FAO kêu gọi chung tay diệt nạn châu chấu sa mạc

Thứ tư, 13/05/2020 10:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thế giới đang đối mặt với nỗi sợ hãi Covid-19 với hàng trăm nghìn người chết và hàng triệu người nhiễm bệnh, nhưng còn một mối nguy hiểm khác cũng đang dần dần khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói: Châu chấu sa mạc.

Châu chấu sa mạc đang tàn phá mùa màng ở các quốc gia châu Phi, Tây Á và Nam Á - Ảnh: Reuters

Châu chấu sa mạc đang tàn phá mùa màng ở các quốc gia châu Phi, Tây Á và Nam Á - Ảnh: Reuters

 

Châu chấu sa mạc, nỗi khiếp sợ của người nông dân

Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), châu chấu sa mạc là mối đe dọa hàng đầu đối với nền sản xuất nông nghiệp.

Nghiên cứu cho thấy, mỗi con châu chấu sa mạc trưởng thành tiêu thụ bình quân 200mg chất xanh/ngày. Trong khi đó, mật độ phân bố một đàn có thể lên tới 150 triệu con/km2, ước tính một đàn 1km2 có thể tiêu thụ lượng thức ăn 1 ngày tương đương lượng thức ăn của 35.000 người.

Châu chấu sa mạc nguy hiểm ở chỗ, khi điều kiện thức ăn khan hiếm, chúng sẽ tập trung thành các đàn lớn để di chuyển, có thể bay xa 150km/ngày và bay ở độ cao dưới 2.000m so với mực nước biển.

Một trong những đặc điểm đáng sợ của châu chấu sa mạc là khả năng tạo đàn cực lớn, diện tích đàn tính theo kilômet vuông, tổng đàn lên tới cả trăm tỉ con và di cư rất xa.

Bất cứ chỗ nào dừng chân, châu chấu có thể biến nơi đó thành “vùng chết” khi chúng ăn bất kỳ loại cây xanh nào mà chúng gặp như cây trồng, đồng cỏ, chồi non, hoa, lá, hạt, vỏ cây và thân cây…

Châu Phi từ lâu là nơi mà châu chấu sa mạc tàn phá khủng khiếp nhất. Theo FAO, đối với Ethiopia và Somalia, đây là thời điểm châu chấu tấn công mạnh nhất trong 25 năm và tồi tệ nhất ở Kenya trong 70 năm.

Châu chấu sa mạc tiêu thụ 200mg thức ăn mỗi ngày và một đàn châu chấu 1km2 có thể tiêu thụ thức ăn 1 ngày bằng 35.000 người - Ảnh: Reuters

Châu chấu sa mạc tiêu thụ 200mg thức ăn mỗi ngày và một đàn châu chấu 1km2 có thể tiêu thụ thức ăn 1 ngày bằng 35.000 người - Ảnh: Reuters

Nông dân Somalia gần đây đã chia sẻ sự đau lòng của họ khi hoa màu của họ bị châu châu phá hoại.

"Loài vật gây hại này có tác động tàn phá đối với chúng tôi. Nó phá hủy vùng đất chăn thả gia súc của chúng tôi và tàn phá trên khắp đất nước", Khayre Du'aale Dhayne, một nông dân và trưởng làng từ Geerisa ở Somaliland, nói với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc.

Châu chấu tấn công cả châu Phi và các quốc gia Tây – Nam Á

Không chỉ tàn phá châu Phi nghèo đói, châu chấu sa mạc đang di cư sang các quốc gia Tây và Nam Á, bắt đầu từ vừng Sừng châu Phi (các nước bắc Phi).

Theo các chuyên gia về thực vật, mưa lớn gây ra bởi một loạt các cơn bão ở Ấn Độ Dương vào năm 2018 và 2019 đã tạo điều kiện lý tưởng cho châu chấu sinh sản.

Với khả năng tập trung và di cư lớn, châu châu đã có mặt tại Bahrain, Iraq, Iran, Kuwait, Oman, Ả Rập Saudi, Sudan, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen, và nó đã có ở Nam Á.

Tháng 2/2020, chính phủ Pakistan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc khi những người nông dân nước này phải gồng mình chống nạn chân chấu tồi tệ nhất trong gần 3 thập kỷ qua.

Hàng tỷ con châu chấu sa mạc đã di cư tới quốc gia Nam Á từ châu Phi đến vùng trung tâm nông nghiệp của đất nước ở khu vực Punjab.

Ở phía bên kia biên giới, Ấn Độ đã tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập của loài châu chấu ảnh hưởng đến các bang miền tây Rajasthan và Gujarat. Tuy nhiên, lúc này họ đang đối mặt với mối đe dọa mới xuất hiện khi loại vật phàm ăn này có thể đến tiếp tục di cư từ miền nam Iran và từ vùng đông bắc châu Phi.

Các quốc gia châu Phi đang khốn khổ vì sự tàn phá của châu chấu sa mạc - Ảnh: Reuters

Các quốc gia châu Phi đang khốn khổ vì sự tàn phá của châu chấu sa mạc - Ảnh: Reuters

 

Thế giới cần chung tay diệt nạn châu chấu

Với quy mô và sự tăng trưởng khó tưởng tượng của các đàn châu chấu, hàng ngàn héc ta đồng cỏ và hoa màu đang bị xóa sổ trên rất nhiều khu vực tại châu Phi, Tây Á và Nam Á, những nơi hầu hết người dân vẫn đang đối mặt với thiếu hụt lương thực phẩm.

Đông Phi đang ở tình trạng báo động đặc biệt khi gần 20 triệu người bị coi là không có an toàn thực phẩm, nói đúng hơn là đang ở trong tình trạng thiếu đói.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đang rất nỗ lực phối hợp với chính quyền các quốc gia, địa phương và các đối tác để cố gắng quét sạch châu chấu và ngăn chặn một thế hệ châu chấu mới có thể gây thiệt hại thậm chí nhiều hơn.

Ở Ethiopia, Kenya và Somalia, tình hình chăn nuôi gia súc đang bị đe dọa nghiêm trọng trước sự tấn công của nạn châu chấu. Theo các chuyên gia, các quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng an ninh lương thực nguy cấp vào mùa vụ sắp tới.

Nhưng sự nguy hiểm của việc tăng trưởng không thể kiểm soát của các đàn châu chấu vẫn chưa dừng lại ở đó.

Trong một chuyến thăm gần đây tới Pakistan, Tổng Giám đốc của FAO, Qu Dongyu, đã thấy tận mắt tác động của các đàn châu chấu ở huyện Okara của bang Punjab và mối đe dọa tàn khốc mà chúng gây ra cho nông dân và sinh kế của họ.

FAO đang chia sẻ chuyên môn kỹ thuật của mình với các chuyên gia Pakistan để giúp họ chống lại sự xâm nhập và làm việc với chính phủ để cải thiện việc kiểm soát nạn châu chấu.

FAO kêu gọi các quốc gia chung tay chống lại nạn châu chấu bằng cách kiểm soát trên không - Ảnh: Reuters

FAO kêu gọi các quốc gia chung tay chống lại nạn châu chấu bằng cách kiểm soát trên không - Ảnh: Reuters

“Hiện FAO đang kêu gọi 153 triệu USD để giúp các chính phủ kiểm soát các loài gây hại tàn phá này. Cho đến nay, khoảng 107 triệu USD đã được cam kết hoặc nhận từ các nhà tài trợ, vì vậy chúng tôi cần khẩn trương lấp đầy khoảng trống”, Tổng Giám đốc của FAO cho biết.

Theo ông Qu Dongyu, hàng động cần thiết và ngay lập tức của các nhà tài trợ và các đội liên hiệp các quốc gia là kiểm soát trên không. Đây là yếu tố rất quan trọng để kiểm soát và ngăn chặn châu chấu di cư vào vụ mùa của nông dân và ngay sau khi công đoạn vỡ đất.

Bên cạnh đó, ông Qu Dongyu cũng cho biết, FAO đang tăng cường khả năng hồi phục của các cộng đồng bị ảnh hưởng và xây dựng sinh kế để nông dân và gia đình họ có thể chịu đựng tốt hơn trước một cú sốc không tránh khỏi.

FAO đã cung cấp 15 chuyên gia châu chấu và các nhân viên khác để hỗ trợ các chính phủ giám sát và phối hợp các hoạt động kiểm soát châu chấu, tư vấn kỹ thuật và mua sắm vật tư và thiết bị cho các hoạt động trên không và trên mặt đất ở Đông Phi.

“Chúng tôi phải kiểm soát sự phá hoại này trước khi mưa và mùa trồng bắt đầu”, Tổng Giám đốc của FAO chia sẻ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khẳng định, châu chấu có tính bầy đàn và cơ động cao, địa hình khó tiếp cận là những thách thức vô cùng lớn. Ở thời điểm mùa sinh sản, chỉ riêng số lượng châu chấu ở Đông Phi có thể tăng 400 lần vào tháng 6.

Nếu virus Corona có thể gây ra sự nguy hiểm chết người thấy được, thì dịch châu chấu lại ảnh hưởng một cách chậm rãi hơn, nhưng mức độ nguy hiểm và hậu quả của nó khủng khiếp không kém bất cứ đại dịch nào.

Hơn lúc nào hết, FAO kêu gọi thế giới chung tay hành động ngay để tránh thảm họa kép cùng với đại dịch Covid-19.

Hoài Đức

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế