Gần 800 dự án chưa đủ điều kiện giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn làm chậm trễ giải ngân vốn

Thứ bảy, 24/07/2021 12:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ việc gần 800 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, chưa đủ điều kiện giao kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chậm trễ trong quá trình thực hiện, giải ngân vốn.

Bài liên quan

Sáng nay (24/7), ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến giai đoạn 2021-2025; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường (Ủy ban TCNS) đã có báo cáo thẩm tra về nội dung này trước Quốc hội.

Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính - Ngân sách của Quốc hội Báo cáo thẩm tra về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính - Ngân sách của Quốc hội Báo cáo thẩm tra về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Đề nghị giữ tổng mức vốn đầu tư công là 2.750.000 tỷ đồng

Theo Ủy ban TCNS đánh giá, Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong quá trình xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (KHĐTCTH), đặc biệt là những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong thời gian qua.

“Số lượng các dự án khởi công mới từ nguồn NSTW của cả nước giai đoạn 2021-2025 giảm khoảng ½ so với giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, ngày 02/4/2021, Thủ tướng Chính phủ mới thông báo số dự kiến kế hoạch cho từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương là chậm so với quy định của Luật Đầu tư công”, Chủ nhiệm Ủy ban TCNS nêu rõ.

Liên quan đến phương án Chính phủ dự kiến vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN), trong đó có tổng mức đầu tư từ nguồn NSNN; Ủy ban TCNS cho biết, đa số ý kiến cho rằng, về tổng thể, vốn đầu tư công dự kiến tăng 1,43 lần so với số kế hoạch giai đoạn 2016-2020 là tích cực.

Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ lưu ý: Tiếp tục rà soát thận trọng nguồn thu để bảo đảm tính khả thi của kế hoạch, giữ vững an toàn nợ công; Việc xác định dự toán chi đầu tư hàng năm phải dựa trên cơ sở thu NSNN thực tế từ thực lực của nền kinh tế, vay đầu tư trong khả năng trả nợ, không tạo áp lực trả nợ quá lớn cho giai đoạn sau; Bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng với các nhiệm vụ an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

"Một số ý kiến đề nghị giữ tổng mức vốn đầu tư công là 2.750.000 tỷ đồng như đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV", Chủ nhiệm Ủy ban TCNS cho biết. 

Về phương án phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương (NSTW). Cụ thể, đối với vốn NSTW trong nước (1.080.000 tỷ đồng). Ủy ban TCNS nhận thấy, phương án phân bổ chưa bảo đảm cụ thể vì bên cạnh việc phân bổ 100.000 tỷ đồng dự kiến dành cho các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), số còn lại 69.643,453 tỷ đồng, Chính phủ dự kiến thực hiện một số nhiệm vụ chưa có phương án chi tiết đảm bảo đầy đủ danh mục dự án theo quy định của Luật Đầu tư công. "Đề nghị Chính phủ giải trình rõ vấn đề này", Chủ nhiệm Ủy ban TCNS đề nghị.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban TCNS cho biết, tổng số dự án được dự kiến phân bổ khoảng 4.979 dự án, trong đó có 2.236 dự án khởi công mới. Ngoài 264 dự án của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (có báo cáo riêng), có khoảng 513 dự án khởi công mới sử dụng vốn NSTW của các bộ, ngành, địa phương chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư.

hủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường báo cáo thẩm tra về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

hủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường báo cáo thẩm tra về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Gần 800 dự án chưa đủ điều kiện giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn làm chậm trễ giải ngân vốn

Về việc phân bổ cho các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm khác, Chủ nhiệm Ủy ban TCNS cho biết, các ý kiến cơ bản thống nhất với dự kiến bố trí khoảng 104.533,847 tỷ đồng để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia.

"Trong đó, đối với 38.738 tỷ đồng để đầu tư các đoạn tuyến thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 2): đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng quy định", ông Nguyễn Phú Cường phát biểu.

Còn đối với số vốn 78.719 tỷ đồng, Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, tránh việc chia nhỏ dự án không đúng quy định.

Về số vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương (NSĐP), Chủ nhiệm Ủy ban TCNS cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc hỗ trợ thực hiện các dự án kết nối, có tác động liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó kết hợp nguồn vốn chủ đạo của trung ương và địa phương.

Chủ nhiệm Ủy ban TCNS cho biết: "Một số ý kiến cho rằng, số vốn 119.806,022 tỷ đồng dành cho các dự án trọng điểm, dự án có tính liên kết vùng, đường ven biển về bản chất là số vốn hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương. Như vậy, tổng số hỗ trợ cho các địa phương là quá cao, chưa phù quy định pháp luật".

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban TCNS của Quốc hội, đối với dự kiến hoàn thành 1.700 km tuyến đường ven biển trong 5 năm, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS và các ý kiến trong UBTVQH cho rằng khó khả thi vì: (i) các tuyến đường ven biển đi qua nhiều cửa sông, cửa biển, địa hình phức tạp, tính kết nối chưa rõ; (ii) khả năng bố trí NSNN hoàn thành toàn tuyến đường chưa có cơ sở, tuyến đường này đi qua những địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, khó bảo đảm bố trí NSĐP để thực hiện. Do đó, Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ báo cáo, giải trình rõ nội dung này.

Đặc biệt, về trật tự ưu tiên trong phương án phân bổ, Ủy ban TCNS của Quốc hội đề nghị Chính phủ giải trình, làm rõ về phân bổ vốn cho dự án khởi công mới đó là gần 800 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, chưa đủ điều kiện giao KHĐTCTH sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chậm trễ trong quá trình thực hiện, giải ngân vốn.

Đối với các kiến nghị của Chính phủ, Ủy ban TCNS cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí, định hướng, thứ tự ưu tiên trong phân bổ KHĐTCTH; Thống nhất dự kiến tổng mức vốn ĐTCTH giai đoạn 2021-2025 là 2.870.000 tỷ đồng, bao gồm: 1.500.000 tỷ đồng vốn NSTW (trong đó 1.200.000 tỷ đồng vốn trong nước, 300.000 tỷ đồng vốn nước ngoài) và 1.370.000 tỷ đồng vốn NSĐP; mức dự phòng NSTW 10%, dự phòng NSĐP do Hội đồng nhân dân quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công.

Cuối phiên họp buổi sáng của Quốc hội, các đại biểu tiến hành thảo luận ở tổ về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Cuối phiên họp buổi sáng của Quốc hội, các đại biểu tiến hành thảo luận ở tổ về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Nhất trí bố trí 100.000 tỷ đồng để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), theo Chủ nhiệm Ủy ban TCNS cho biết, các ý kiến cơ bản nhất trí về danh mục và tổng vốn đầu tư dành cho các CTMTQG, tuy nhiên, việc hoàn thành thủ tục triển khai các CTMTQG cho đến nay là quá chậm; đồng thời đề nghị rà soát lại nhiệm vụ, mục tiêu, đối tượng, địa bàn để bảo đảm không trùng lắp, gây lãng phí ngân sách.

Ủy ban TCNS cũng nhất trí với đề xuất của Chính phủ về bố trí 100.000 tỷ đồng để thực hiện 03 CTMTQG. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, thống nhất dự kiến bố trí 65.795,847 tỷ đồng cho 03 dự án đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đối với số vốn dự kiến khoảng 38.738 tỷ đồng để đầu tư các đoạn tuyến thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 và khoảng 78.719 tỷ đồng để đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, dự án trọng điểm khác: đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo đúng quy định.

Về việc kéo dài kế hoạch vốn các năm 2017, 2018 sang giai đoạn 2021-2025 của 12 dự án với số vốn là 4.118,884 tỷ đồng: Đa số ý kiến nhất trí trình Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đối với các dự án trên. Một số ý kiến đề nghị tuân thủ đúng quy định của Luật Đầu tư công, theo đó, phải hủy dự toán và bố trí vào KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025 để tiếp tục thực hiện.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

(CLO) Qua bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam chọn ra 86 người tại 12 cơ quan, đơn vị để xác minh tài sản, thu nhập.

Tin tức
Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

(CLO) Phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp; đến hết năm 2030 có khoảng 600.000 doanh nghiệp.

Tin tức
Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 19/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

(CLO) Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao".

Tin tức
Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng "chỉ khi nào công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp lại thì mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế".

Tin tức