Đường sắt tốc độ cao tác động sâu rộng, lâu dài đến phát triển kinh tế xã hội

Thứ tư, 29/11/2023 17:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đầu tư đường sắt cao tốc trên trục Bắc - Nam là dự án có tính chất phức tạp, quy mô rất lớn cả về vốn đầu tư và công nghệ; tác động sâu rộng, lâu dài đến phát triển kinh tế xã hội.

Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trình Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện. Theo tờ trình, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tập trung vào 3 kịch bản chính.

duong sat toc do cao tac dong sau rong lau dai den phat trien kinh te xa hoi hinh 1

Đường sắt cao tốc trên trục Bắc - Nam là dự án có tính chất phức tạp, quy mô rất lớn cả về vốn đầu tư và công nghệ. Ảnh minh họa.

Kịch bản 1, đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách.

Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư kịch bản này khoảng 67,32 tỷ USD.

Với kịch bản 2, xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, tốc độ thiết kế 200-250km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục, khai thác chung tàu khách và hàng.

Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỷ USD.

Kịch bản 3, đầu tư tuyến đường sắt Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu. Tuyến đường sắt hiện hữu nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn.

Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỷ USD. Nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc - Nam thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,60 tỷ USD.

Bộ GTVT đánh giá và lựa chọn kịch bản 3 nêu trên để đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và kiến nghị ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để rút ngắn tiến độ, thực hiện thành công dự án.

Trong văn bản gửi Bộ GTVT góp ý về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam, Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư đường sắt tốc độ theo kịch bản 3.

Theo Bộ Xây dựng, đề án đầu tư chưa thể hiện rõ việc nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu bằng khổ đường nào.

Với xu thế hội nhập, đảm bảo yêu cầu liên vận quốc tế trong quá trình vận hành sau này, Bộ GTVT cần nghiên cứu nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu theo hướng thay thế toàn bộ khổ đường 1.000 mm hiện nay bằng khổ tiêu chuẩn 1.435 mm trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023.

Góp ý về các phương án, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đánh giá kịch bản 1 và 3 “không đáp ứng được yêu cầu” theo chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Chính phủ tại cuộc họp tháng 10/2022.

Cuộc họp này kết luận trình Bộ Chính trị cho định hướng phát triển đường sắt theo hướng hiện đại, với kịch bản đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đường đôi, khổ 1.435 để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế 200-250 km/h, tốc độ khai thác 200 km/h.

Kịch bản 3 còn bất hợp lý là phương án đầu tư có tốc độ thiết kế 350 km/h, nhưng tổng mức đầu tư dự án lại thấp hơn kịch bản 2 có tốc độ thiết kế 250 km/h. Chưa có nội dung liên quan phương án vận tải hàng hóa, cơ sở tính toán chỉ số hoàn vốn nội bộ, chỉ số lợi ích - chi phí...

Đáng chú ý, hiện nay thế giới chưa có tuyến đường sắt tốc độ cao nào có cấp tốc độ thiết kế 350 km/h có thể vận tải hỗn hợp hành khách và hàng hóa.

Qua đợt công tác học tập kinh nghiệm của Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc cho thấy các nước phát triển đường sắt vận tốc trên 300 km/h đều là nước làm chủ về công nghệ đường sắt cao tốc.

Khi đầu tư phát triển loại hình này, các quốc gia này đã có mạng lưới đường sắt vận tải hàng hóa hoàn chỉnh và có GDP cao hơn nhiều lần so với Việt Nam.

Đề án của Bộ GTVT chưa đề cập đến xây dựng ngành công nghiệp đường sắt tiến tới làm chủ công nghệ. Vì vậy Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị làm rõ đề xuất phát triển công nghiệp đường sắt và tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa nguồn vốn vay cho dự án để không lệ thuộc công nghệ bên cho vay.

P.V

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ: Đang trục vớt nhịp cầu và phương tiện dưới sông

Vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ: Đang trục vớt nhịp cầu và phương tiện dưới sông

(CLO) Sáng ngày 20/9, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục triển khai công tác trục vớt nhịp cầu, phương tiện và tổ chức tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu.

Giao thông
Đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể Tết Ất Tỵ 2025

Đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể Tết Ất Tỵ 2025

(CLO) Tin từ Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể Tết Ất Tỵ 2025 cả lượt đi và lượt về từ nay đến ngày 30/9.

Giao thông
Quảng Bình: Nhiều tuyến đường bị chia cắt cục bộ do ảnh hưởng của bão số 4

Quảng Bình: Nhiều tuyến đường bị chia cắt cục bộ do ảnh hưởng của bão số 4

(CLO) Chiều 19/9, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm BCH PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, gây ngập lụt, chia cắt cục bộ ở một số địa phương.

Giao thông
Quảng Ninh: Xe đầu kéo cháy dữ dội sau tai nạn

Quảng Ninh: Xe đầu kéo cháy dữ dội sau tai nạn

(CLO) Sau cú va chạm mạnh, xe đầu kéo bốc cháy dữ dội khiến cả xe bị biến dạng hoàn toàn, xe còn lại bị hư hỏng nặng. Rất may, không có thiệt hại về người.

Giao thông
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: 2 người chết, 4 người bị thương

Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: 2 người chết, 4 người bị thương

(CLO) Cú va chạm mạnh giữa 2 xe khách đi cùng chiều trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (đoạn qua Bình Thuận) khiến 2 người tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương, giao thông qua khu vực ùn tắc kéo dài.

Giao thông