Dự thảo thông tư Made in Vietnam: Có tạo đường thông cho doanh nghiệp?

Thứ năm, 03/10/2019 09:35 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dự thảo Thông tư Made in Vietnam được kỳ vọng sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh đang có nhiều loại sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về Việt Nam lắp ghép, gia công nhưng lại ghi nhãn là hàng “Made in Vietnam”.

Là một trong những văn bản quy phạm pháp luật nhận được sự quan tâm rất lớn kể từ khi mới được xây dựng, dự thảo Thông tư Made in Vietnam được kỳ vọng sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp (DN) và hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh đang có nhiều loại sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về Việt Nam lắp ghép, gia công nhưng lại ghi nhãn là hàng “Made in Vietnam”. Tuy nhiên, khi được chính thức đưa ra lấy ý kiến, dự thảo thông tư này đang khiến nhiều DN băn khoăn.

Băn khoăn tỷ lệ giá trị gia tăng 30%

Một trong những quy định quan trọng được các DN đặc biệt quan tâm tại dự thảo Thông tư là quy định hàng hóa có hàm lượng giá trị gia tăng tại Việt Nam từ 30% trở lên sẽ được coi là hàng hóa Việt Nam.

Là một trong những ngành hàng lớn và có tác động của Việt Nam, ông Trần Quang Trung - Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, mặt hàng sữa bột trẻ em có đặc thù phải nhập khẩu nhiều loại vitamin, khoáng chất từ nước ngoài về, phối trộn để tạo ra sữa dinh dưỡng. Thậm chí nhiều DN phải đầu tư trang trại bò sữa từ nước ngoài rồi nhập khẩu nguyên liệu về Việt Nam để sản xuất, bởi Việt Nam không có lợi thế về cánh đồng cỏ lớn như Lào, Campuchia… Về Việt Nam, chi phí bỏ ra cho việc sử dụng chất xám để nghiên cứu, tạo ra sản phẩm sữa cuối cùng thì rất lớn. Tuy nhiên, chi phí từ chất xám là loại chi phí khó hạch toán. Vậy nếu sản phẩm sữa đó không đạt tỷ lệ giá trị gia tăng 30% như quy định tại Thông tư có được coi là xuất xứ Việt Nam không? Nếu không, ghi nhãn như thế nào cho hợp lý?

10-thp-2

Bà Bùi Thị Thùy Dương - chuyên viên nhãn hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết thêm, khoản 5, điều 10 dự thảo Thông tư nêu rõ, hàng hóa được coi là không có xuất xứ Việt Nam nếu trải qua quá trình gia công đơn giản cuối cùng, như phối trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại. Tuy nhiên rất nhiều loại hàng hóa dù chỉ phối trộn với một loại phụ gia cũng có thể khiến thay đổi tính chất, chất lượng hàng hóa và dễ dẫn đến chuyện nhập nhèm khi DN muốn giả mạo xuất xứ hàng hóa.

Cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra sâu rộng trên thế giới sẽ dễ dẫn đến nguy cơ hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam, lợi dụng xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi, bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc ban hành một Thông tư quy định rõ thế nào là hàng hóa Việt Nam được cộng đồng DN rất hoan nghênh. Nhưng điều quan trọng là văn bản đó phải rõ ràng và mang lại lợi ích thực tế, không chồng chéo và thêm khó khăn cho DN.

“Dự thảo Thông tư Made in Vietnam được cộng đồng DN rất quan tâm, song khi ban hành lại gây nhiều băn khoăn vì sự “dẫn chiếu vòng”. Cụ thể, ở phần 10 của điều 3 có nói đến khái niệm hàng hóa “xuất xứ Việt Nam” là hàng hóa Việt Nam theo quy định tại thông tư này. Vậy có được hiểu ngược lại, hàng hóa Việt Nam là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam hay không? Nếu không muốn ghi nhãn là hàng hóa Việt Nam thì có được thay bằng hàng hóa xuất xứ Việt Nam hay không?”, bà Hương nêu vấn đề.

201908010934CH80

Quá nhiều rắc rối để tuân thủ

Bên cạnh đó, Khoản 2 điều 4 dự thảo Thông tư nói rằng tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn và chỉ sử dụng một trong các cụm từ sau đây để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam: Sản phẩm của Việt Nam hoặc sản phẩm Việt Nam; Hàng hóa của Việt Nam hoặc hàng hóa Việt Nam hoặc hàng Việt Nam; Sản xuất tại Việt Nam hoặc Việt Nam sản xuất; Chế tạo tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tạo; Chế tác tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tác. Quy định quá rộng như vậy là rất khó cho các nhà sản xuất.

Nhìn vào cách ghi này, doanh nghiệp chắc chắn không khỏi hoang mang khi không rõ dùng cụm từ nào để ghi lên sản phẩm của mình, nhất là khi cũng chưa có hướng dẫn thế nào là hàng hóa chế tạo tại Việt Nam, chế tác tại Việt Nam.

Nếu doanh nghiệp không chắc ghi như thế nào cho đúng, muốn có một cơ quan nhà nước đứng ra xác nhận thì liên hệ ở đâu? Đó là câu hỏi chính đáng chứa đựng nỗi lo của không ít doanh nghiệp được đặt ra.

Vụ thị trường trong nước, hay Tổng cục Quản lý thị trường của Bộ Công Thương hay là đơn vị nào, dự thảo Thông tư cũng chưa làm rõ được.

Không giải quyết được việc này, Thông tư này sẽ khiến doanh nghiệp lạc vào “rừng quy định”, bế tắc không có lối ra. “Ghi theo sự hiểu biết của doanh nghiệp” như cách đại diện Bộ Công Thương trả lời doanh nghiệp không khác gì đánh đố. Đại diện Asanzo chẳng phải đã nói ghi theo cách hiểu tốt nhất của doanh nghiệp đó sao.

Một điều đáng lo ngại hơn cả là chi phí tuân thủ. Thông tư này nếu ban hành sẽ tác động đến hàng trăm nghìn doanh nghiệp. Dù hiện nay doanh nghiệp vẫn phải ghi nhãn hàng hóa thể hiện nội dung xuất xứ theo quy định tại Nghị định 43, nhưng Thông tư này ra đời với những cụm từ mới như kể trên sẽ khiến doanh nghiệp phải mất thêm chi phí tuân thủ. Nhất là với doanh nghiệp hiện vừa có hàng xuất khẩu, vừa có hàng tiêu thụ nội địa, có thể họ sẽ phải làm thêm một công việc nữa là phân loại hàng tiêu thụ nội địa riêng để ghi thêm cụm từ “Sản phẩm của Việt Nam”, hay “Hàng hóa của Việt Nam”,  “Sản xuất tại Việt Nam”… nếu muốn đưa hàng ra lưu thông ngoài thị trường.

Xét cho cùng, ý nghĩa, mục đích của việc ban hành Thông tư này là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu không giải quyết được những băn khoăn kể trên, thì Thông tư này rất khó thực hiện được chức năng phân xử về “xuất xứ hàng hóa” để tiêu thụ nội địa, và vì thế nó chỉ tạo thêm rào cản cho doanh nghiệp mà thôi.

Đó là chưa kể “cái giá phải trả” khi doanh nghiệp không dám đầu tư nhà máy. Bởi những quy định chưa rõ ràng rất khó để doanh nghiệp biết sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu “sản phẩm sản xuất ở Việt Nam” hay không.

5-thang-dau-nam-ca-nuoc-xuat-khau-dat-hon-101-ty-usd

Linh hoạt theo tiêu chuẩn quốc tế

Là một chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, nhiều năm làm cho hãng xe danh tiếng tại Đức, ông Nguyễn Minh Đồng cho biết “made in Germany” hay “made in Japan”… đã là thương hiệu, tạo được uy tín trên toàn thế giới từ lâu vì những nước này có khoa học kỹ thuật phát triển ở trình độ cao. Thế nhưng xu thế hiện nay là chuỗi sản xuất toàn cầu, chiếc ô tô mang thương hiệu Đức nhưng nhiều bộ phận, giá trị tạo ra lại từ nhiều nước châu Âu, từ Nga hoặc từ các nước châu Á…

Vì thế, ở Đức tiêu chí ghi “made in” cũng thay đổi, có tiêu chuẩn rất rõ ràng. Đối với những sản phẩm có giá trị nội địa sản xuất chiếm 80% thì mới được ghi “made in Germany”, còn ghi “made in Europe” thì giá trị tạo ra sản phẩm phải 80% đến từ châu Âu. Nếu tỉ lệ đó ở mức thấp hơn thì ghi “made in for Europe”, ghi lắp ráp tại Đức hoặc lắp ráp tại châu Âu.

“Bằng chứng mới đây, sắt thép Trung Quốc nhập sang Việt Nam mượn xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu đã bị Mỹ, EU phát hiện. Kết quả là các sản phẩm sắt thép Việt Nam bị đánh thuế nhập khẩu vào các thị trường trên rất cao. Vì vậy, đối với hàng xuất khẩu, cần có tiêu chí về tỉ lệ nội địa hóa tạo nên sản phẩm và giám sát chặt chẽ tỉ lệ đó mới được ghi “made in Vietnam”” - ông Đồng góp ý.

Liên hệ với câu chuyện tiêu chí “made in” cho hàng hóa Việt Nam, theo ông Đồng, Bộ Công Thương muốn xây dựng tiêu chuẩn “made in Vietnam” cho sản phẩm Việt Nam thì cần dựa theo tiêu chuẩn của thế giới và phải hướng đến xuất khẩu. Vì khi xuất khẩu sang các nước trên thế giới, tiêu chuẩn “made in” liên quan đến xác định áp dụng các loại thuế suất, đến gian lận thương mại. Nếu Việt Nam tự đưa ra tiêu chuẩn “made in” nhưng khi các nước nhập khẩu hàng Việt lại không công nhận thì tiêu chuẩn “made in” có cũng như không.

Đồng quan điểm, chuyên gia thương hiệu Lý Trường Chiến cho rằng khi xây dựng tiêu chí “made in”, cơ quan chức năng ngoài việc xác định thị trường mục tiêu cho tiêu chuẩn đó còn phải xác định gắn “made in Việt Nam” vào sản phẩm là tạo sự bảo chứng về chất lượng sản phẩm, tạo thương hiệu quốc gia.

Ngoài ra, tiêu chí đó phải cập nhật xu hướng hội nhập cũng như căn cứ vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới. “Bên cạnh “made in” dành cho sản phẩm xuất khẩu thì những sản phẩm bán tại thị trường nội địa nên ghi là “made by”, ông Chiến gợi ý.

Khánh An

Tin mới

Phát triển bền vững khu vực Bắc Trung bộ từ Chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững khu vực Bắc Trung bộ từ Chuyển đổi xanh

(CLO) Sáng 4/4, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung bộ”.

Môi trường và cuộc sống
Hàng hóa Mỹ đối mặt làn sóng tẩy chay sau tuyên bố thuế quan của ông Trump

Hàng hóa Mỹ đối mặt làn sóng tẩy chay sau tuyên bố thuế quan của ông Trump

(CLO) Làn sóng kêu gọi tẩy chay hàng hóa Mỹ bùng nổ trên mạng xã hội sau khi Tổng thống Donald Trump công bố chính sách áp thuế toàn cầu.

Thế giới 24h
Chủ động, rà soát nội dung công việc chuẩn bị đại hội đảng đối với 4 Đảng bộ

Chủ động, rà soát nội dung công việc chuẩn bị đại hội đảng đối với 4 Đảng bộ

(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị 04 Đảng bộ tiếp tục chủ động, rà soát nội dung công việc chuẩn bị đại hội; quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024, Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18/01/2025 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, kế hoạch và hướng dẫn của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đến các chi bộ.

Tin tức
Tạm dừng hoạt động vui chơi, giải trí hội Đền Hùng trong 2 ngày Quốc tang

Tạm dừng hoạt động vui chơi, giải trí hội Đền Hùng trong 2 ngày Quốc tang

(CLO) Tỉnh Phú Thọ dừng, hoãn, hủy nhiều hoạt động vui chơi, giải trí dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025, trong hai ngày quốc tang nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone.

Công luận 24H
Chiếc 'bánh vẽ' từ vị trưởng phòng địa chính giả khiến nhiều người dân bị lừa tiền tỷ

Chiếc 'bánh vẽ' từ vị trưởng phòng địa chính giả khiến nhiều người dân bị lừa tiền tỷ

(CLO) Tự nhận là Trưởng phòng Địa chính huyện và “vẽ” ra các cơ hội việc làm, đất tái định cư, một phụ nữ tại huyện Kỳ Anh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng của nhiều người dân.

Vụ án
Phản ứng của ông Trump trước sự hỗn loạn của thị trường sau thông tin thuế quan

Phản ứng của ông Trump trước sự hỗn loạn của thị trường sau thông tin thuế quan

(CLO) Giữa cơn địa chấn trên khắp các thị trường tài chính toàn cầu, Tổng thống Donald Trump vẫn giữ thái độ lạc quan đáng kinh ngạc.

Thế giới 24h
Hiểm họa khó lường từ việc trẻ em điều khiển xe điện tốc độ cao trong công viên

Hiểm họa khó lường từ việc trẻ em điều khiển xe điện tốc độ cao trong công viên

(CLO) Xe điện trẻ em – món đồ chơi tưởng chừng vô hại, nhưng lại đang trở thành mối nguy tiềm tàng khi được sử dụng thiếu kiểm soát tại các công viên, khu vui chơi công cộng. Không mũ bảo hiểm, không biện pháp bảo hộ, thậm chí có trường hợp trẻ em điều khiển xe với tốc độ cao, luồn lách giữa dòng người đông đúc, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

Công luận 24H
Mạng xã hội giải mã chính xác công thức áp thuế của Mỹ

Mạng xã hội giải mã chính xác công thức áp thuế của Mỹ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố một loạt thuế quan mới, gây ra nhiều tranh cãi về công thức tính toán và mục tiêu kinh tế đằng sau quyết định này.

Báo chí - Công nghệ
Báo chí Hà Tĩnh phát huy vai trò định hướng, đồng hành cùng công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy

Báo chí Hà Tĩnh phát huy vai trò định hướng, đồng hành cùng công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy

(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.

Nghề báo
Gần 25% nhu cầu tìm kiếm BĐS Quy Nhơn đến từ nhà đầu tư TP HCM

Gần 25% nhu cầu tìm kiếm BĐS Quy Nhơn đến từ nhà đầu tư TP HCM

(CLO) Với tiềm năng phát triển dài hạn và là vùng trũng về giá, thị trường BĐS Quy Nhơn đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư từ các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và cả dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.

Dự án - Đầu tư
Israel tấn công vào các trường học ở Gaza, khiến 33 người thiệt mạng

Israel tấn công vào các trường học ở Gaza, khiến 33 người thiệt mạng

(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.

Thế giới 24h
Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.

Đời sống văn hóa
VCCI: Ưu tiên hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực

VCCI: Ưu tiên hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý về dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu.

Kinh tế vĩ mô
SUV điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ giá gần 8,7 tỷ đồng tại Việt Nam

SUV điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ giá gần 8,7 tỷ đồng tại Việt Nam

(CLO) Mẫu xe off-road thuần điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ được phân phối tại thị trường Việt Nam với 2 phiên bản tiêu chuẩn và Edition One.

Xe
Tổng thống Vladimir Putin mở khóa tài sản của Goldman Sachs trước cuộc đàm phán với Hoa Kỳ

Tổng thống Vladimir Putin mở khóa tài sản của Goldman Sachs trước cuộc đàm phán với Hoa Kỳ

(CLO) Trước thềm đối thoại với Mỹ, Nga bất ngờ gỡ phong tỏa 87 triệu USD tài sản Goldman Sachs và cử cố vấn cấp cao sang Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn