Đừng để "lấn cấn" đe dọa "Sữa học đường"

Thứ năm, 04/10/2018 15:34 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khi TP. Hà Nội bắt đầu triển khai đề án “Sữa học đường”, việc phụ huynh và dư luận băn khoăn, thậm chí phản ứng đã gây nên những bất ngờ lớn. Bởi ai cũng biết rằng, “Vì tầm vóc Việt” là một chủ trương đúng đắn và đầy nhân bản.

1. Trên thế giới, để nâng cao thể chất và “tầm vóc” thế hệ tương lai, các nước như Anh, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,… đã sớm triển khai chương trình sữa học đường. Riêng nước Mỹ đã bắt đầu từ 80 năm trước. Người Nhật vốn thấp, nhỏ, nhưng qua 40 năm có “Sữa học đường”, họ cao thêm 10cm.

Tại Việt Nam, “Sữa học đường” được khởi phát bởi một phụ nữ từ vùng quê nghèo xứ Nghệ.

Năm 2008, khi xem tin tức về vụ sữa nhiễm melamine, bà Thái Hương - TGĐ Ngân hàng TMCP Bắc Á đã nảy ra ý tưởng đầu tư vào ngành sữa. Rồi vượt lên trên khát vọng làm sữa, bán sữa, bà còn nung nấu giấc mơ lớn: Cải thiện tầm vóc Việt.

TH True Milk bắt đầu với ý tưởng “Bà mẹ xã hội” để có sữa dành cho trẻ em, nhất là trẻ em nghèo.

Rào cản về nguồn kinh phí được giải tỏa khi các nhà hảo tâm và cả xã hội chung tay. Tuy vậy, chất lượng sữa vẫn còn là bài toán khó.

Tâm nguyện của bà Thái Hương đến đích vào 8/7/2016, khi Chính phủ phê duyệt Chương trình “Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực học sinh mẫu giáo, tiểu học”. Sau đó, Bộ Y tế đã ban hành quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình; TH School MILK được xác nhận có hiệu quả trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ.

“Sữa học đường” từ đó đã được nhân rộng theo hình thức xã hội hóa, có sự tham gia đóng góp của 3 bên: Nhà nước, gia đình và doanh nghiệp.

TH true MILK đã làm nên một cuộc cách mạng đối thị trường sữa, với thế hệ trẻ Việt. Và đáng trân trọng nhất, là cam kết “không độc quyền” đã được họ thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm.

Lúc này, trong nhiều chương trình “Sữa học đường”, đơn vị trúng thầu có thể là TH true MILK, có thể là một hãng sữa Việt có giá bán cạnh tranh hơn họ. Tất cả vì thể chất và “tầm vóc” người Việt thực sự.

Báo Công luận
Giấc mơ “cải thiện tầm vóc Việt” của TH true MILK - Ảnh minh họa. 
2. “Sữa học đường” hiện đã triển khai tại 10 tỉnh/thành phố và đạt được những kết quả khả quan trong cải thiện tình trạng thể chất, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi và nhẹ cân ở trẻ.

Tuy vậy, vừa mới xảy ra một “vết gợn”, khi tại Đồng Nai đã xuất hiện trường hợp học sinh uống “Sữa học đường” phải nhập viện đầu năm 2018. Thật may, các kết quả xét nghiệm mẫu sữa tươi tiệt trùng có đường cho học sinh uống đạt các tiêu chuẩn theo quy định. Về nguyên nhân, theo đánh giá ban đầu của Chi cục ATVSTP Đồng Nai, hiện tượng học sinh nhập viện sau khi uống sữa là do hội chứng kích thích dạ dày đường ruột với sữa tươi.

Gần đây, đâu đó thông tin giá bán sữa học đường tương đương, hay cao hơn giá thị trường. Nhà cung cấp NutiFood có giải thích việc các đại lý bán giá khuyến mãi để lấy doanh số và hưởng các ưu đãi khác; doanh nghiệp tốn nhiều chi phí hơn so với bán hàng cho đại lý, bởi phải tập huấn, trang bị quầy kệ... Thêm nữa, phí vận chuyển tới các trường vốn tản mát cao hơn so với chở thẳng về đại lý.

Có vẻ, dư luận dễ hiểu nhầm rằng “Sữa học đường” là chương trình từ thiện. Thực tế, doanh nghiệp tham gia đấu thầu, giảm 15 hay 20% giá bán vẫn là kinh doanh. Nhưng vượt lên trên vấn đề lợi nhuận, việc cung cấp sữa cho trường học còn mang những giá trị không thể đong đếm.

Về ý nghĩa, theo UBND tỉnh Đồng Nai, sau 4 năm triển khai, “Sữa học đường” đã góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng và chiều cao, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Đại diện các trường cũng khẳng định, việc triển khai chương trình cơ bản thuận lợi, phụ huynh đồng tình do được Nhà nước hỗ trợ 50%, doanh nghiệp 15%. Mỗi hộp sữa tới tay học sinh, phụ huynh chỉ phải đóng 1.843 đồng. Học sinh được uống trung bình 14 hộp sữa/tháng. Năm học 2016-2017, Đồng Nai đã tiến hành đấu thầu lại, giúp tiết kiệm hơn 32 tỷ đồng.

3. Khi “vấp váp” khép lại, “Sữa học đường” bất ngờ bị phản ứng khi TP. Hà Nội lên kế hoạch triển khai đề án giai đoạn 2018 - 2020, đặt mục tiêu có trên 90% trẻ mẫu giáo và tiểu học được uống sữa.

Trong đề án này, ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%. Riêng học sinh nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, con em gia đình chính sách sẽ được hỗ trợ toàn bộ (ngân sách 50%, doanh nghiệp 50%). Tuy vậy, phụ huynh vẫn còn băn khoăn về kiểm soát chất lượng sữa, quyền lựa chọn tham gia hay không tham gia chương trình…

Những lo lắng của phụ huynh rất nên được thấu cảm, TP. Hà Nội đã và đang thể hiện quyết tâm và sự cầu thị lớn, khi đã lắng nghe, trao đổi, tương tác với báo chí, người dân… Mới đây nhất, Sở GD&ĐT TP. Hà Nội đã chính thức lùi thời gian đấu thầu từ 1/10 đến 10/10/2018 để các nhà thầu có thêm thời gian chuẩn bị.

Có lẽ, “lấn cấn” trong đề án trên là thông tin TP. Hà Nội đặt hàng làm riêng sữa cho học sinh, bổ sung một số vi lượng, khoáng chất... Nhưng theo các chuyên gia, bản thân sữa đã là một sản phẩm khá hoàn chỉnh về vi chất dinh dưỡng; không có một quy trình nào sản xuất sữa riêng đối với sữa đại trà, trừ sản phẩm sữa công thức.

Theo tìm hiểu, doanh nghiệp ít đặt vấn đề lợi nhuận khi tham gia chương trình “Sữa học đường”. Cái họ hướng tới, là trách nhiệm xã hội, sau đó mới tới vấn đề thương hiệu, thị trường…

“Sữa học đường” đã và đang chứng minh được ý nghĩa lớn, sâu và xa. Và người dân mong mỏi sữa cho trẻ sẽ luôn “tươi sạch”, công tác đấu thầu được thực hiện công khai, minh bạch, không có sự “may đo” cho thiểu số… Những “lấn cấn” ấy, cần được các ngành, các cơ quan hữu trách giải tỏa. Có như vậy thì chủ trương lớn của Chính phủ, giấc mơ lớn của nữ doanh nhân Thái Hương năm nào mới tiếp tục được chắp cánh.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn