Gánh nặng tiền lãi mua nhà mỗi tháng, chủ nhà ồ ạt rao bán cắt lỗ căn hộ

Chủ nhật, 29/08/2021 10:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay, thị trường bất động sản ngày càng có nhiều chủ nhà rao bán cắt lỗ căn hộ, do không thể gánh được khoản tiền trả ngân hàng mỗi tháng. Dù vậy, hiện chưa có chương trình hỗ trợ nào cho nhóm khách hàng này.

Người mua nhà lao đao vì dịch

Cách đây 3 năm, chị Nguyễn Yến quyết định mua một căn hộ tại Thủ Đức (TP.HCM) với giá 1,9 tỷ đồng. Trong đó, chị Yến trả trước 900 triệu đồng, 1 tỷ đồng còn lại trả góp trong 10 năm, với mức lãi suất 10%/năm.

Trong 2 năm đầu, nhờ vào chương trình ưu đãi của chủ đầu tư, chị Yến được miễn lãi suất. Sang năm thứ 3 trở đi, chị Yến sẽ phải trả cả gốc, lẫn lãi khoảng 15 triệu đồng/tháng, chiếm 50% tổng thu nhập của cả gia đình.

ganh nang tien lai mua nha moi thang chu nha o at rao ban cat lo can ho hinh 1

Hiện nay, thị trường bất động sản ngày càng có nhiều chủ nhà rao bán cắt lỗ căn hộ, do không thể gánh được khoản tiền trả ngân hàng mỗi tháng.

Thế nhưng, kể từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chồng chị Yến rơi vào cảnh thất nghiệp, thu nhập của bản thân chị Yến cũng giảm. Từ mức lương 17 triệu đồng/tháng, hiện giảm xuống còn 14 triệu đồng/tháng, không đủ để trả lãi ngân hàng.

Trên cơ sở đó, chị Yến đã có đơn xin ngân hàng hỗ trợ lãi suất đến hết năm 2021. Thế nhưng, cho tới thời điểm hiện tại, toàn hệ thống ngân hàng chưa có bất kỳ hình thức nào để hỗ trợ cho nhóm đối tượng khách hàng đang mua nhà trả góp.

“Phía ngân hàng trả lời rằng, hiện chưa có chương trình giãn thời gian thanh toán, hoặc miễn, giảm lãi suất cho người mua nhà. Nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài như hiện nay, có thể tôi sẽ phải bán nhà, chấp nhận lỗ vì không gánh được tiền nhà hàng tháng”, chị Yến nói.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, thực tế cho thấy, thị trường bất động sản ngày càng có nhiều chủ nhà rao bán cắt lỗ căn hộ, do không thể gánh được khoản tiền trả ngân hàng mỗi tháng.

Trong đó, dòng căn hộ cao cấp có mức cắt lỗ cao nhất, dao động từ 300 - 400 triệu đồng/căn hộ, tùy loại, thậm chí có chủ nhà chấp nhận cắt lỗ 800 triệu đồng, so với giá trị căn hộ trên thị trường.

Trong khi đó, với dòng căn hộ bình dân, giá dưới 2 tỷ đồng, mức cắt lỗ dao động từ 50 triệu - 100 triệu đồng, tùy loại.

Theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), nhóm khách hàng mua nhà có giá dưới 2 tỷ đồng, đa số là nhu cầu thật. Trong đó, có nhiều khách hàng mua nhà trả góp, với mức vay 70% giá trị căn hộ, thậm chí có người còn vay 80%.

Vì vậy, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, các lệnh phong tỏa, giãn cách toàn xã hội đã tác động rất lớn đối với khả năng chi trả hàng tháng của nhóm đối tượng này.

Trên cơ sở đó, HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư 01 và Thông tư 03 nhằm cơ cấu lại thời hạn trả nợ của nhóm khách hàng và doanh nghiệp chịu tác động bởi đại dịch Covid-19.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết: “Chúng tôi đã có đề nghị, gửi Ngân hàng Nhà nước về việc giãn nợ, giảm lãi suất, không chuyển sang nợ xấu cho tất cả khách hàng có khoản nợ từ ngày 20/1/2020 tới hết tháng 6/2022. Đồng thời, chúng tôi đề nghị các ngân hàng xem xét giảm lãi cho vay thêm 2% để hỗ trợ thị trường”.

Loại bất động sản ra khỏi nhóm nhận ưu đãi là bất hợp lý

Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch LH Group cho rằng, nhiều ngành nghề được các ngân hàng giảm lãi suất và cho vay vốn với lãi suất ưu đãi 4%/năm. Tuy nhiên cùng với chứng khoán, ngành bất động sản đã không được hưởng ưu đãi,  là không hợp lý và thiếu công bằng.

ganh nang tien lai mua nha moi thang chu nha o at rao ban cat lo can ho hinh 2

Cùng với chứng khoán, ngành bất động sản đã không được hưởng ưu đãi,  là không hợp lý và thiếu công bằng.

“Mặc dù việc quyết định lãi suất tùy thuộc vào các ngân hàng để ưu tiên cho các nhóm khách hàng của mình, nhưng hãy dựa vào sự ổn định kinh tế vĩ mô và bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra để xem xét lại”, ông Lộc nói.

Phân tích rõ hơn về điều này, Luật sư Nguyễn Văn Lộc chia sẻ: Ngoại trừ nhóm các doanh nghiệp bất động sản đang có sản phẩm bán ra trong mùa dịch, đa số còn lại sẽ chịu tác động kép nếu trong trường hợp ngân hàng không hỗ trợ lãi suất.

Nghị định 52 vừa qua, không xếp doanh nghiệp bất động sản là ngành sản xuất là điều bất hợp lý. Xét thực tế, ngoại trừ đất hoang hóa bỏ trống, có loại đất nào đang không tham gia vào quá trình sản xuất để tạo giá trị xã hội.

“Không thể xác định kinh doanh bất động sản là ngành dịch vụ như hiện nay để “máy móc” áp dụng loại bất động sản ra các chính sách ưu đãi. Vì lẽ vậy, chính sách tiền tệ ở thượng tầng phải công bằng và thống nhất với tất cả các nhóm doanh nghiệp, đó là chưa kể phải ưu tiên vì lĩnh vực bất động sản đóng góp nguồn thu lớn nhất cho hệ thống ngân hàng”, Luật sư Lộc nói.

Ông Lộc nhấn mạnh: Điều quan trọng hơn cả là tác động xã hội nếu bất động sản đang thiếu nguồn lực hỗ trợ từ ưu đãi thuế và lãi suất. 

Nếu các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khi không còn giải pháp nào khả quan, họ có cơ sở để thay đổi chính sách với đối tác và khách hàng theo hướng người mua cùng chia sẻ rủi ro, khó khăn với mình. Người mua nhà hay người vay cho mục đích bất động sản gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng chung đến hàng triệu người.

Trên cơ sở đó, Luật sư Nguyễn Văn Lộc gợi ý các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động xác định nhóm doanh nghiệp của mình theo cách xác định nhóm doanh nghiệp cụ thể. 

“Từ đó chứng minh với ngân hàng và các đơn vị liên quan, đặc biệt là cơ quan thuế, đề xuất ưu khi thuộc nhóm doanh nghiệp cần được hỗ trợ, nếu doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch bằng các định lượng cụ thể”, ông Lộc nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản
Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản