(CLO) Chiều 21/11, Đại lễ dâng hương cầu quốc thái dân an lớn nhất từ trước đến nay tại quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Fansipan sẽ diễn ra, với sự tham dự của gần 1.500 tăng ni, Phật tử và đại biểu.
Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Hội thảo Khoa học Quốc gia 2020 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào Cai với chủ đề “Phật giáo với hoạt động đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế” và kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Diễn ra lúc 2h30 chiều 21/11, tại quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Fansipan thuộc khu du lịch Sun World Fansipan Legend, sự kiện có sự tham dự của các chư tăng, giáo phẩm và các hoà thượng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng gần 1.500 tăng ni, Phật tử, đại biểu từ khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt, du khách tới tham quan chiêm bái Sun World Fansipan Legend dịp này cũng sẽ có cơ hội được tham dự đại lễ, để cùng với các cao tăng, ni, Phật tử và đại biểu nguyện cầu cho đất nước, nhân loại bình an, may mắn, nhất là trong hoàn cảnh thế giới vẫn vô cùng bất an trước đại dịch Covid-19 và trong nước, thiên tai bão lũ đã gây ra không ít thảm họa thời gian qua.
Đại lễ sẽ diễn ra với các nghi thức Phật giáo truyền thống bao gồm lễ rước cờ từ khu vực Đại Tượng Phật A Di Đà, qua con đường La Hán và kết thúc bằng lễ dâng hương cầu quốc thái dân an tại Kim Sơn Bảo Thắng Tự.
Đồng hành với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức sự kiện này, khu du lịch Sun World Fansipan Legend cho biết đơn vị đã và đang khẩn trương hoàn tất việc trang trí đại lễ với nhiều hạng mục cảnh quan quy mô. Theo đó, toàn bộ các công trình kiến trúc tâm linh trên khu vực đỉnh Fansipan sẽ được trang hoàng với 1999 lá cờ hội ngũ sắc. Tại khu vực Sân Mây, du khách và Phật tử sẽ được chiêm ngưỡng Đại cảnh Vạn hoa dâng Phật lớn nhất Việt Nam với tạo hình một đoá hoa sen được kết từ hàng chục ngàn bông hoa tươi có diện tích lên tới 99m2. Cùng với đó, rất nhiều tiểu cảnh từ hoa cũng được trang hoàng tại khu vực tiến hành đại lễ - Kim Sơn Bảo Thắng Tự - tạo nên không gian đại lễ quy mô, thành kính, để các tăng ni, Phật tử và du khách cảm nhận sự thiêng liêng, nhất tâm hướng lòng thành cầu nguyện quốc thái dân an.
Đến với khu du lịch Sun World Fansipan Legend đúng dịp diễn ra Đại lễ có thể coi là một may mắn đối với du khách, Phật tử. Bởi không chỉ được tham gia một sự kiện Phật giáo lớn nhất từ trước tới nay tại đỉnh thiêng, mà du khách, Phật tử còn được các sư thầy giúp viết sớ cầu an, tặng giấy đỏ may mắn và lá phật hiển linh đem lại bình an.
Chia sẻ thêm về việc đồng hành cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức sự kiện này, ông Nguyễn Xuân Chiến, Giám đốc khu du lịch Sun World Fansipan Legend nói: “Được Giáo hội Phật giáo Việt Nam chọn là địa điểm tổ chức Đại lễ dâng hương nguyện cầu quốc thái dân an là một vinh dự lớn cho Khu du lịch Sun World Fansipan Legend. Đây cũng là sự kiện quy mô lớn nhất từ trước đến nay mà chúng tôi được đồng hành tổ chức. Không chỉ là một hoạt động Phật sự ý nghĩa cầu cho đất nước an bình, muôn dân hạnh phúc, đây còn là dịp để Phật tử, du khách cùng cảm nghiệm về sự thiêng liêng của đỉnh Fansipan, nơi nói như thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là “suối nguồn linh khí, đại huyệt mạch của quốc gia”.
Ngự toạ tại đỉnh núi cao nhất Đông Dương, quần thể kiến trúc văn hóa tâm linh Fansipan thuộc khu du lịch Sun World Fansipan Legend là nơi hàng triệu du khách và Phật tử bốn phương tìm về để chiêm bái cầu an mỗi năm. Nơi đây hội tụ 12 công trình kiến trúc mang đặc trưng của những ngôi chùa Việt thế kỷ 15-16, bám vào thế núi, ẩn hiện trong mây ngàn, tựa như những sơn tự đã tồn tại ở nơi núi thiêng khắc nghiệt này cả trăm năm về trước.
Đến đây, Phật tử và du khách không chỉ được chiêm bái, đảnh lễ trước những công trình tâm linh kỳ vĩ như Đại Tượng Phật A Di Đà ở độ cao 3075m, bên trong lưu giữ xá lợi phật linh thiêng, hay tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 9m sừng sững giữa mây ngàn, mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú như biển mây bồng bềnh tựa chốn bồng lai hay hiện tượng phát quang kỳ ảo. Rất nhiều Phật tử nhận định rằng ít có chốn tâm linh nào trên đất Việt sở hữu vẻ đẹp huyền diệu như thế.
Chốn tâm linh nơi đỉnh trời này cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật sự, lễ hội tâm linh lớn trải dài trong năm như Hội Xuân Mở Cổng Trời, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu, các ngày vía Thần Tài, vía Quan Âm ... ; cùng các lễ hội, sự kiện văn hoá mang đậm sắc màu bản địa như lễ hội Hoa Đỗ Quyên, chương trình nghệ thuật Vũ Điệu Trên Mây…
Sự hòa quyện của kiến trúc tâm linh trong dáng dấp của những nếp chùa Việt cổ từ ngàn xưa với vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc hùng vỹ và các lễ hội văn hoá giàu bản sắc đã kiến tạo nên một điểm đến du lịch văn hoá độc đáo và ấn tượng. Đó cũng là lý do đưa Sun World Fansipan Legend đến với giải thưởng du lịch danh giá bậc nhất thế giới - World Travel Awards và hai năm liên tiếp được vinh danh Điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam (2019, 2020); Điểm du lịch văn hoá hàng đầu thế giới 2019.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của CTCP Cơ điện lạnh (REE) sụt giảm 23,4%. Bên cạnh đó công ty cũng đang trải qua biến động nhân sự cấp cao và cơ cấu cổ đông.
(CLO) Ngày 24/11/2024, huấn luyện viên Kim Sang-sik cùng các cầu thủ đội tuyển Việt Nam có buổi rèn thể lực “đáng nhớ” tại sân cỏ nhân tạo thuộc Smart AirDome Gyeong Ju – sân vận động mái vòm hiện đại nhất của Hàn Quốc, vừa được đưa vào sử dụng hồi tháng 4/2023.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Với chủ đề "Sum họp trúc mai", chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại vừa khép lại thành công, qua đó để lại nhiều cảm xúc lắng đọng, thắm đượm nghĩa tình trong mỗi người dân Kinh Bắc.
(CLO) Với 413/422 phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Đây là bước ngoặt quan trọng, đặt nền tảng mới cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt qua hai điểm nhấn: thành lập quỹ bảo tồn di sản và triển khai thanh tra chuyên ngành.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.