(NB&CL) Trong giãn cách, trong đại dịch chắc chắn cuộc sống của người dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ gặp nhiều trở ngại, khó khăn... Nhưng, hãy gắng lên nào, Sài Gòn ơi!
Tôi có đọc được ở đâu đó bài báo, ở đó tác giả viết rằng: Sài Gòn đã thấm mệt. Mệt là lẽ đương nhiên, khi trái mọi dự đoán, diễn biến quá bất thường của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đã khiến Sài Gòn- TP.HCM liên tiếp vượt qua tất cả những kịch bản ứng phó Covid-19, số ca nhiễm liên tục tăng cao. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phải yêu cầu Thành phố cần có giải pháp dứt khoát, mạnh mẽ, triệt để hơn để sớm chấm dứt dịch.
1. Đợt dịch thứ tư ở TP.HCM bùng phát tối 26/5 khi phát hiện ca nhiễm liên quan điểm sinh hoạt Hội thánh truyền giáo Phục hưng ở Gò Vấp, tính đến nay, đã ngót nghét gần một tháng rưỡi. Nhưng ngay thời điểm 26/5 ấy, không một công dân nào của TP.HCM có thể ngờ rằng thành phố của mình lại phải trải qua những đợt sóng Covid khốc liệt, dữ dội đến thế.
Từ 3 ca ban đầu, chỉ năm ngày sau, thành phố đã ghi nhận 133 ca cộng đồng; 21/22 quận huyện xuất hiện ca nhiễm. Đến ngày 14/6, từ chuỗi lây nhiễm liên quan Hội thánh truyền giáo Phục hưng với gần 600 ca nhiễm, dịch bắt đầu xâm nhập các bệnh viện, khu công nghiệp, khu dân cư... với gần 1.000 ca nhiễm. Số ca Covid-19 hằng ngày tại TP.HCM từ đó tăng trên đà 3 con số.
Dịch không chỉ ở thành phố mà còn lan rộng ra Long An, Bình Dương, Đồng Nai; một số tỉnh xa như Tiền Giang, Đồng Tháp, Phú Yên, Quảng Ngãi... Với 714 ca nhiễm được công bố hôm 3/7, số ca bệnh tại TP.HCM vượt 5.000 - đây là tình huống nghiêm trọng trong kịch bản ứng phó thành phố đặt ra vào giữa tháng 5. Và đến nay (tính tới ngày 6/7) TP.HCM ghi nhận 7.385 ca Covid-19, cao nhất cả nước, dù đã trải qua 36 ngày giãn cách xã hội.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thăm hỏi, động viên công nhân làm việc tại Công ty Nissei Electric Vietnam (ở Khu chế xuất Linh Trung 1, thành phố Thủ Ðức). Ảnh: TTXVN
Đánh giá về tình hình dịch tại TP.HCM, các chuyên gia dự báo, số ca mắc tại TP.HCM sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới do các yếu tố, bao gồm việc F1 được truy vết cách ly đến thời điểm phát bệnh; chiến lược xét nghiệm diện rộng toàn TP.HCM với quy mô lớn... Còn trong cuộc họp với Ban Chỉ đạo chống Covid-19 của TP.HCM hôm 2/7, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nói rằng: “vẫn còn phức tạp, tính chất khó lường, nhất là về số lượng”.
2. Cách đây gần một tháng, ngày 10/6, thời điểm làn sóng dịch lần thứ 4 chưa đạt tới mức “đỉnh” tại TP.HCM - tại Hội nghị trực tuyến “TP.HCM đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện “mục tiêu kép””, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM đã đưa ra số liệu cho biết từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn thành phố có 1.365 doanh nghiệp báo cáo gặp khó khăn do dịch Covid-19, với hơn 42.500 công nhân mất việc hoặc ngừng việc; 410 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lương cho công nhân. 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 4,99% so với cùng kỳ); 9.308 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động (tăng 22,99% so với cùng kỳ)...
Tại Hội nghị, ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), cho biết, khảo sát nhanh trên 100 doanh nghiệp bằng hình thức online cho thấy, trong đợt dịch lần thứ 4 này, có đến 84% doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Trong đó, 40% thiếu vốn kinh doanh; thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%; phải cắt giảm lao động chiếm 52%; bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%; 50% doanh nghiệp bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch.
Các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động lần thứ nhất tuy kịp thời, nhưng thực thi chưa có tác động rõ nét đến doanh nghiệp, mức độ hấp thụ của doanh nghiệp rất thấp. Một số chính sách giãn thuế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất… đối với doanh nghiệp tuy đã giúp doanh nghiệp bớt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền nhưng thời gian áp dụng ngắn, số lượng không lớn nên chưa thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Doanh nghiệp khó khăn một thì những đối tượng yếu thế như người lao động tự do còn khó khăn gấp bội. Qua khảo sát ban đầu từ trung tuần tháng 6/2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, từ TP. Thủ Đức và 21 quận, huyện, toàn TP.HCM có khoảng 230.000 người thuộc diện người lao động tự do bị mất việc làm, giảm sâu thu nhập, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, riêng người buôn gánh bán bưng, bốc vác, bán vé số là hơn 70.000 người.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến quá phức tạp như hiện nay, những con số đáng quan ngại ấy chắc chắn còn gia tăng và tạo áp lực không hề nhỏ cho xã hội, cho chính quyền, cho ngân sách Nhà nước. Và một khi sự cứu trợ không kịp thời hay không đủ, thì nói như nhà báo Đức Hiển, “giống như người ốm, không được cấp cứu và điều trị kịp thời, những người yếu thế sẽ khó gượng dậy và chịu nhiều di chứng. Di chứng ấy, tất cả chúng ta đều phải gánh chịu. Phố xá Sài Gòn và các đô thị khác làm sao vui khi nhiều người trong lòng nó dần kiệt sức?”.
3. Nhưng rõ ràng, không nên và không thể để Sài Gòn và các đô thị khác của cả nước dần kiệt sức, khi chúng ta biết rằng, chúng ta còn có thể tìm ra được giải pháp. Người Việt xưa nay vốn có truyền thống không lùi bước trước khó khăn, thậm chí xem khó khăn là “lửa thử vàng”. Và thực tế, trong những làn sóng dịch Covid-19 trước đó, Việt Nam chúng ta đã được xem là “hình mẫu chống dịch của thế giới”. Truyền thống ấy, phẩm chất ấy là tiền đề để Việt Nam nói chung, Sài Gòn - TP.HCM nói riêng vững tin hơn vào những cuộc chiến đấu khốc liệt hơn nữa với dịch Covid-19 phía trước.
Thế nên, dù mệt, dù đâu đó có thể có dấu hiệu kiệt sức nhưng TP.HCM, như yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 trong cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Ban Chỉ đạo với lãnh đạo TP.HCM về công tác phòng, chống dịch chiều ngày 6/7 vừa qua, “TP.HCM phải có giải pháp dứt khoát, mạnh mẽ, triệt để, hiệu lực hơn để sớm chấm dứt dịch bệnh, quyết không để dây dưa, kéo dài. Phải tiếp tục siết chặt tay nhau, chấp nhận vất vả hơn, thiệt thòi hơn thời gian ngắn để sớm quay trở lại cuộc sống bình thường”.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu TP.HCM phải tổ chức nghiêm giải pháp đã đề ra và thống nhất ở mức cao hơn hiện nay để cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, khống chế hoàn toàn các ổ dịch. Không để tình trạng giãn cách xã hội kéo dài như hiện nay. Thành phố cũng phải rất khẩn trương, chu đáo thực hiện tất cả quy định cần thiết nhằm hạn chế người đi lại, tụ tập trong thành phố; yêu cầu người dân không ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết.
Còn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, sau cuộc họp trực tuyến với TP.HCM và 07 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía về công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 4/7/2021, trong thông báo kết luận đã chỉ rõ: Là Trung tâm kinh tế của cả nước với nhiều Khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lớn, việc quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất nên cần được cân nhắc, thận trọng và xem xét thứ tự ưu tiên; tuy nhiên, khi cần thiết và nhất là trong lúc này, tính mạng và sức khỏe của nhân dân vẫn luôn phải là trên hết, trước hết.
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh: Ban Chỉ đạo Quốc gia và các địa phương phối hợp chặt chẽ để kịp thời quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp, mạnh mẽ, cần thiết và hiệu quả nhất cho mục tiêu phòng, chống dịch trên phạm vi rộng, chặt chẽ hơn kể cả toàn thành phố; kể cả các giải pháp mạnh như: tiếp tục giãn cách xã hội, phong tỏa rộng, cách ly chặt chẽ, thần tốc xét nghiệm, sàng lọc nhanh chóng F0 để cách ly điều trị, nhất là những nơi đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát như chợ đầu mối, khu công nghiệp và khu tập trung đông người…
Những ngày qua, Ban Chỉ đạo chống Covid-19 TP.HCM đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhằm thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, đặc biệt là Chỉ thị 10, các chợ đầu mối không đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19 như chợ Bình Điền, Hóc Môn... tạm ngừng hoạt động. .
Nhưng, diễn biến tình hình dịch Covid-19 những ngày qua cho thấy, rP.HCM phải quyết liệt thần tốc, chủ động hơn nữa trong việc chống lại đại dịch. Việc TP.HCM quyết định giãn cách toàn thành phố trong 15 ngày theo chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 được xem là biện pháp cần thiết...
Năm xưa, chúng ta đã có một chiến thắng 30/4 từ chiến dịch giải phóng Sài Gòn với tinh thần “thần tốc, thần tốc hơn nữa”. Và giờ đây, nhất định, với tinh thần quyết liệt, với những quyết sách dứt khoát, linh hoạt, sáng tạo, hoàn toàn có thể nuôi niềm tin rằng, chúng ta sẽ chiến thắng trước đại dịch…
Trong giãn cách, trong đại dịch chắc chắn cuộc sống của người dân Thành phố sẽ gặp nhiều trở ngại, khó khăn... Nhưng, hãy gắng lên nào, Sài Gòn ơi!
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.