EU - Mỹ: Cuộc đua tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19

Thứ năm, 05/08/2021 09:58 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Một cuộc đua bất thành văn, diễn ra từ cách đây hàng năm trời ngay từ khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát và cho tới nay vẫn diễn tiến âm thầm nhưng không kém phần khốc liệt.

Đó chính là cuộc đua tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, mà trong đó, cặp đối thủ chính yếu đối trọng nhau không ai khác là Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.

Nước Mỹ “sẵn sàng đối phó với tình trạng gia tăng số ca Covid-19 chưa từng có”

Đó là tuyên bố của Tổng thống Biden trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh do biến thể Delta gây ra. Người đứng đầu Nhà Trắng có lý do cho sự tự tin này bởi theo một thông báo do Giám đốc Dữ liệu Covid-19 của Nhà Trắng Cyrus Shahpar công bố trên trang Twitter cá nhân, đến ngày 2/8, Mỹ đã đạt cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 với 70% dân số nước này được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa Covid-19.

Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), trong bối cảnh số ca mắc mới và nhập viện vì Covid-19 ngày càng gia tăng nhiều do khả năng lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, tốc độ tiêm chủng trên toàn nước Mỹ đã được cải thiện, với mức độ bình quân khoảng 652.084 liều/tuần, tăng 26% so với 3 tuần trước.

Đáng chú ý, tốc độ tiêm chủng đã được đẩy nhanh ở một số bang miền Nam, vốn gặp khó khăn trong nỗ lực triển khai chương trình tiêm chủng do có nhiều người lo ngại về sự an toàn của các loại vaccine hiện nay, cũng như vì một số lý do khác.

Xalo32

Tuy nhiên, việc biến thể Delta quay lại, tấn công nước Mỹ theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng những ngày qua (theo Tiến sĩ Rochelle Walensky - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, trong 7 ngày qua, số ca mắc trung bình mỗi ngày tại Mỹ đã tăng hơn 40% so với tuần trước), chính quyền Tổng thống Biden đã ngay lập tức có những động thái mới trong việc cải thiện tốc độ tiêm chủng.

Nhất là các số liệu thực tế hiện nay cho thấy,  33% tổng số các ca mắc Covid-19 mới của Mỹ được báo cáo trong tuần trước là từ 2 bang Florida và Texas, trong đó các ca nhiễm phần đa gia tăng ở các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp của hai bang này. 

Trong số những biện pháp đã được Nhà Trắng thực hiện, việc chi 121 triệu USD cho hơn 100 tổ chức ở cộng đồng để thúc đẩy việc tiêm chủng ở các khu vực chiến dịch tiêm chủng chưa được triển khai; khoảng 100 triệu USD sẽ được cung cấp cho các phòng khám y tế nông thôn để giúp người dân tiếp cận với vaccine; tặng tiền mặt khoảng 100 USD cho mỗi người dân đi tiêm vaccine Covid-19…:

“Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm hoàn toàn bởi những gì đang xảy ra ở Mỹ là một đại dịch, một đại dịch của việc chưa tiêm phòng” - Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh với người dân Mỹ và rằng, điều quan trọng nhất là nước Mỹ phải xóa nhòa được sự chia rẽ của cái gọi là “hai nước Mỹ trong tiêm chủng” - một của nhóm người đã tiêm chủng và một của nhóm chưa tiêm chủng. 

EU: Dốc sức tăng tốc

Theo thống kê của hãng tin AFP (Pháp) dựa trên các số liệu chính thức vừa được công bố hồi đầu tháng 8 này, đã có khoảng 50% dân số Liên minh châu Âu (EU) đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19, 59,3% dân số EU đã được tiêm 1 mũi vaccine. Các con số này đồng nghĩa châu Âu đã vượt qua Mỹ trong chiến dịch tiêm chủng khi mới có khoảng 49,7% dân số Mỹ được tiêm chủng đủ liều. Tây Ban Nha dẫn đầu với 58,3% dân số đã được tiêm chủng, tiếp theo là Italy (54,4%), Pháp (52,9%) và Đức (52,2%).

Tuy nhiên, châu Âu dường như chưa hài lòng với thành quả đã đạt được. Hồi trung tuần tháng 7, Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) đã kêu gọi các quốc gia châu Âu đẩy mạnh chương trình tiêm chủng, nhấn mạnh việc tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa Covid-19 mới có thể bảo vệ tối đa trước biến chủng Delta. Mới đây nhất, để có thể đảm bảo đủ nguồn vaccine cho chiến dịch tăng tốc tiêm chủng, EU đã quyết định nhất trí trả giá cao hơn cho các đơn hàng mới đặt mua vaccine ngừa Covid-19.

Cụ thể, EU đã nhất trí trả 19,5 euro (23,1 USD) cho mỗi liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech theo hợp đồng ký hồi tháng 5 gồm 1,8 tỷ liều, tăng so với mức giá trước đó là 15,5 euro/liều trong hai hợp đồng cung ứng ban đầu gồm 600 triệu liều. Giá một liều vaccine của hãng Moderna cũng tăng từ 22,6 USD lên 25,5 USD cho đơn hàng gồm 300 triệu liều. 

Bản thân các nước châu Âu hiện đang dốc sức tăng tốc cho chiến dịch tiêm chủng của nước mình. Rất nhiều nước từ lâu đã có chính sách “khuyến khích tiêm chủng” của riêng mình như tại Hy Lạp, người trẻ được tặng 150 euro (hơn 4 triệu đồng) nếu tiêm liều đầu tiên; Ba Lan lập chương trình “xổ số” tặng xe hơi cho người trưởng thành đã tiêm đủ các liều vaccine và trúng thưởng…

Thậm chí các nước này đã đề ra những biện pháp “mạnh tay” hơn như: Italia yêu cầu các nhân viên y tế phải tiêm vaccine ngừa Covid-19 nếu không muốn bị đình chỉ mà không được trả lương; Pháp thông qua đạo luật yêu cầu người dân phải xuất trình “giấy thông hành y tế” - chứng nhận đã tiêm chủng hoặc xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 khi đến các địa điểm công cộng bắt đầu từ tháng 8/2021…

Hà Trang

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế