Được gia hạn 24 tháng, Công ty Tranimexco đã làm gì khiến người dân kêu cứu UBND TP.HCM?

Thứ sáu, 21/01/2022 16:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Được gia hạn 24 tháng để đưa đất vào sử dụng, nếu không sẽ bị thu hồi nhưng Công ty Tranimexco liên tiếp kêu gặp khó về hồ sơ pháp lý và dự án tiếp tục “bất động” hết 21 tháng.  

Liên tục kêu khó, đẩy trách nhiệm về cho chính quyền?

Vừa qua, gần 200 hộ dân mua đất tại dự án Nhờ ở cán bộ công nhân viên (Nhà ở CBCNV) do Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Công trình (Tranimexco) làm chủ đầu tư đã gửi đơn kêu cứu lên lãnh đạo UBND TP.HCM và Sở Tài nguyên - Môi trường.

duoc gia han 24 thang cong ty tranimexco da lam gi khien nguoi dan keu cuu ubnd tphcm hinh 1

Khu đất dự án Nhà ở CBCNV của Công ty Tranimexco sau 20 năm vẫn bỏ hoang, chưa triển khai xây dựng hạ tầng.

Nhóm hộ dân cho biết, dự án đã hình thành đến nay đã hơn 20 năm vẫn chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng dù người dân đã đóng gần đủ tiền mua đất. Sau khi được UBND TP.HCM gia hạn thêm 24 tháng, Công ty Tranimexco vẫn chưa triển khai khiến dự án đứng trước nguy cơ bị thu hồi khi thời hạn chỉ còn gần 3 tháng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 4/2020, UBND TP.HCM ban hành quyết định số 1238 gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với khu đất mà Công ty Tranimexco được nhà nước giao đất thực hiện dự án Nhà ở CBCNV. Hết 24 tháng gia hạn mà Công ty Tranimexco vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất đai và tài sản gắn liền trên đất.

Sau khi UBND TP.HCM gia hạn, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường đã ký văn bản số 4237 ngày 1/6/2020 gửi Công ty Tranimexco, yêu cầu chủ đầu tư này lập kế hoạch và báo cáo tiến độ đưa đất vào sử dụng trước ngày 8/4/2022. Thực hiện báo cáo theo phân kỳ 3 tháng/lần cho UBND quận Thủ Đức (cũ, nay là TP Thủ Đức), Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường và các hộ dân góp vốn tại dự án để theo dõi, giám sát.

Đầu tháng 7/2020, UBND quận Thủ Đức có văn bản nêu, tuy Công ty Tranimexco có báo cáo tiến độ dự án vào tháng 6/2020 nhưng không thể hiện được tiến độ thực hiện, thủ tục pháp lý để đảm bảo quá trình thực hiện dự án.Do vậy, lãnh đạo quận Thủ Đức yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương thực hiện theo quy trình, thủ tục pháp lý để nhanh chóng triển khai dự án, đảm bảo cam kết với người dân đã góp vốn trong dự án Nhà ở CBCNV.

Đến cuối năm 2020, Công ty Tranimexco tiếp tục có văn bản báo cáo tiến độ dự án tới các sở ngành TP.HCM. Trong đó, công ty khẳng định tiến độ thực hiện dự án khoảng 17 tháng, tính từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2022 với các hạng mục công việc như: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (3 tháng), lập và thẩm định thiết kế (2 tháng), lập hồ sơ xin phép xây dựng (1 tháng), thi công - hoàn thiện hạ tầng (9 tháng), bàn giao hạ tầng dự án (1 tháng) và tổ chức cắm mốc ranh bàn giao đất nền (1 tháng).

Tuy nhiên, chủ đầu tư này cũng viện ra rất nhiều khó khăn trong việc triển khai dự án như vướng mắc về hồ sơ điều chỉnh quy hoạch 1/500 do thay đổi về chính sách pháp luật, thay đổi về ranh dự án đường Vành đai 2 cắt ngang dự án.

Vào tháng 9/2020, Tranimexco đã nộp hồ sơ xin điều chỉnh quy hoạch 1/500 nhưng không được Sở Quy hoạch - Kiến trúc nhận do cần bổ sung nhiệm vụ quy hoạch. Hơn một tháng sau, UBND TP.HCM có văn bản gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND quận Thủ Đức xem xét giải quyết hồ sơ xin điều chỉnh quy hoạch 1/500 cho dự án này.

Công ty này đề nghị các sở ban ngành liên quan sớm xem xét hồ sơ và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500; Phối hợp xử lý dứt điểm tình trạng các hộ dân chồng lấn ranh đất; xác định diện tích đất do nhà nước quản lý tại dự án để có phương án hoán đổi.

Tranimexco còn đề nghị được hỗ trợ thủ tục hành chính giúp sớm triển khai đầu tư hoàn thành dự án để lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân góp vốn ổn định cuộc sống, tránh ảnh hưởng uy tín của công ty này.

Bà Phan Thu Hà - đại diện nhóm cư dân bức xúc: “Thành phố gia hạn cho 24 tháng nhưng Tranimexco đã bỏ phí mất 8 tháng vẫn không hoàn thành được thủ tục pháp lý để triển khai dự án, khu đất tiếp tục bỏ hoang chưa biết đến lúc nào khiến chúng tôi như ngồi trên đống lửa”

Tiếp tục "treo' dự án đến bao giờ?

Do đã 8 tháng trôi qua kể từ thời điểm được gia hạn (từ tháng 4/2020) nhưng không thấy bất kỳ hoạt động nào triển khai dự án, đại diện nhóm hộ dân đã đến Sở Tài nguyên - Môi trường yêu cầu có câu trả lời về tiến độ dự án.

Trả lời người dân, ông Nguyễn Toàn Thắng ký văn bản số 11886 ngày 31/12/2020, trong đó khẳng định Tranimexco đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và nghĩa vụ tài chính, đã san lấp mặt bằng một phần dự án.

duoc gia han 24 thang cong ty tranimexco da lam gi khien nguoi dan keu cuu ubnd tphcm hinh 2

Cho rằng Công ty Tranimexco cố tình không thực hiện dự án, người dân góp vốn cầu cứu chính quyền TP.HCM

Tuy nhiên, cũng theo văn bản này, suốt 8 năm từ thời điểm được UBND quận Thủ Đức phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 vào tháng 5/2012, chủ đầu tư vẫn chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chưa đầu tư xây dựng theo đồ án đã được phê duyệt.

Đến thời điểm cuối năm 2020, dự án Nhà ở CBCNV tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dự án đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Phú Hữu đến đại lộ Phạm Văn Đồng nên chậm tiến độ trong công tác điều chỉnh quy hoạch 1/500. Do vậy, Tranimexco chưa thể hoàn chỉnh hồ sơ để triển khai khởi công theo Luật xây dựng.

Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường nhận định, dự án kéo dài từ 2002 đến nay gây bức xúc cho người dân góp vốn. Đến nay thời gian gia hạn chỉ còn 15 tháng (tính từ tháng 4/2020), Sở Tài nguyên - Môi trường đề nghị Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trucs và UBND quận Thủ Đức khẩn trương hỗ trợ Công ty Tranimexco sớm hoàn tất các thủ tục còn lại để đưa đất vào sử dụng trước thời hạn 24 tháng tại quyết định số 1238.

Đại diện các hộ dân chia sẻ, sau khi có văn bản 11886 do giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường ký, mọi người tưởng khó khăn vướng mắc sẽ nhanh chóng được tháo gỡ, dự án sẽ chuyển động sau hơn 20 năm năm bỏ hoang. Nhưng những tháng sau đó, khu đất vẫn tiếp tục bất động.

Bốn tháng sau văn bản của Sở Tài nguyên - Môi trường, tháng 4/2021, Công ty Tranimexco có bản báo cáo gửi các sở ngành với những khó khăn cũ như các lần báo cáo trước, chưa có vấn đề nào được tháo gỡ tại dự án này.

Khó khăn cũ chưa tháo gỡ được, chủ đầu tư có thêm hai khó khăn mới do… dịch Covid-19 nên phải hoãn họp lấy ý kiến cư dân và việc quận Thủ Đức được lên TP Thủ Đức nên thay đổi nhân sự, cơ cấu quản lý dự án.

Đáng chú ý, trong báo cáo lần này, Tranimexco cho biết UBND phường Trường Thọ đã tổ chức họp dân ngày 2/2/2021 và ngày 3/2/2021 có văn bản số 90/UBND về việc thống nhất ý kiến của các hộ dân về đồ án điều chỉnh quy hoạch 1/500.

Tuy nhiên, bà Phan Thu Hà khẳng định không hề có một buổi họp dân lấy ý kiến nào cả. “Tôi lên phường Trường Thọ hỏi thì đại diện phường khẳng định không có buổi họp nào như thế để ghi nhận ý kiến người dân tại dự án”.

Trưởng nhóm đại diện 200 hộ dân cho biết thêm, cũng kể từ thời điểm này, mọi người không còn nhận được báo cáo tiến độ của chủ đầu tư theo chỉ đạo của Sở Tài nguyên - Môi trường nên không có thông tin về tình trạng giải quyết hồ sơ pháp lý hay thời điểm nào dự án sẽ được triển khai.

Nóng lòng vì thời gian gia hạn sắp hết, nhiều hộ dân nhiều lần đến dự án nắm thông tin nhưng vẫn chỉ thấy khu đất mình góp vốn vẫn là bãi đất đầy cỏ dại, không có một hoạt động xây dựng nào diễn ra nên phải tiếp tục kêu cứu cơ quan chức năng.

“Đến ngày hôm qua (20/1/2022), dự án chỉ còn 3 tháng nữa sẽ đến thời hạn thu hồi nếu chủ đầu tư không đưa đất vào sử dụng nhưng Tranimexco vẫn tiếp tục “treo” đất của chúng tôi. Do vậy, nhóm đại diện phải cầu cứu chính quyền địa phương có biện pháp đối với Tranimexco để bảo vệ quyền lợi cho người dân”, nhiều người dân cùng ý kiến.

Lê Giang

Bình Luận

Tin khác

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản
92 'ông lớn' bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

92 "ông lớn" bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

(CLO) Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024, hàng loạt "ông lớn" bất động sản sẽ đến kỳ trả nợ trái phiếu. Tổng số tiền đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng.

Bất động sản