Gần 20 người bị khởi tố sau kỳ thi THPT quốc gia 2018

Chủ nhật, 14/04/2019 12:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau 9 tháng điều tra, các cơ quan chức năng mới tìm ra điểm thật của các thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hòa Bình và Sơn La. Theo đó, có đến gần 20 người đã bị đưa ra khởi tố.

Hà Giang vừa khởi tố thêm 2 Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo (Ảnh TL)

Hà Giang vừa khởi tố thêm 2 Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo (Ảnh TL)

Vào tháng 7/2018, Công an Hà Giang khởi tố bị can với ông Vũ Trọng Lương - người được xác định đã can thiệp trực tiếp vào bài thi của 114 thí sinh Hà Giang. Ông Lương bị bắt, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.  Ông Nguyễn Thanh Hoài (Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục tỉnh Hà Giang) bị điều tra với cùng tội danh ông Lương.

Và đến ngày 8/4/ 2019 sau gần chín tháng, Cơ quan chức năng đã điều tra ra bà Triệu Thị Chính (Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang, Trưởng Ban chấm thi của Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 Hà Giang) cũng liên quan đến sự việc này và quyết định đưa ra khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tiếp đó là Phó giám đốc, Phạm Văn Khuông cùng bà Lê Thị Dung (Phòng Bảo vệ Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang) cũng bị khởi tố cùng tội danh. Ba bị can này được tại ngoại song cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra.

Theo đường dây này, tại Hòa Bình, cơ quan điều tra đã tìm ra thêm ba người bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, bao gồm: Nguyễn Quang Vinh (nguyên Trưởng phòng, Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh); Đỗ Mạnh Tuấn (nguyên hiệu phó Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy) và Nguyễn Khắc Tuấn (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo). Cho thấy, tất cả các đối tượng trên đều cùng một hành vi là lợi dụng quyền hạn của mình để tham gia chỉ đạo nâng điểm cho thí sinh.

Cùng sự việc trên tại Sơn La, việc lợi dụng quyền hạn, chức vụ để gian lận trong thi cử cũng là tội danh của 8 bị can đã khởi tố ngày 9/4/ 2019 là ông Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, nguyên đội phó đội giáo dục, Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La) do đã tích cực trợ giúp một số người trong đường dây sửa chữa cho một số thí sinh. Ông cũng nhờ nâng điểm cho em vợ và một người khác.

Hai cái tên đáng chú ý khác có thể kể đến là ông Đỗ Khắc Hưng (cựu trung tá, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ) - người đã thông đồng mở khóa phòng chứa bài thi và ông Trần Xuân Yến (Phó giám đốc Sở Giáo dục Sơn La, Phó chủ tịch Hội đồng thi, Tổ trưởng Tổ chấm thi trắc nghiệm) vì những liên quan trực tiếp, nghiêm trọng trong việc can thiệp bài thi.

Ông Yến cùng bà Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng); Cầm Thị Bun Sọn (Phó trưởng Phòng Chính trị Tư tưởng); Đặng Hữu Thủy (Phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu); Lò Văn Huynh (Phó trưởng phòng Khảo thí); Nguyễn Thanh Nhàn (Phó trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng) đều bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Và trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 2/4, Thứ trưởng Công an Bùi Văn Nam nhận định việc công bố danh tính học sinh được nâng điểm hay không là vấn đề quan trọng. Bộ Công an đã trao đổi kỹ với các bên liên quan để vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nhưng cũng phải nhân văn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, quyền công bố thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, mức độ công bố thế nào thì phải xem xét. "Chúng ta xử lý phải nhân văn, không nên làm ảnh hưởng đến các cháu, vì có thể các cháu cũng không biết việc gian lận điểm. Chúng ta phải nêu đúng, trúng, khách quan, nhưng cũng đừng tạo ra sự phức tạp khác".

Như vậy, việc xử lý các đối tượng gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 vẫn còn gây nhiều tranh luận và bàn cãi. Bởi dư luận xã hội cho rằng, tính minh bạch trong thi cử rất quan trọng với hệ lụy giáo dục sau này. Nếu việc xử lý không đảm bảo tính nghiêm minh và có tính răn đe thì tình trạng gian lận, nâng điểm trong các kỳ thi sắp tới liệu có chắc chắn không xảy ra nữa.

Lương Minh

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục