G20 và trách nhiệm tránh để thế giới trở thành hai ‘thái cực’

Thứ năm, 28/10/2021 14:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nền kinh tế thế giới đang đối mặt với hai thái cực. Thế giới giàu có đang quá nóng. Thế giới nghèo đang trì trệ. Hai thế giới này sẽ gây ra các vấn đề cho nhau, có thể tạo ra một vòng phản hồi nguy hiểm.

Mối nguy khoảng cách giàu nghèo

Giải quyết nền kinh tế toàn cầu hai thái cực này nên là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo G20 khi họ gặp nhau tại Ý vào ngày 30/10 tới.

g20 va trach nhiem tranh de the gioi tro thanh hai thai cuc hinh 1

Các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp vào tháng 10 nhằm kiểm soát đại dịch và hỗ trợ các nước đang phát triển trên con đường phục hồi công bằng và bền vững - Ảnh: Alexey Struyskiy

Song những tín hiệu ban đầu cho thấy không phải vậy. Chương trình nghị sự của nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới này quá tập trung vào các vấn đề của thế giới giàu có.

Rõ ràng, G20 cần dừng tập trung vào các chương trình nghị sự với nhóm G7. Điều tổ chức này cần là phải xử lý những thách thức mà các nền kinh tế đang phát triển đang phải đối mặt trước khi quá muộn.

Dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy sự phục hồi kinh tế sau Covid-19 sẽ bị chia rẽ rất lớn. Các nước giàu dự kiến sẽ đạt mức sản lượng trước đại dịch vào năm 2024, trong khi các nước nghèo sẽ vẫn thấp hơn 5,5% so với mức trước đại dịch.

Những dự báo này rất đáng tin cậy và không đáng ngạc nhiên. Hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém, mạng lưới an toàn xã hội yếu kém và không gian chính sách tài khóa và tiền tệ hạn chế có nghĩa là Covid-19 sẽ luôn tàn phá các nước đang phát triển.

Thế giới giàu có chỉ mới đang làm được những điều tối thiểu để giúp đỡ những nước đang phát triển. Hầu hết các hỗ trợ tài chính trên thế giới phần lớn lại đến các nước giàu có khác. Sự hỗ trợ từ các thể chế đa phương quá ít và quá khó để đạt được. Việc xóa nợ cũng đang chỉ như một giọt nước trong đại dương.

Vẫn chưa có bài học nào được rút ra. Việc triển khai vắc xin ở các nước đang phát triển rất ảm đạm. Gần 60% dân số ở các nền kinh tế tiên tiến được tiêm chủng đầy đủ. Nhiều người hiện còn đã nhận được các mũi tiêm tăng cường. Ở các nước nghèo, hơn 95% dân số vẫn chưa được tiêm chủng đầy đủ.

g20 va trach nhiem tranh de the gioi tro thanh hai thai cuc hinh 2

Kinh tế hai thái cực, nỗi lo của toàn cầu

Nền kinh tế toàn cầu hai thái cực này không chỉ là một vấn đề đạo đức.

Thế giới giàu có sẽ sớm bắt đầu đẩy bất ổn tài chính sang thế giới đang phát triển. Nhiều ngân hàng trung ương giàu có trên thế giới đã bắt đầu giảm bớt các chương trình nới lỏng và tăng lãi suất. Nếu áp lực lạm phát vẫn tiếp tục, sẽ có nhiều điều tồi tệ hơn nữa sẽ đến sau.

Điều này có nguy cơ dẫn tới một sự hủy hoại. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2013 đã chứng kiến nguồn vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi một cách mạnh mẽ. Giá tài sản giảm và đầu tư giảm mạnh. Khi tỷ giá hối đoái giảm, các khoản nợ gốc ngoại tệ tăng vọt, tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn.

Các lỗ hổng tài chính ở các nước đang phát triển của châu Á không còn lớn vào ngày nay, nhưng chúng vẫn còn đó. Nợ USD của Indonesia là 28% vào năm 2013. Ngày nay, con số này là 21%. Nợ nước ngoài tính theo phần trăm dự trữ ngoại hối ở các nước đang phát triển đã ít hơn năm 2013, nhưng vẫn hơn gấp đôi so với những năm 2000.

Các nước giàu sẽ không phải là những nước duy nhất gặp vấn đề về xuất khẩu. Việc nhiều quốc gia đang phát triển chưa được tiêm chủng bao phủ sẽ dẫn tới nguy cơ xuất hiện các biến thể mới của Covid-19.

Sự kết hợp của yếu tố nói trên có thể tạo ra một vòng phản hồi nguy hiểm. Nỗi đau về tài chính từ thế giới giàu làm suy yếu phản ứng về sức khỏe ở thế giới nghèo. Điều này không chỉ cản trở nguồn tăng trưởng kinh tế của thế giới, mà còn có khả năng lan truyền các biến thể Covid-19 mới đến giới giàu có, phá hoại sự phục hồi kinh tế mong manh của chính họ.

Hãy bỏ qua những bài hùng biện mà chẳng kèm theo cam kết nào, chương trình nghị sự của G20 năm nay cần tập trung vào thuế suất doanh nghiệp quốc tế, tránh thuế đa quốc gia, chuyển đổi kỹ thuật số, biến đổi khí hậu và cơ sở hạ tầng.

Đây đều là những vấn đề quan trọng. Chúng rất quan trọng với các nước đang phát triển của Châu Á, song lại đang không phải ưu tiên hàng đầu của họ. Các nước giàu cần phải giúp các nước nghèo đứng vững trở lại bằng cách tăng tỷ lệ tiêm chủng theo cấp số nhân, thúc đẩy không gian tài chính và hỗ trợ hệ thống y tế. Không một vấn đề nào khác trong chương trình nghị sự của G20 có thể đạt được nếu không giải quyết những vấn đề này trước tiên.

g20 va trach nhiem tranh de the gioi tro thanh hai thai cuc hinh 3

Chênh lệch giàu nghèo ở các quốc gia ngày càng gia tăng - Ảnh: AFP

Hành động cần làm ngay

G20 đúng là không bỏ qua những vấn đề trên. Nhưng hành động của họ thì không tương xứng. Các cam kết cung cấp vắc xin quá nhỏ giọt và vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Các cam kết xóa nợ cũng chỉ là 4,6 tỷ USD trong năm 2021.

Trong khi đó, con số 44 tỷ USD khoản hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế chỉ là giọt nước trong đại dương, khi mà mà các chính phủ, các tập đoàn giàu có đã tích lũy được tới 27 nghìn tỷ USD từ nợ mới chỉ tính riêng trong năm 2020.

G20 cần xoay quanh các ưu tiên của thế giới đang phát triển. Indonesia sẽ là Chủ tịch G20 vào năm 2022, tiếp theo là Ấn Độ và Brazil. Các ưu tiên cho các nước đang phát triển có thể sẽ cải thiện trong chương trình nghị sự khi đó.

Nhưng lúc này sự hỗ trợ về tiêm chủng Covid-19 cần phải được thực hiện mạnh mẽ hơn. Các cam kết về số lượng và thời gian cần phải được đưa ra, không chỉ tập trung vào bản thân vắc xin mà còn cả các vấn đề về hậu cần, để chúng có thể trở thành những thứ vũ khí thực sự hiệu quả.

Nếu nền kinh tế toàn cầu hai thái cực không sớm được kiểm soát, các vấn đề phát sinh từ đó sẽ ngày càng lớn. G20 tốt hơn hết nên hành động ngay bây giờ!

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế