(NB&CL) Tổng Biên tập báo Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Quảng Nam Lê Văn Nhi, người con của Duy Xuyên (Quảng Nam), có người cha là du kích, chiến đấu ngoan cường và hy sinh anh dũng thời chống Mỹ nói: Anh cứ vô để nghe tiếp câu chuyện đất thép Duy Xuyên ngày ấy và chứng kiến cuộc sống tươi mới hôm nay.
Còn Chủ tịch UBND xã Duy Thành (thời đó gọi Xuyên Tân), nơi yên nghỉ của nhà báo liệt sỹ Dương Thị Xuân Quý qua điện thoại cũng khẩn khoản mời về. Với tôi, mấy chục năm làm báo, biết mảnh đất này trong chiến tranh chống Mỹ khốc liệt vô cùng. Tôi cũng đã hơn một lần đến, từng có bài viết về các nhà báo liệt sỹ, trong đó có chị Xuân Quý luôn hoài niệm về những tấm gương hy sinh vì Tổ quốc. Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi lại men theo dòng Thu Bồn trong vắt, tìm về.
Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc
Thực ra tấm gương hy sinh hạnh phúc gia đình, hy sinh thân mình cho đất nước, cho báo chí, văn nghệ của nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý chúng ta đã được biết, được học. Nhưng phải tới khi nghiên cứu tác phẩm “Bài thơ về hạnh phúc” của chồng chị - nhà thơ Bùi Minh Quốc mới thực sự làm chúng ta xúc động, cảm phục và nằm lòng,… Những câu thơ đau đớn xé lòng, những triết lý sống, những định nghĩa về hạnh phúc và đấu tranh…
Còn riêng tôi, nhân cái mạch tìm hiểu về liệt sỹ Xuân Quý cũng đã về Phú Thị, Mễ Sở quê gốc, số nhà 195 phố Hàng Bông (Hà Nội) nơi chị được sinh ra và lớn lên, để hiểu thêm về tuổi thơ của chị khi theo cha, nhà báo Dương Tụ Quản đi kháng chiến lên Thái Nguyên trọn vẹn 9 năm (1946-1954).
Chị Quý lên lúc 6 tuổi và về Hà Nội khi đã 15 tuổi, tuổi thơ của chị nơi chiến khu lại trong một gia đình làm báo cách mạng... Chúng ta biết và trân quý dòng họ Dương đất Phú Thị, Mễ Sở, Văn Giang (Hưng Yên), với những tên tuổi lớn Dương Trọng Phổ, Dương Bá Trạc, Dương Quảng Hàm (là những nhân sỹ nổi tiếng); Dương Cẩm Chương, Dương Bích Liên (các họa sỹ tài ba)…
Chị tiếp tục học cấp 2 Trưng Vương (Hà Nội), Trung cấp mỏ Quảng Ninh, học lớp bồi dưỡng báo chí do Ban Tuyên huấn Trung ương mở rồi thành phóng viên báo Phụ nữ khi mới 20 tuổi… 7 tuổi chị đã viết nhật ký đều đặn và say mê văn học, thơ ca. Bởi trong nét văn, nét người của chị thấy thấp thoáng một tâm hồn, một ý chí của một thời kháng chiến gian khổ, hào hùng.
Tôi đã dành thời giờ để tìm hiểu về cơ quan Văn nghệ cứu quốc đóng nhiều năm ở cái xóm Chòi hẻo lánh thuộc xã Mỹ Yên huyện Đại Từ, Thái Nguyên hay nơi đặt tòa soạn các tờ báo quan trọng ở Đại Từ, Định Hóa và nhận thấy đây là giai đoạn đã ra đời nhiều tác phẩm văn học có tầm và là thời kỳ văn nghệ phát triển: “Bên kia biên giới” của Lê Khâm, “Nhật ký ở rừng” của Nam Cao, “Trận phố Ràng” của Trần Đăng… là những điểm nhấn.
Chị Quý sau này viết nhanh, viết nhiều và luôn có hơi thở của cuộc sống đương thời. Năm 1970, tập truyện ký “Hoa Rừng” của chị ra mắt bạn đọc và tròn 10 năm ngày chị hy sinh, Nhà xuất bản Văn học cho in tập “Hoa Rừng” (“Hoa Rừng” là một truyện ngắn xuất sắc của tập sách) đầy đủ hơn. Tập sách là tập hợp các tác phẩm của chị chia làm 2 phần: Phần ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và phần về những truyện ngắn, bút ký, thư và nhật ký của chị trên đường vượt Trường Sơn và ở chiến trường B5 khốc liệt…
Có thể nói, ngòi bút của chị có gì đó gần gũi với cuộc sống nông dân và nông thôn. Tôi cứ liên tưởng về những năm tháng tuổi thơ chị sống trong lòng nông thôn Việt Bắc, hấp thu hơi hướng, phong tục đồng bào. Chị là lớp người viết sau nhưng góc nhìn, điểm tựa của văn chương như “hậu duệ” của Nam Cao, Nguyễn Đình Thi, Đào Vũ trong các tác phẩm.
Nếu như “Nhật ký ở rừng”, Nam Cao dường như tả chân về cuộc sống đồng bào ở một vùng rẻo cao dưới chân Tam Đảo nơi cơ quan Văn nghệ Cứu quốc đóng quân thì trong các bút ký Xuân Quý viết những năm 60 của nông thôn miền Bắc như bút ký “Về làng”, “Mía” v.v… Hay chất văn đậm đà chất báo chí của chị cũng được thể hiện rõ trong “Nhật ký Trường Sơn”, “Hoa Rừng”, “Tiếng hát trong hang đá”… của những tháng ngày đi viết về chống Mỹ của đồng bào miền Nam sau này: “Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay, đói quắt/ Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng/ Em xanh gầy gùi sắn nặng trên lưng/ Môi tím ngắt mái tóc mềm đẫm ướt”… để cho “Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc”, vậy thôi…
Chỉ trong 8 năm làm văn, làm báo, Dương Thị Xuân Quý, bằng chính suy nghĩ là luôn có mặt ở tận cùng sự thật đã để lại một tài sản đáng kể các tác phẩm văn nghệ báo chí đáng giá. Ở tất cả các tác phẩm của chị đều toát lên tính chiến đấu, tình yêu cuộc sống, yêu cái tốt, cái đẹp, lòng yêu thương con người. Phẩm chất anh hùng của Dương Thị Xuân Quý biểu hiện rõ không chỉ trong hành động mà ở chính cả trong những tác phẩm còn mãi với thời gian… Chính điều đó đã làm nên một Xuân Quý trong lòng người đọc. Chị cũng đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2007.
Về Duy Xuyên, chúng tôi còn được nghe câu chuyện cảm động về mấy chục năm đi tìm mộ chị của chồng chị và người thân, đồng đội. Cuối cùng thì vào ngày 3/8/2006, nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng tìm thấy người vợ thân yêu và đã cải táng tại khu tưởng niệm Nhà báo - nhà văn Dương Thị Xuân Quý tại xã Duy Thành, đúng như ý nguyện của chồng chị trong “Bài thơ về hạnh phúc” viết ngày 6/9/1969: “Thôi em nằm lại/Với đất lành Duy Xuyên/Trên mồ em có mùa xuân ở mãi”… Nơi có tình yêu mãnh liệt: “Những mảnh đất anh hùng quyến rũ/Phút giây đầu đã ràng buộc đời em/Như tự lọt lòng từng biết mấy thân quen/ Em nhỏ giao liên mẹ hiền trụ bám/Cô du kích dịu dàng dũng cảm/Sông Thu Bồn hằng xao động tâm tư”...
Chị là nữ nhà báo, hăng say viết về người mẹ, người chị, ra đi từ cái nôi Báo Phụ nữ Việt Nam, hy sinh ngày Quốc tế Phụ nữ… Chị là một nhà báo tiêu biểu trong gần 500 đồng nghiệp của chúng tôi đã hy sinh vì độc lập dân tộc trong chiến tranh.
Đất lành Duy Thành ngày mới
Chúng tôi như bị Duy Xuyên hút hồn bởi vẻ đẹp của sông Thu Bồn và sự trù phú, thanh bình của những làng quê. Chính vì sự “Lãng đãng mây trời” ấy mà non trưa mới tới được trụ sở xã Duy Thành.
Bí thư Đảng ủy xã Lê Trung Xuân bận việc cơ sở; niềm nở chào đón chúng tôi là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Trần Thanh Thư… Ở tuổi non sáu mươi, khi ở tuổi niên thiếu của lớp người như anh Thư được chứng kiến đầy đủ sự tàn ác của kẻ thù; sự can trường của cha anh trong chiến đấu và cả những mất mát đau thương nữa…Thôn Thi Thại, xã Duy Thành, nơi nhà báo Dương Thị Xuân Quý hy sinh ngày 8/3/1969 bằng những viên đạn kẻ thù là cái đích mà hôm nay chúng tôi trở lại.
Dòng Thu Bồn vẫn trong xanh, chứng kiến sự đắp đổi của đôi bờ. Những: “Xuyên Thọ, Xuyên Châu, Xuyên Hòa, Xuyên Phú” hay “Thôn 6 Bình Dương bãi cát sóng dồi”… đã thay tên, thay đổi địa danh khá nhiều. Còn những sự tích như huyền thoại trên đất này đánh Mỹ thì vẫn đấy trong sâu thẳm của tình cảm của lớp người chứng kiến và những câu chuyện kể.
Trong đó hình ảnh cô nhà báo nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, xông xáo và dũng cảm thì nhiều người nhớ, thương chị: “Đồng bào và cán bộ Duy Xuyên rất nhớ và mến chị nhà báo miền Bắc, bé nhỏ, gầy yếu nhưng dũng cảm, xông xáo, vui tính, giản dị. Hay tin Quý hy sinh nhiều bà mẹ khóc ròng như khóc thương đứa con mình đẻ ra… (Thư con rể Bùi Minh Quốc gửi mẹ vợ báo tin dữ ngày 9/4/1969). Họ kể rằng, đó là ngày 8/3/1969, nhà báo Xuân Quý đi lấy tài liệu, đến xã Duy Thành thì bị địch phát hiện. Chị cùng các du kích phải xuống hầm bí mật. Không may bọn giặc đóng chỉ huy sở ngay trên nóc hầm. Qua một ngày một đêm, anh em quyết định đội nắp hầm lên và rút ra, giặc phát hiện và bắn chị…
Đồng bào thương chị, đồng đội, đồng nghiệp thương chị, người con gái sống giữa Thủ đô Hà Nội mà bụng mang dạ chửa tháng thứ 6 vẫn hăng hái vào tuyến lửa khu 4 viết báo. Thương chị, cảm phục chị con gái đầu lòng mới 16 tháng tuổi gửi lại bà ngoại để vượt Trường Sơn, chịu đựng muôn vàn gian khổ, hiểm nguy…
Mộ nhà báo liệt sỹ được người thân và đồng bào, đồng chí xây cất ở chính nơi chị ngã xuống, thôn Thi Thại, xã Duy Thành. Trước mộ là tấm bia đá tạc chân dung chị và thân thế, sự nghiệp của liệt sỹ. Nơi chị yên nghỉ có dòng Thu Bồn bốn mùa vỗ về ru ngủ, có tình yêu và sự trân quý cùa đồng bào… Chị Hồ Thị Anh, về xây nhà, ở cạnh nghĩa trang chị Quý tâm sự:
- Chị Quý là người con của Duy Thành, là chị chúng tôi mà. Các nhà báo ở xa không thường về hương khói được thì đã có chúng tôi!
Chủ tịch UBND xã Trần Thanh Thư hiền lành, ít nói nhưng qua câu chuyện của anh, chúng tôi thấy toát lên niềm tự hào, kể cả truyền thống và hiện tại… Đúng như vậy. Lớp cha anh đã sống, chiến đấu kiên cường và hy sinh anh dũng, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ chống Mỹ của Nhà nước trao tặng.
Còn trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân đã phấn đấu không ngừng để không chỉ có kết quả: Thu nhập bình quân đầu người của hơn 7.000 người đạt hơn 41 triệu đồng; tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 10% mà còn để thời bình phải hơn xưa, đền đáp xương máu cha anh. Xã Duy Thành được công nhận đạt Nông thôn mới từ năm 2017 và phấn đấu để năm nay (2020) được công nhận xã Nông thôn mới nâng cao…
Bên chén rượu Hồng Đào nhâm nhi cùng những người nông dân thuần chất, cùng trang lứa với Chủ tịch Thư: Nguyễn Hồng Tấn, Đào Duy Hưng, Trần Văn Hường… chúng tôi lại cùng ôn lại chuyện chiến đấu can trường xưa, cùng nói về chị nhà báo Dương Thị Xuân Quý với tất cả sự ngưỡng mộ và biết ơn. Chị sống với dân, hy sinh vì dân và nằm lại với dân… Chị - tấm gương sáng chói cho nghề báo soi chung.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.