Ép học sinh không thi vào lớp 10: Căn nguyên vẫn là áp lực thành tích

Thứ sáu, 22/04/2022 15:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thầy Nguyễn Văn Hòa thì gốc của vấn đề là nằm ở Bộ, Sở vì vẫn còn tình trạng xếp loại các trường theo tiêu chí đỗ đạt cao, xếp loại từ trên xuống dưới nên người ta đua nhau.

Vấn đề ép học sinh không được thi vào lớp 10 ở Hà Nội khiến dư luận hết sức bức xúc bởi nó vi phạm đến quyền lợi của các em và bất nhẫn đối với những học sinh được cho là có học lực kém.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm và được ông cho biết mặc dù không ở trường công nhưng ông biết chuyện đó có từ 10 năm nay.

ep hoc sinh khong thi vao lop 10 can nguyen van la ap luc thanh tich hinh 1

“Tôi với danh nghĩa Chủ nhiệm câu lạc bộ Các trường ngoài công lập Hà Nội đã có lần trao đổi với nguyên một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khi còn đương nhiệm nhưng không ngăn được” – thầy Hòa cho biết.

Theo vị này, thì gốc của vấn đề là nằm ở Bộ, Sở vì vẫn còn tình trạng xếp loại các trường theo tiêu chí đỗ đạt cao. Vì xếp loại từ trên xuống dưới nên người ta đua nhau. Chính áp lực thành tích vào trường top nên sinh ra chiêu trò để trường mình vào top đầu.

“Vì chạy theo thành tích nên tìm cách đẩy học sinh yếu kém ra ngoài dẫn tới mất quyền lợi học tập thi cử của các em” – thầy Hòa phân tích.

Cũng theo thầy Hòa, bây giờ nói về danh chính ngôn thuận thì trường nào cũng chối, bảo không có việc này.

Nhưng thầy Hòa cho biết, từng được nhiều phụ huynh chia sẻ là họ bị ép buộc lắm nhưng “nói không có sách, mách không có chứng”. Các lệnh được đưa ra toàn nói mồm, nên không có bằng chứng.

Nhiều phụ huynh kể rằng, nếu con họ không thi thì được xếp loại tốt để đẹp hồ sơ xin vào trường tư. Đây là chuyện thực tế nhưng bây giờ đi điều tra thì chả có kết quả.

“Lãnh đạo ngành phải biết, phải hiểu để có điều chỉnh kịp thời, biết để uốn nắn. Đây là thực tế 10 năm nay rồi, càng ngày không ngăn chặn nó càng đậm đặc hơn” – thầy Hòa khẳng định.

Cũng theo thầy Hòa, hiện nay, với lý do phân luồng học nghề nên nhiều trường càng ép học sinh, vi phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của các em.

Một vấn đề đặt ra sau sự việc này nhiều người đặt câu hỏi vì sao phụ huynh vẫn có tâm lý không mặn mà với trường nghề, trường giáo dục thường xuyên trong khi về lý thuyết thì triết lý giáo dục của những mô hình này cũng rất tiến bộ.

Theo thầy Hòa, nguyên nhân của việc phụ huynh và học sinh không mặn mà với những mô hình giáo dục trên vì mấy chục năm nay học sinh được dạy chủ yếu cung cấp kiến thức, đề cao thành tích, đề cao điểm số, đề cao học sinh giỏi và đề cao kiến thức.

Toàn xã hội kỳ vọng vào con cái họ đều thành tài. Thành tài hiểu ở đây tức là học nhiều chứ không phải thành tài là có nghề, có việc đi làm.

Thành tài với cách hiểu học nhiều, đỗ đạt cao, còn ra làm việc gì thì không biết. Đỗ đạt cao để khoe nhau, đua nhau bằng cấp. Cái đó đã đi vào tiềm thức nên muốn thay đổi cần có cả một quá trình.

Chương trình phổ thông mới hiện nay đã thay đổi, cách đánh giá thi cử cũng sẽ thay đổi. Mọi thứ sẽ thay đổi nhưng phải đến 10 hay 15 năm nữa.

“Trường nghề cũng phải thay đổi, nghề ra nghề, đào tạo ra phải có công ăn việc làm chứ đi học nghề rồi cũng chẳng có việc làm thì học để làm gì.

Căn bản, đi học nghề không có công ăn việc  làm hoặc công ăn việc làm không đích đáng nên không ai muốn theo học” – thầy Hòa nhấn mạnh.

Cuối cùng thầy Hòa cho rằng, lâu nay chúng ta dạy kiến thức, trong bằng cấp nên đi học nghề đa số người dân không thích. Trong một xã hội thích bằng cấp, thích học cao thì phải dần dần mới thay đổi được.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục