Transerco đưa vào khai thác thêm một tuyến buýt điện
(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã đưa vào vận hành tuyến buýt số 05 lộ trình Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bằng xe điện vào ngày hôm nay (1/2).
Theo dõi báo trên:
Năm nay, kinh tế khó khăn chung, tình hình kinh doanh không mấy khả quan đã khiến thưởng Tết trở thành áp lực không nhỏ với không ít doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, để người lao động vui Tết, nhiều DN đã phải hết sức nỗ lực, thậm chí gắng gượng, chắt chiu để có thể có thưởng Tết.
Năm 2023 với hết thảy các doanh nghiệp, là một năm có quá nhiều thách thức: thiếu đơn hàng, thanh khoản kém, xuất khẩu ì ạch… Theo nhiều thống kê, các hệ lụy liên thông với thế giới bắt đầu tác động ngay từ quý 1/2023 qua việc các đơn hàng xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng. Cao điểm có doanh nghiệp giảm 50 - 70% đơn hàng, còn bình quân tùy thời điểm mức sụt giảm rơi vào từ 35 - 40%. Do đó, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động việc làm, đặc biệt tại các khối gia công phụ trợ. Theo dữ liệu của SSI Research, quý III/2023, tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết giảm 5% so với cùng kỳ sau khi liên tục ghi nhận mức giảm mạnh hai chữ số trong 3 quý trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù tình hình kinh doanh trong quý IV/2023 có dấu hiệu cải thiện, song kết quả kinh doanh tháng 10 và 11 của hầu hết các doanh nghiệp vẫn không khả quan như kỳ vọng. Lãnh đạo một doanh nghiệp từng thốt lên: 2023 là một năm khó khăn, thậm chí khó hơn cả những năm dịch COVID-19 phức tạp, bởi những năm dịch, doanh nghiệp tạm thời đình trệ chứ không “cạn” tiền như năm nay.
Khó khăn chồng chất khó khăn là vậy, vì thế thưởng Tết với nhiều lãnh đạo DN, đã trở thành nỗi lo khó giấu. Theo ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, trong 1.078 doanh nghiệp gửi báo cáo kế hoạch thưởng Tết năm 2023, có 386 doanh nghiệp (chiếm 35%) thông tin gặp khó trong việc thưởng Tết cho người lao động.
Gặp khó, đắn đo, cân nhắc… nhưng theo ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), qua nắm bắt sơ bộ, từ rất sớm, phần lớn doanh nghiệp đã có phương án thưởng Tết cho người lao động. Theo ông Ngọ Duy Hiểu, mặc dù thưởng Tết không phải là quy định bắt buộc trong Bộ luật Lao động, nhưng với người lao động, mỗi dịp Tết đến đều mong ngóng khoản thưởng này. Bởi lẽ thưởng Tết ngoài giá trị vật chất còn là động viên tinh thần lớn đối với người lao động. Vì thế, với những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao luôn coi thưởng Tết là cách giữ chân người lao động và tăng năng suất làm việc, cho dù là trong bối cảnh kinh doanh khó khăn như hiện nay, tất cả đều phải chắt chiu, gắng gượng. Như chia sẻ của bà Phạm Thị Hồng Hà - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Sài Gòn Food: “Cuối năm công ty cũng gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đảm bảo công việc cũng như các chính sách, hoạt động chăm lo cho người lao động; sớm công bố thưởng Tết để công nhân yên tâm làm việc”.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Lâm: “So với năm ngoái, năm nay do hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm còn nhiều khó khăn, đơn hàng giảm, doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động, khó thu hồi công nợ… ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cả năm và kế hoạch thưởng Tết cho người lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cố gắng thực hiện thưởng Tết theo quy chế thưởng, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, có 447 doanh nghiệp (chiếm 41%), ngoài tiền thưởng Tết còn có nhiều hình thức hỗ trợ thiết thực cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán như tặng quà Tết, phiếu mua hàng, lì xì, tổ chức xe đưa đón (hoặc hỗ trợ tiền tàu xe, tặng vé xe). Ngoài ra, trong dịp Tết, một số doanh nghiệp có kế hoạch tổ chức tất niên và có kế hoạch thăm hỏi người lao động có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức đón Tết cho người lao động chưa có điều kiện về quê...” - ông Nguyễn Văn Lâm cho biết thêm.
Chia sẻ với báo chí, một người lao động - chị Lê Thị Tâm (38 tuổi) cho biết chị từ Tuyên Quang nhưng sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được 10 năm. Xa quê, nhớ nhung gia đình, chị Tâm có ý định trở về quê hương để ăn Tết Nguyên đán Giáp Thìn từ đầu năm nay. Tuy nhiên theo chị, việc có được trở về quê ăn Tết Nguyên đán 2024 hay không thì còn phụ thuộc vào tình hình tài chính cuối năm như thế nào. Nếu được thanh toán phần lương còn đang thiếu cũng như có một phần thưởng Tết “kha khá” thì chị mới có thể yên tâm hồi hương.
Còn chị Nguyễn Thị Thảo, quê Thanh Hóa, ra Hà Nội thuê nhà ở trọ, làm công nhân sản xuất linh kiện ô tô trong khu công nghiệp Thăng Long. Thời điểm cuối năm, vợ chồng anh chị vẫn gắn bó với công ty và trông mong tiền thưởng Tết. “Làm công ty thu nhập ổn định để mình trang trải cuộc sống. Cả năm chỉ có một lần, mình mong muốn được thưởng Tết cao. Dù chưa có thông tin nhưng vẫn mong có thưởng để công nhân về quê ăn Tết vui vẻ” - chị Thảo chia sẻ.
Những chia sẻ của chị Tâm, chị Thảo cũng là nỗi niềm của không ít người lao động nghèo. Sau 1 năm làm việc vất vả, lương, thưởng Tết luôn là điều người lao động mong chờ. Càng khó khăn, người lao động càng mong ngóng thưởng Tết. Vì thế, dù trong khó khăn bốn bề, nhưng sự gắng gượng, nỗ lực của DN để có thêm từng đồng thưởng Tết cho người lao động, để hết thảy đều có Tết, Tết ấm, Tết vui, cho dù pháp luật không quy định, không bắt buộc, có thể xem là nét văn hóa đáng trọng, đáng mừng thể hiện trách nhiệm, lương tâm của các doanh nghiệp với người lao động.
Trang Thư
(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã đưa vào vận hành tuyến buýt số 05 lộ trình Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bằng xe điện vào ngày hôm nay (1/2).
(CLO) Cứ đến ngày mùng 5 tháng Giêng, Lễ hội Gò Đống Đa lại được tổ chức trọng thể mở đầu cho các lễ hội truyền thống của dân tộc, để tưởng nhớ người Anh hùng áo vải cờ đào của dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Năm nay, Lễ hội sẽ được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 2-4/2/2025 (tức từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng, năm Ất Tỵ 2025).
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công điện gửi các đơn vị trong ngành về đẩy nhanh tiến độ đầu tư hệ thống quản lý giao thông thông minh, thu phí tự động, kiểm soát tải trọng xe và các trạm dừng nghỉ tại dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, vì lo sợ cảnh kẹt xe, chiều 1/2 (Mùng 4 Tết), nhiều người dân bắt đầu quay trở lại TP HCM sớm.
(CLO) Nghi lễ và trò chơi kéo co làng Hữu Chấp là hoạt động cố kết cộng đồng, tôn vinh sức mạnh đoàn kết trong lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm.
(CLO) Trong 3 ngày Tết Nguyên đán (Mùng 1 đến Mùng 3), Cảnh sát giao thông (CSGT) TP HCM phát hiện, lập biên bản xử lý 897 trường hợp vi phạm. Trong đó có 526 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 66 trường hợp chạy quá tốc độ quy định, 2 trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy…
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý các cơ quan tính toán kỹ lưỡng việc khai thác các Nhà ga T1, T2, T3 của sân bay Tân Sơn Nhất hợp lý, hiệu quả nhất, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng hàng không.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 2/2 (mùng 5 Tết Nguyên đán 2025), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng. Nam Bộ đêm không mưa, ngày nắng.
(CLO) Tiền lì xì năm mới để cho con giữ hay cha mẹ giữ hộ là một vấn đề nhiều người quan tâm và được các chuyên gia tài chính gợi mở cách ứng xử với tiền lì xì tại Phố sách Hà Nội vào mùng 4 Tết Ất Tỵ.
(CLO) Ngày 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới động viên, tặng quà Tết cán bộ, công nhân trên công trường và kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy tiến độ dự án xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM, tại 2 điểm là nút giao Tân Vạn và cầu Nhơn Trạch, Đồng Nai.
(CLO) Toyota tiếp tục thống trị ngành ô tô với 10,8 triệu xe bán ra năm 2024, trong khi Tesla đặt cược vào tương lai với xe tự hành.
(CLO) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dâng hương tưởng nhớ cố Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và thăm hỏi, chúc Tết gia đình, thân nhân đồng chí Phan Văn Khải.
(CLO) Ukraine có thể khiến Nga mất 20-30% xuất khẩu dầu bằng cách cấm trung chuyển và tấn công đường ống dẫn đến các cảng.
(CLO) Kể từ cuộc đảo chính quân sự 4 năm trước, hàng triệu người Myanmar đã bỏ nhà cửa và chạy trốn khỏi đất nước để tìm kiếm sự an toàn ở các quốc gia láng giềng.
(CLO) Vào những ngày lập xuân, đặt chân đến xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), du khách dễ dàng bị cuốn hút bởi những thanh âm mê hoặc của ca trù. Những giai điệu khi trầm khi bổng, lúc buông lơi, lúc níu kéo, tạo nên một sức hấp dẫn khó cưỡng, khiến bước chân người nghe lưu luyến mãi không rời. Nơi đây, các thế hệ nghệ nhân và ca nương đang tiếp nối nhau gìn giữ, phát huy những giá trị độc đáo của ca trù – một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của vùng đất này.
(CLO) Nhiều khách hàng của Xfinity Mobile và Metro by T-Mobile gặp sự cố kích hoạt Samsung Galaxy S25 Ultra do hệ thống chưa cập nhật, gây bức xúc và gián đoạn trải nghiệm.
(NB&CL) Cuối cùng thì phút giao thoa giữa năm cũ và năm mới cũng đến. Mùa xuân vẫn lưu trú bao đời nay trong cái lạc quan rất người của dân vùng khổ. Chẳng ai muốn khổ để kiêu hãnh, tự hào nhưng được sướng cũng đâu phải dễ nên không thể không chọn cho mình một nhân sinh quan hướng sáng. Biết tin đợi vào chồi cây nảy ra dưới bầu trời sáng tối như háo hức mong chờ mùa xuân đến sau những bão dông của mùa thu, giá rét của mùa đông. Trên lớp lớp bùn non tôi soi thấy điều đó, hình dung rất rõ phác thảo tin cậy của lòng người. Cao hơn nữa là ánh xạ của yêu thương và tôi gọi đó là hạnh phúc của con người. Xuân 2025 ghi dấu ấn 95 năm Đảng lãnh đạo, soi đường đưa dân tộc và đất nước tiến bước. Sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy là lực đẩy, thắp sáng niềm tin, tháo gỡ những “điểm nghẽn” đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình.
(NB&CL) Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp số Việt Nam đã chuyển từ lắp ráp, gia công sang xây dựng, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt có giá trị cao, để lại dấu ấn sâu sắc trên bản đồ công nghệ thế giới.
(CLO) Nếu có ai hỏi tôi tự hào gì về Việt Nam, tôi sẽ nói: “Sức sống kiên cường”. Kiên cường Việt Nam - một trong những đức tính cao đẹp của dân tộc ta, được hình thành và bồi đắp trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Kiên cường Việt Nam đã liên kết mỗi người dân, mỗi cộng đồng, tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc biên cương, đất trời, hải đảo. Kiên cường Việt Nam, đã và đang tỏa sáng trong các thời điểm đầy thử thách, cam go, tự tin bước vào thế kỷ hội nhập toàn cầu, nâng vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Kiên cường Việt Nam đã giúp chúng ta trụ vững trong dồn dập thiên tai nối nhau cùng dịch bệnh hoành hành trong điều kiện biến đổi khí hậu khốc liệt chưa từng thấy, trở thành một trong những nguồn sức mạnh nội sinh quý giá.
(NB&CL) Tạp chí Mỹ US News & World Report công bố Việt Nam thuộc nhóm 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024. Lọt vào danh sách quốc gia đẹp nhất thế giới dựa trên ý kiến đánh giá của hơn 17.000 du khách trên khắp thế giới và các chuyên gia giàu kinh nghiệm, quả là điều rất vui mừng. Việt Nam xứng đáng được vinh danh, bởi vì những năm gần đây đã nỗ lực để tạo ra các giá trị mới trên nền cảnh sắc thiên nhiên có sẵn, được du khách quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu đón 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế và 130 triệu lượt khách nội địa vào năm 2025, Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, đầu tư mạnh vào các địa điểm nổi tiếng.
(CLO) Nghị định 147/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/12 quy định nhiều điểm mới về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, trong đó có quy định từ ngày 25/12, người dùng chưa xác thực tài khoản sẽ không thể đăng bài, bình luận trên mạng xã hội. Đây là động thái cần thiết để người dùng hiểu rằng thế giới mạng có thể ảo nhưng trách nhiệm của họ là thật, đã đến lúc họ cần tham gia môi trường trực tuyến một cách có trách nhiệm.
(CLO) Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Chủ trương này được cho là xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội được nhiều người quan tâm, đặc biệt trước thông tin cho rằng “Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới”. Theo chuyên gia, phân vùng phát thải thấp là mục đích tốt nhưng Hà Nội cần triển khai theo lộ trình, đáp ứng các điều kiện vận tải công cộng và phương tiện thay thế.
(NB&CL) Năm năm qua, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu kinh doanh toàn cầu thông qua Amazon. Số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon từ các đối tác bán hàng Việt Nam tăng hơn 300%. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon, tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm. Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn. Đặc biệt, việc xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” thông qua thương mại điện tử quốc tế là một hướng đi tiềm năng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng xuất khẩu như EcomEx để giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới. Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao uy tín của hàng hóa Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
(NB&CL) Phát biểu tại Lễ trao giải thưởng VinFuture 2024 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam bứt phá, vươn xa, bay cao, hội nhập trong tiến trình phát triển. Và điều đáng mừng là, trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên”, Việt Nam không chỉ xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mà còn đang dành rất nhiều ưu tiên cũng như không ngừng nắm bắt cơ hội trên lĩnh vực này.
(NB&CL) Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa khép lại, để lại dấu ấn đậm nét với khối lượng công việc đồ sộ và nhiều quyết sách mang tính bước ngoặt, trong đó có việc tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, sau nhiều năm tạm dừng. Quyết nghị của Quốc hội, và việc trước đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam nhằm đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vì phát triển bền vững của đất nước.
(NB&CL) Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ rõ là cuộc cách mạng cần phải làm ngay, làm quyết liệt với quyết tâm chính trị cao nhất. Và đây, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, sẽ “liều thuốc đủ mạnh” để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, “hành dân,” “hành doanh nghiệp,” có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…