Dùng kết quả thi tốt nghiệp làm căn cứ duy nhất để sơ tuyển đại học: Vẫn còn nhiều băn khoăn!

Thứ tư, 06/10/2021 13:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT được thi tuyển một cách nghiêm túc khách quan thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thi 29,25 điểm nhưng học bạ lại chỉ ở mức học lực trung bình khiến nhiều người lo lắng.

Vừa qua, liên quan đến công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã thông qua phương án, theo đó các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật và quy chế, hướng dẫn của Bộ này.

Một điểm mới trong công tác tuyển sinh đó là việc bộ khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.

Các đại học quốc gia, đại học vùng và các trường/nhóm trường đại học đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện có thể tổ chức các kỳ thi đánh giá để làm căn cứ xét tuyển ĐH, CĐ và chia sẻ, hỗ trợ các trường khác có nhu cầu.

dung ket qua thi tot nghiep lam can cu duy nhat de so tuyen dai hoc van con nhieu ban khoan hinh 1

Thi tốt nghiệp nếu được tổ chức nghiêm túc sẽ là căn cứ để xét tuyển đại học.

Bàn luận về những điểm mới này, ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng, học sinh học hết phổ thông phải có một kỳ thi để đánh giá kết quả và thước đo trình độ của học sinh.

Từ kết quả kỳ thi để phân luồng đào tạo tiếp. Việc này thế giới cũng làm và nước ta càng cần thiết làm.

Trong thời gian qua, những trường đại học, ngành học có mức cạnh tranh cao nhưng lại tuyển sinh bằng học bạ, xét tuyển chứng chỉ khiến nhiều người nghi ngờ về chất lượng đầu vào.

“Bây giờ, nếu chỉ xét tuyển bằng học bạ  như ở nước ta do tiêu cực nên chưa khách quan. Tôi cho rằng, học bạ chỉ là yếu tố tham khảo” – ông Trần Xuân Nhĩ nói.

Vì thế, ông Trần Xuân Nhĩ đồng ý với cách tổ chức tuyển sinh đại học dựa vào kết quả thi phổ thông. Khi các trường tuyển vào rồi, có thể kiểm tra lại để đánh giá lần nữa chất lượng đầu vào.

“Việc quan trọng là tập trung tổ chức kỳ thi nghiêm túc, để các cơ sở các trường tuyển lựa và tiếp tục đào tạo. Còn những chứng chỉ quốc tế, học bạ chỉ là tham khảo.

Kỳ thi phổ thông làm cho nghiêm túc thì chính đó là thước đo tốt nhất. Còn khi vô trường, tùy theo điều kiện mà xem xét, kiểm tra lại, đánh giá lại kết quả” – ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Cũng xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức tốt thì không sao, nhưng hiện nay vẫn còn những vấn đề gây nên tâm lý nghi ngờ, chưa yên tâm.

“Việc 55 thí sinh có điểm thi 29,25 điểm nhưng kết quả học bạ lại trung bình. Điểm cao chót vót nhưng không đi học ngành hot, trường hot mà chấp nhận đi học trung cấp, cao đẳng khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc học thật, thi thật”- một giáo sư đặt vấn đề và cho rằng, nếu thi cử như thế thì khó thể căn cứ vào kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học.

Qua trao đổi với các chuyên gia có thể thấy, vấn đề công bằng, khách quan trong thi cử là quan trọng nhất. Nếu đảm bảo được điều này thì chỉ cần một kỳ thi là đủ.

Tuy nhiên, ám ảnh gian lận thi cử, những câu hỏi nghi ngờ mãi không thể lý giải được ngọn ngành khiến cho việc tuyển sinh đại học luôn chứa đựng nhiều yếu tố bất minh.

Còn khuynh hướng trao quyền cho các trường đại học tự chủ tuyển sinh các chuyên gia cho rằng cũng khó tránh gian lận.

Mới đây liên quan đến thông tin gian lận trong tuyển sinh chất lượng cao tại Đại học Kinh tế Quốc dân, ông Lê Như Tiến- Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng: “Không nên để tự chủ rồi các trường tự tung tự tác. Tự chủ phải hiểu theo nghĩa trong khuôn khổ quy định pháp luật, tôn trong quy chế tuyển sinh".

"Không thể buông toàn bộ quyền cho nhà trường, để nhà trường tự tung, tự tác muốn nâng điểm cho ai cũng được. Tự chủ phải đi liền với thanh tra, kiểm tra”, ông Tiến nói.

Minh Triết

Bình Luận

Tin khác

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục
Hà Nội hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp trên sóng truyền hình

Hà Nội hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp trên sóng truyền hình

(CLO) Từ ngày 19/4, học sinh có thêm kênh ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên kênh H2 của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Giáo dục
Đâu là trường tư thục có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 nhiều nhất Hà Nội?

Đâu là trường tư thục có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 nhiều nhất Hà Nội?

(CLO) Sáng 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 -2025 của các trường THPT tư thục, theo đó, nhiều trường không đủ điều kiện tuyển sinh.

Giáo dục
Ninh Bình: Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024

Ninh Bình: Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024

(CLO) Ngày 16/4, Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Giáo dục - Đào tạo và UBND huyện Yên Khánh đã phối hợp tổ chức khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024. Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm nay được tổ chức với thông điệp: "Sách hay cần bạn đọc"; "Sách quý tặng bạn".

Giáo dục