Du lịch Việt và khát vọng vươn lên sau đại dịch Covid-19

Chủ nhật, 31/05/2020 12:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng Cục du lịch, các doanh nghiệp,...đã và đang khẩn trương thực hiện các giải pháp để vực dậy “Ngành công nghiệp không khói” của Việt Nam.

Ngành du lịch Việt Nam tái khởi động lại sau đại dịch Covd-19 với nhiều tín hiệu tích cực. Ảnh minh họa

Ngành du lịch Việt Nam tái khởi động lại sau đại dịch Covd-19 với nhiều tín hiệu tích cực. Ảnh minh họa

Ngành du lịch “điêu đứng” vì đại dịch Covid-19

Thông tin từ Tổng Cục du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đánh giá, đại dịch Covid -19 đã gây thiệt hại nặng nề đối với  “Ngành công nghiệp không khói” của Việt Nam.

Số lượng Khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I năm 2020 đạt 3.686.779 lượt khách, giảm 18,1%; khách nội địa đạt 13 triệu lượt, giảm 48% so với cùng kỳ năm 2019. Theo báo cáo nhanh của một số doanh nghiệp lữ hành, ước tính có khoảng 1,7 triệu khách quốc tế huỷ Tour đến Việt Nam, tập trung chính vào các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, châu Âu. Số lượng doanh nghiệp lữ hành tạm dừng hoạt động lên tới 80 doanh nghiệp.

Bên cạnh đó đã có khoảng 95 - 98% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trên cả nước đã dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh. Các doanh nghiệp lớn vốn tư nhân chỉ bố trí khoảng 30% nhân sự trực tại công ty, nhân viên được cho nghỉ không hưởng lương hoặc giảm đến 80% lương, đến khi hết dịch Covid-19 sẽ đi làm lại. 

Doanh nghiệp có vốn nhà nước cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Số doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là 80 doanh nghiệp, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ (296%), số doanh nghiệp xin cấp mới giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế giảm 48% so với cùng kỳ.

Trong quý I/2020, ước tính công suất phòng trung bình của các cơ sở lưu trú tại Việt Nam chỉ khoảng 20%, giảm mạnh so với công suất trung bình của năm 2019 (52%). Đặc biệt, trong tháng 3, các điểm vui chơi giải trí bị đóng cửa hết nên công suất phòng của cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam chỉ ở mức dưới 10%. Đến tháng 4/2020, ước tính có khoảng 90% cơ sở lưu trú phải tạm dừng hoạt động.

Tổng thu du lịch đạt 143.600 tỷ đồng (khoảng 6,1 tỷ USD) trong quý I/2020, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019. Theo báo cáo của một số doanh nghiệp lữ hành, du lịch về số lượng khách quốc tế đón trong Quý I/2020 đã sụt giảm nghiêm trọng.

Cụ thể Vietravel đón 104.709 lượt khách (giảm 37%), Saigontourist đón 25.135 lượt khách (giảm 85%), Vitour 10.500 lượt khách (giảm 85%), Benthanhtourist 4.962 lượt khách (giảm ) 87,9%,...

Ngày 16/5 vừa qua, tại Hội nghị “Thời điểm vàng khám phá vẻ đẹp Việt Nam” Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết, từ tháng 3/2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã hạn chế các đường bay quốc tế, khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Việc tạm ngừng các hoạt động du lịch không chỉ tác động nặng nề tới người lao động trong ngành du lịch mà còn ở tất cả các ngành. Trước bối cảnh dịch bệnh dần được kiểm soát, đất nước dần trở lại bình thường, Tổng cục Du lịch nhận thấy đây là thời điểm vàng để “phá băng”. Việc kích cầu hiện nay giúp các doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn.

Các đơn vị đẩy mạnh giảm giá, khuyến mãi kích cầu thị trường du lịch Việt Nam thu hút khách hàng

Các đơn vị đẩy mạnh giảm giá, khuyến mãi kích cầu thị trường du lịch Việt Nam thu hút khách hàng

Ngành du lịch tập trung nguồn lực, vực dậy thị trường sau đại dịch

Nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện để người dân du lịch tới các vùng miền trong cả nước cùng với đó triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; trong bối cảnh Việt Nam cơ bản đẩy lùi được dịch bệnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xây dựng Kế hoạch phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, Chiến dịch truyền thông “Việt Nam - điểm đến an toàn và hấp dẫn” và hàng loạt các hoạt động quảng bá, xúc tiến thu hút khách quốc tế,...

Đặc biệt là Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” với mục tiêu hướng tới quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch hấp dẫn. Các địa phương mở cửa lại du lịch, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Giới thiệu các gói sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng với giá hợp lý kèm theo những ưu đãi và cam kết của các nhà cung cấp dịch vụ theo chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần.

Tại Hội nghị trực tuyến “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Viettravel Nguyễn Quốc Kỳ cho biết, chưa bao giờ, ngành du lịch gặp phải khó khăn như thời điểm này.

Tuy nhiên bên cạnh khó khăn, vẫn còn cơ hội cho ngành du lịch phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới khi Việt Nam được coi là điểm sáng phòng chống dịch Covid-19.

Để khởi động lại thị trường du lịch trong nước, Công ty Vietravel đã tung ra gói kích cầu giảm giá lên đến 60%. Nếu như trước đây, yếu tố chất lượng, khuyến mại, giảm giá được đặt lên hàng đầu thì nay yếu tố an toàn là điều quan trọng nhất.

Tất cả các khâu từ khi đặt tour, lên xe, đến điểm tham quan, vui chơi, nhà hàng, lưu trú…là một vòng tròn khép kín với mục tiêu đặt ra là kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn và đem lại sự an tâm cho khách hàng của Vietravel.

Bên cạnh loại hình tour trọn gói, Vietravel đã tung ra thị trường dịch vụ Free & Easy - du lịch tự chọn để đáp ứng những đa dạng nhu cầu của khách hàng. Điển hình như Tour Phú Quốc (3 ngày) lưu trú Resort, khách sạn từ 3* - 5* có giá 3 triệu 590 ngàn đồng, về miền Tây “trốn nóng” giá chỉ từ 299 ngàn đồng, chùm Tour du lịch trở lại miền Đông có giá chỉ từ 599 ngàn đồng,...

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, Phó Giám đốc Công ty du lịch Khát Vọng Việt Nguyễn Đình Quý chia sẻ, đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại lớn với ngành du lịch của Việt Nam nói chung và cá nhân đơn vị nói riêng.

Ước tính trong quý I/2020, doanh thu cũng như lượng khách hàng của đơn vị sụt giảm từ 85-90%. Đặc biệt khi Hà Nội xuất hiện trường hợp bệnh nhân số 17 mắc Covid-19, nhiều Tour du lịch của công ty đã phải hủy bỏ.

Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, Công ty du lịch Khát Vọng Việt vẫn cố gắng duy trì hoạt động không cắt giảm nhân sự. Toàn bộ công nhân viên được làm việc Online tại nhà, tối ưu hóa hình ảnh, đẩy mạnh tuyên truyền.... để có thể hoạt động bình thường trở lại ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.

Hiện đơn vị đã triển khai nhiều gói du lịch trọn gói và đơn lẻ, ưu đãi để kích thích cầu du lịch nội địa, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một số Tour du lịch trong nước nổi bật đã được đăng tải trên Website của công ty như: Du lịch Phú Quốc 3 ngày 2 đêm siêu tiết kiệm có giá 1 triệu 790 ngàn đồng, Du lịch SAPA - Lào Cai 3 ngày 4 đêm có giá 1 triệu 990 ngàn đồng, Du lịch biển Nha Trang 3 ngày 2 đêm 2 triệu 150 ngàn đồng, Du lịch Hạ Long - Yên Từ 2 ngày 1 đêm có giá 1 triệu 650 ngàn đồng,...

Việc trì trệ trong hoạt động du lịch do ảnh hưởng của Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp, người lao động của ngành mà còn tác động gián tiếp tới các ngành nghề, lĩnh vực khác liên quan.

Với những chính sách kích cầu, các biện pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước và sự chung tay đồng lòng của các doanh nghiệp, đơn vị liên quan hy vọng vực dậy “Ngành công nghiệp không khói” của Việt Nam đang ở trước mắt.

Thế Anh

Tin khác

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp
VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp