Đức xin lỗi về nạn diệt chủng thời thuộc địa ở Namibia, cam kết bồi thường 1 tỷ euro

Thứ sáu, 28/05/2021 18:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đức lần đầu tiên hôm thứ Sáu (28/5) công nhận nước này đã phạm tội diệt chủng ở Namibia trong thời kỳ chiếm đóng thuộc địa, với việc Berlin hứa hẹn hỗ trợ tài chính trị giá hơn một tỷ euro để hỗ trợ các dự án ở quốc gia châu Phi này.

Những người định cư thuộc địa Đức đã giết hàng chục ngàn người Herero và Nama bản địa trong các cuộc thảm sát 1904-1908 - được các nhà sử học gọi là cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20 - Ảnh: John Macdougall, AFP

Những người định cư thuộc địa Đức đã giết hàng chục ngàn người Herero và Nama bản địa trong các cuộc thảm sát 1904-1908 - được các nhà sử học gọi là cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20 - Ảnh: John Macdougall, AFP

Bài liên quan

Những người định cư thuộc địa của Đức đã giết khoảng 65.000 người Herero và 10.000 người Nama bản địa trong các cuộc thảm sát 1904-1908 - được các nhà sử học gọi là cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20 - làm tổn hại mối quan hệ giữa Namibia và Đức trong nhiều năm.

Mặc dù Berlin trước đây đã thừa nhận rằng các hành động tàn bạo xảy ra dưới tay chính quyền thuộc địa của mình, nhưng họ đã nhiều lần từ chối bồi thường trực tiếp.

“Giờ đây, chúng tôi sẽ chính thức coi những sự kiện này như những gì chúng xảy ra theo quan điểm của ngày nay: nạn diệt chủng”, Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết trong một tuyên bố.

Ông ca ngợi thỏa thuận này sau hơn 5 năm đàm phán với Namibia về các sự kiện trên lãnh thổ do Berlin nắm giữ từ năm 1884 đến năm 1915.

Ngoại trưởng Maas nói: “Đối với trách nhiệm lịch sử và đạo đức của nước Đức, chúng tôi sẽ cầu xin sự tha thứ từ Namibia và con cháu của các nạn nhân cho những hành động tàn bạo đã gây ra”.

Ông cho biết, trong một “cử chỉ ghi nhận những đau khổ to lớn đã gây ra cho các nạn nhân”, đất nước sẽ hỗ trợ “tái thiết và phát triển” Namibia thông qua một chương trình tài chính trị giá 1,1 tỷ euro (1,34 tỷ USD).

Số tiền này sẽ được thanh toán trong vòng 30 năm, theo các nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán, và chủ yếu phải mang lại lợi ích cho con cháu của Hereo và Nama.

Tuy nhiên, ông chỉ rõ rằng khoản thanh toán không mở ra con đường cho bất kỳ “yêu cầu pháp lý nào về việc bồi thường”.

Người dân bộ tộc Herero có tên Sarafina Nbaimbaind trả lời phỏng vấn Reuters tại nhà riêng ở Okahandja, phía bắc Windhoek, Namibia, ngày 21 tháng 2 năm 2017 - Ảnh: REUTERS / Siphiwe Sibeko

Người dân bộ tộc Herero có tên Sarafina Nbaimbaind trả lời phỏng vấn Reuters tại nhà riêng ở Okahandja, phía bắc Windhoek, Namibia, ngày 21 tháng 2 năm 2017 - Ảnh: REUTERS / Siphiwe Sibeko

Nổi loạn, trả thù

Namibia được gọi là Đức Tây Nam Phi trong thời kỳ Berlin cai trị 1884-1915, và sau đó nằm dưới sự cai trị của Nam Phi trong 75 năm, trước khi giành được độc lập vào năm 1990.

Căng thẳng bùng lên vào năm 1904 khi người Herero - bị tước đoạt gia súc và đất đai - nổi lên, theo sau là người Nama, trong một cuộc nổi dậy bị quân đội đế quốc Đức đè bẹp.

Trong trận Waterberg vào tháng 8 năm 1904, khoảng 80.000 người Herero, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã chạy trốn và bị quân Đức truy đuổi khắp nơi ngày nay được gọi là Sa mạc Kalahari. Chỉ có 15.000 người sống sót.

Tướng Đức Lothar von Trotha, được cử đi dẹp loạn, đã ra lệnh tiêu diệt các dân tộc. Ít nhất 60.000 người Hereros và khoảng 10.000 người Namas đã bị giết từ năm 1904 đến năm 1908.

Lính thuộc địa thực hiện các vụ hành quyết hàng loạt; đày ải đàn ông, đàn bà và trẻ em đến sa mạc, nơi hàng ngàn người chết khát; và thành lập các trại tập trung khét tiếng, chẳng hạn như trại trên Đảo Cá mập.

‘Vượt qua quá khứ’

Những hành động tàn bạo gây ra trong quá trình thực dân hóa đã khiến mối quan hệ giữa Berlin và Windhoek trở nên căng thẳng trong nhiều năm.

Năm 2015, hai nước bắt đầu đàm phán một thỏa thuận kết hợp lời xin lỗi chính thức của Đức cũng như viện trợ phát triển.

Nhưng vào tháng 8 năm ngoái, Namibia nói rằng các khoản bồi thường mà Đức đưa ra là không thể chấp nhận được. Không có chi tiết của đề nghị được cung cấp vào thời điểm đó.

Tổng thống Hage Geingob đã lưu ý Berlin từ chối chấp nhận thuật ngữ "bồi thường", vì từ đó cũng bị tránh trong các cuộc đàm phán của đất nước với Israel sau Holocaust.

Nhưng trong một nỗ lực nhằm xoa dịu hòa giải, vào năm 2018, Đức đã trả lại xương cốt của các thành viên của bộ lạc Herero và Nama, với bộ trưởng ngoại giao khi đó là Michelle Muentefering yêu cầu "sự tha thứ từ tận đáy lòng".

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ rút cuộc đã thông qua được gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h
Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h