma túy thuê cho một đối tượng không rõ nhân thân, lai lịch với giá là 15 triệu đồng/tháng. Kiều bị bắt quả tang khi đem ma túy về dấu tại phòng trọ.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Nhận định U17 Việt Nam đấu U17 Úc, 22h ngày 4/4 tại VCK U17 châu Á 2025; dự đoán tỉ số U17 Việt Nam đấu U17 Úc cùng các chuyên gia phân tích.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.