(NB&CL) Với nhiều người đã từng trải qua những đêm dài mất ngủ, với những cơn sốt rét buốt sống lưng và giờ đây là những cơn ho dai dẳng hay những cơn khó thở ngay cả khi đã về “1 vạch”, thì F0 thực sự không hề là “trải nghiệm cho xong”.
“Thôi, xong sớm nghỉ sớm ông à” - đó là lời chia sẻ rất chân thành của một cậu bạn đồng nghiệp của tôi với một cậu đồng nghiệp vừa thông báo vừa lên “hai vạch”. Nhưng với nhiều người đã từng trải qua những đêm dài mất ngủ, với những cơn sốt rét buốt sống lưng và giờ đây là những cơn ho dai dẳng hay những cơn khó thở ngay cả khi đã về “1 vạch”, thì F0 thực sự không hề là “trải nghiệm cho xong”.
1. “Thằng cu Hoàng nhà chị Hường ấy, chả triệu chứng gì, đến cơ quan test mới biết, giờ khỏi rồi đấy, đi làm rồi đấy, có mỗi 3 hôm, không bằng cảm cúm”; “bà Bích bạn bố, cả nhà bị, khỏi rồi đấy, chả ai bị sao, như bị cảm cúm” - đó là vài chia sẻ của chính người thân tôi trong suốt những ngày Hà Nội luôn vượt mốc, tới cả hơn chục ngàn ca nhiễm COVID-19 mỗi ngày thời gian qua.
Không biết tự bao giờ, góc nhìn của nhiều người về COVID-19 lại xoay chuyển tới 360 độ đến thế, từ chỗ sợ con virus “đến chết thôi”, “một người bị cả làng bị kỳ thị” thì đến nay F1 “xịn” còn bị “ngó lơ” chứ đừng nói đến F2, F3. Chả mấy ai buồn để ý tới những con số ca nhiễm COVID-19 luôn vượt đỉnh, cũng chẳng buồn để ý tới con số ca bệnh nặng hay tử vong mà chính họ trước kia thường xuýt xoa mỗi ngày…
Thực ra cái tâm lý ấy chẳng sai, thậm chí cũng là hợp nhẽ trong thời buổi được xem là “bình thường mới”, “sống chung với dịch”.
Nhưng như chính người Việt có câu “phàm ở đời cái gì quá cũng không tốt”. Sợ con virus quá mức đến nỗi e ngại, kỳ thị, xa lánh người nhiễm; đến mức bỏ cả đống tiền để chất hàng đống thuốc trị COVID-19, thuốc tăng sức đề kháng trong nhà dù không biết có ngày dùng đến chúng không, rồi chùm chăn xông người tới 3 lần một ngày… đều là những sự quá, đôi khi đến “lợi bất cập hại”.
Đối trọng lại, cái sự xem “COVID-19 cũng nhẹ thôi, cùng lắm như cảm cúm”, “kiểu gì chẳng dính, bị sớm khỏi sớm, đỡ lo âu, thấp thỏm”, “tránh sao được giữa một rừng F0” cũng là một sự chủ quan, “lợi bất cập hại” không kém. Tư tưởng này, theo phản ánh của nhiều tờ báo, thậm chí đã “bùng” lên từ trước Tết Nguyên đán khi nhiều người nuôi ý định “nhiễm COVID-19 để ăn Tết cho… ngon”. Thậm chí, theo chia sẻ của nhiều người “F0 giờ là trend đấy bạn ạ” (?).
Tuy nhiên, với nhiều chuyên gia, đây thực sự là trend quá nguy hiểm. “Tâm lý ai rồi cũng trở thành F0 rất nguy hiểm. Chúng ta thử đặt tình huống dù thanh niên trẻ khỏe đến đâu cũng có tỷ lệ nhất định mắc bệnh diễn tiến nặng. Đó còn chưa kể đến trường hợp nếu chúng ta mắc bệnh rồi về lây cho người già, người mắc bệnh nền hay trẻ em, phụ nữ mang thai lại càng nguy hiểm hơn. Đây đều là đối tượng chưa tiêm vaccine, nguy cơ bệnh nặng, thậm chí tử vong. Do đó, người dân cần loại bỏ tâm lý ai rồi cũng mắc COVID-19”, chuyên gia Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Nếu buông xuôi, thả lỏng, nghĩ “ai rồi cũng thành F0” thì rất nguy hiểm, kéo theo vô số những hệ lụy, trong đó có quá tải hệ thống y tế, khiến số ca bệnh nặng, tử vong tăng vọt.
2. “Khi người ta không tránh được thì người ta vui vẻ, hài hước vậy, vượt qua cho nhẹ nhàng, có gì đâu mà căng?”; “cũng chẳng ai muốn bị F0 đâu, mọi người suy nghĩ như vậy cho thoải mái còn hơn là suốt ngày nơm nớp lo sợ không dám làm gì. Đã xác định sống chung thì cũng nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối phó”, “nói lên đấy để động viên người bị nhiễm để có tinh thần tốt nhanh khỏi, cũng là tự động viên mình đỡ lo sợ khi giao tiếp mà thôi”… Đó là vài ba trong rất nhiều comment “đáp trả” trước những phản bác về “trend F0”, “ai rồi cũng dương tính”…
Nhưng nói như nhà báo Phạm Gia Hiền, giữa lạc quan và coi thường là hoàn toàn khác nhau. Lạc quan để chúng ta chiến thắng bệnh tật còn chủ quan là chúng ta đang xem thường bệnh tật. Và COVID-19 - theo khẳng định của hết thảy các chuyên gia y tế, thực sự là dịch bệnh không thể nói là không nguy hiểm.
Một dẫn chứng rất cụ thể, số liệu được Bộ Y tế đưa ra ngày 1/3/2022 vừa qua: So sánh tuần này với tuần trước, số ca mắc mới tăng 93,4%, số tử vong tăng 27,9%, số đang điều trị tại bệnh viện tăng 15,1%, số ca nặng, nguy kịch tăng 9,3%. Còn thực tế, như chính thừa nhận của nhiều bệnh nhân COVID-19: “Mắc COVID-19 là một trong những trải nghiệm cực mệt mỏi và tồi tệ”. “Tiêm mũi 3 vaccine, nhưng vẫn sốt 40 độ, ho ra máu, tiêu chảy, phát ban, tức ngực, khó thở...”.
3. “Tôi trải qua gần một tháng “hậu COVID-19” với triệu chứng bốc hỏa, hơi thở ngắn, không ngủ được và đau nhức mình?”. Đó chắc chắn không phải là trải nghiệm của riêng một bệnh nhân COVID-19 nào.
Không phải bỗng dưng, cụm từ “triệu chứng, di chứng hậu COVID-19” được các chuyên gia y tế trong và ngoài nước nhấn mạnh nhiều đến vậy. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 200 triệu chứng được báo cáo ở bệnh nhân hậu COVID-19. Các triệu chứng khác bệnh nhân có thể gặp phải, bao gồm: đau ngực, khó giao tiếp, cảm giác lo lắng hoặc trầm cảm, đau cơ, sốt, mất khứu giác, mất vị giác..., trong đó khoảng 10-15% trường hợp tiến triển thành bệnh nặng, và khoảng 5% bệnh trở nên nghiêm trọng. Tình trạng triệu chứng hậu COVID kéo dài có thể gặp ở một số người, thường là sau khi hết bệnh 3 tháng, và kéo dài ít nhất 2 tháng.
Tại Việt Nam, các bệnh viện trên cả nước đều ghi nhận tình trạng F0 đi khám hậu COVID-19 ngày càng tăng. Thống kê cho thấy từ tháng 12/2021 đến đầu năm 2022, bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM đã tiếp nhận hơn 1.000 bệnh nhân đến khám hậu COVID-19, trong đó, hơn một nửa bệnh nhân hậu COVID-19 gặp vấn đề hô hấp. “Ở đây cũng can thiệp nhiều trường hợp tổn thương nặng sau COVID-19. Có những tình huống như là viêm phổi. Viêm phổi tổ chức hóa rồi xơ phổi, một số trường hợp giãn phế quản” - TS.BS Lê Thị Thu Hương - Trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết.
Nếu nhiễm COVID-19, có thể trong quá trình điều trị dương tính, F0 không triệu chứng, cảm thấy bình thường, nhưng vẫn có thể chịu những di chứng hậu COVID-19. Vấn đề nữa là tái nhiễm, bởi không phải một người đã nhiễm rồi thì mãi mãi không bị nữa - chuyên gia Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Rõ ràng, hội chứng hậu COVID-19 đã không hề là sự hiếm gặp. Thậm chí, nó hoàn toàn là nguy cơ mà bất cứ bệnh nhân COVID-19 nào, nếu không cẩn trọng trong chăm sóc sức khỏe thời gian điều trị bệnh, đặc biệt là với những đối tượng như TS.BS Lê Thị Thu Hương - Trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết: “Nhóm những người có nguy cơ cao như người đã từng nằm viện, người thuộc nhóm có bệnh nền như béo phì, tiểu đường. Lớn tuổi hoặc trong thời gian nằm viện, người ta phải can thiệp thở máy, phải can thiệp ECMO”.
Thế nên, đừng ai hãy vội nói F0 cho xong. Với nhiều người, rõ ràng muốn xong mà “nào đã xong cho được”. Thế nên, lạc quan, bình thường hóa là tốt, nhưng từng xem thường dịch bệnh lại là câu chuyện hoàn toàn không tốt. Đất nước có thực sự bình thường hóa được hay không, có thực sự vượt qua được dịch bệnh và phục hồi được hay không, đôi khi, lại bắt đầu từ chính tâm thế tưởng rất cá nhân của mỗi người.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.