Duy trì hợp tác và phát triển quan hệ Việt Nam với các nước Trung Đông - châu Phi giai đoạn 2016 - 2025

Thứ hai, 09/09/2019 13:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 9/9, Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019 đã chính thức khai mạc. Sự kiện nhằm triển khai Đề án Phát triển quan hệ Việt Nam với các nước Trung Đông - châu Phi giai đoạn 2016 - 2025, nhằm duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khu vực.

Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi năm 2019 tại Bộ Ngoại giao. Ảnh: TTXVN

Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi năm 2019 tại Bộ Ngoại giao. Ảnh: TTXVN

Quan hệ hữu nghị truyền thống.

Sự kiện có sự tham dự của 44 đại diện các quốc gia Trung Đông – châu Phi, Trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao thường trú và không thường trú, Lãnh sự danh dự của các quốc gia Trung Đông - châu Phi tại Việt Nam; đại diện một số đối tác phát triển, tổ chức quốc tế lớn (Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Liên minh châu Âu, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, JICA…); nhiều Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp hai bên.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường, đánh giá, vượt qua sự xa cách về địa lý, sự khác biệt về văn hóa và rào cản ngôn ngữ, Việt Nam và các quốc gia Trung Đông - châu Phi có mối quan hệ hữu nghị truyền thống.

Nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông - châu Phi luôn ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế. Đó chính là sự ủng hộ hữu nghị giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông - châu Phi. Sau này, hai bên thể hiện sự quyết tâm cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ và phát triển thông qua sự hợp tác về kinh tế, thương mại, đã tạo nên thành quả tích cực.

Thời gian qua có hơn 200 văn kiện giữa hai bên được kí kết, tạo khung pháp lý thuận lợi cho sự hợp tác nhiều mặt. Về thương mại, từ năm 2010 đến nay kim ngạch trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông - châu Phi đã tăng 3,5 lần. Từ 5 tỷ USD lên 18 tỷ USD.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, Việt Nam hiện là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của các quốc gia Trung Đông - châu Phi và luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với các nước thuộc khu vực.

Trong những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Trung Đông - châu Phi có những bước phát triển đáng ghi nhận và là điểm sáng trong quan hệ song phương.

Trong thời gian vừa qua, hoạt động đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp hai bên cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đạt trên 5,5 tỷ USD.

Các điểm sáng hợp tác như các dự án đầu tư viễn thông từ Việt Nam sang châu Phi giúp người dân nơi đây tiếp cận các dịch vụ viễn thông và mở rộng cơ hội kết nối số toàn cầu.

Hợp tác nông nghiệp, năng lượng, giao thông, lao động và trao đổi chuyên gia cũng là điểm sáng giữa Việt Nam và các nước khu vực.

Đây là những kết quả đó góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam và các quốc gia Trung Đông - châu Phi, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước.

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hai bên hợp tác, phát triển

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường chính tại khu vực Trung Đông - châu Phi đạt 11,7 tỷ USD tỷ USD. Ảnh minh họa

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường chính tại khu vực Trung Đông - châu Phi đạt 11,7 tỷ USD tỷ USD. Ảnh minh họa

Hội nghị cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp Trung Đông - châu Phi trao đổi khả năng, tìm kiếm phương thức và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực.

Đáng chú ý, hoạt động đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp hai bên cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đạt trên 5,5 tỷ USD

Cụ thể, tổng kim ngạch trao đổi hai chiều năm 2018 đạt 20,5 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 11,7 tỷ USD (xuất khẩu sang Trung Đông đạt 8,8 tỷ USD và sang châu Phi đạt 2,9 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 8,8 tỷ USD (nhập khẩu từ Trung Đông đạt 5,1 tỷ USD và từ châu Phi đạt 3,7 tỷ USD).

Riêng 7 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường chính tại khu vực Trung Đông - châu Phi đạt 6,4 tỷ USD và nhập khẩu từ các thị trường này đạt 4,5 tỷ USD.

Bên cạnh trao đổi thương mại, trong thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng cũng đã có một số bước phát triển tích cực.

Về đầu tư, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết năm 2018, đã có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Phi và Trung Đông đầu tư vào Việt Nam với tổng số 447 dự án, giá trị trên 2,87 tỷ USD.

Tháng 7 tháng năm 2019, đã có 25 quốc gia thuộc khu vực này đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký hơn 206,8 triệu USD.

Triển vọng mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Trung Đông - châu Phi trong thời gian tới dự báo rất khả quan bởi quy mô dân số khu vực Trung Đông - châu Phi ngày càng tăng, làm gia tăng đáng kể nhu cầu nhập khẩu hàng hóa để phục vụ tiêu dùng trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và máy móc thiết bị.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong hợp tác, nhất là khâu thanh toán. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua hàng trả chậm, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở Thư tín dụng L/C (do chi phí cao)... Đây là phương thức thanh toán không an toàn nên hầu hết không được các doanh nghiệp xuất khẩu của ta chấp thuận.

Cùng với đó là việc doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau, thẩm tra đối tác, hỗ trợ thủ tục visa…

Để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giao thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng: Để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế, năng lượng và thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi trong thời gian tới thì Việt Nam và các quốc gia Trung Đông -  châu Phi cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi thương mại và hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tích cực thúc đẩy hợp tác song phương thông qua kênh Ủy ban hỗn hợp giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Trung Đông - châu Phi. Cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và thực hiện các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tham dự hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác.

Đặc biệt, các bên cần quan tâm phát triển công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo ra nguồn thông tin phong phú, đáng tin cậy về thị trường, từ đó nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về tiềm năng và cơ hội kinh doanh tại mỗi nước.

Hội nghị cũng là cơ hội để các bên nắm bắt nguyện vọng, nhu cầu, đề xuất hợp tác từ các quốc gia Trung Đông - châu Phi; Thông tin về thị trường khu vực, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, trao đổi cơ hội hợp tác nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hóa của ta vào khu vực.

Lê Minh

Tin khác

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản
Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp