EVFTA: Cơ hội “vàng” cho sản phẩm Việt chất lượng cao

Thứ tư, 07/11/2018 11:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những hàng hóa có chất lượng cao của Việt Nam đảm bảo tiêu chí xuất khẩu và không bị vướng vào những rào cản kỹ thuật của EU thì chúng ta có thể đưa sang thị trường này được ổn định, bài bản và đảm bảo tương lai cho hàng hóa đó có thể tiêu thụ lâu dài ở thị trường này.

Báo Công luận
Hiệp định EVFTA còn mở ra khả năng để chúng ta mở rộng phát triển đầu tư trực tiếp giữa hai bên vào thị trường của nhau (Ảnh TL)

Ngày 17/10 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (gọi tắt là EVFTA). Phía EU cũng khẳng định cam kết sẽ thúc đẩy đưa Hiệp định này đi vào thực thi trong thời gian sớm nhất. 

Theo Phó Giáo sư Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương)  đây là thông tin rất vui cho nền kinh tế Việt Nam bởi chúng ta cũng đã bỏ rất nhiều công sức đàm phán với EU để có một Hiệp định thương mại tự do với thị trường khó tính, rộng lớn và chứa đựng những hy vọng đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.

Cho đến thời điểm này có thể khẳng định, Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực trong tương lai gần sắp tới.

Nói về những cơ hội đối với nền kinh tế của Việt Nam, Phó Giáo sư Phạm Tất Thắng cho hay, trước hết là về thuế, hầu hết sẽ được đưa về mốc 0%, và một điểm đáng chú ý là trong việc thời hạn được áp dụng thì các cơ quan đàm phán còn tính tới một điểm nữa là đặc thù giữa EU và nền kinh tế Việt Nam để đảm bảo sức chịu đựng của nền kinh tế Việt Nam cho phù hợp với cam kết đó.

Như vậy có thể thấy rất rõ, khi các dòng thuế về 0% thì hàng hóa của Việt Nam có điều kiện để đưa sang thị trường rất khó tính và rộng lớn này, ngược lại Việt Nam cũng có điều kiện để tiếp nhận hàng hóa mang tiêu chuẩn châu Âu về Việt Nam, như vậy nền kinh tế có lợi và người dân cùng có lợi.

Những hàng hóa có chất lượng cao của Việt Nam đảm bảo tiêu chí xuất khẩu và không bị vướng vào những rào cản kỹ thuật của EU thì chúng ta có thể đưa sang thị trường này được ổn định, bài bản và đảm bảo tương lai cho hàng hóa đó có thể tiêu thụ lâu dài ở thị trường này.

Mặt khác, người tiêu dùng Việt Nam có thể mua sắm và sử dụng được hàng hóa có tiêu chuẩn của EU, phải nhấn mạnh là hàng tiêu chuẩn rất cao, đảm bảo an toàn và chất lượng tốt.

Hơn nữa chúng ta có thể tiếp nhận được công nghệ hiện đại của EU và như vậy trong các lĩnh vực như công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp… sẽ có điều kiện làm cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Phía EU cũng cần có sự tiếp nhận về đầu tư và ngược lại Việt Nam cũng đang tiếp nhận ưu tiên tiếp nhận đầu tư từ EU. Bên cạnh đó, ở hiệp định EVFTA còn mở ra khả năng để chúng ta mở rộng phát triển đầu tư trực tiếp giữa hai bên vào thị trường của nhau.

Để tận dụng được các cơ hội của hiệp định này, theo ông Phạm Tất Thắng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải thấy đây là cơ hội vàng để chúng ta có điều kiện bước vào kinh doanh tại một thị trường cao cấp. Và như vậy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên cần phải nghiên cứu thị trường này một cách kỹ lưỡng, làm thế nào để có nhiều thông tin về người tiêu dùng, hệ thống phân phối cũng như nhu cầu của họ để từ đó có được sản phẩm phù hợp nhất với thị trường EU.

Tiếp đến, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tận dụng đến mức cao nhất đội ngũ làm Xúc tiến thương mại đã và sẽ có ở tại thị trường EU đặc biệt là đội ngũ Tham tán thương mại và chuyên gia có thể tư vấn cho doanh nghiệp trong việc xác định định hướng để đưa được hàng vào EU.

Có thể thấy, chúng ta không thể vào được thị trường EU nếu chúng ta không đưa được hàng vào hệ thống phân phối có uy tín nằm ở trên thị trường EU, vì vậy cần phải có sự xúc tiến, nghiên cứu để tìm ra được những nhà phân phối phù hợp với từng loại hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là tìm hiểu kỹ lưỡng những quy định về hành rào kỹ thuật trong thương mại, đây là những quy định rất khắt khe, nếu như vướng phải sẽ không còn cơ hội nữa và từ đó có giải pháp để tháo gỡ trong các tình huống cụ thể, giảm thiểu các thiệt hại xuống mức thấp nhất.

 Đức Minh

Tin khác

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp