GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 1,1% hàng năm nếu chuyển đổi số thành công

Thứ ba, 16/02/2021 06:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngoài việc ngành ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận để “giải quyết” nợ xấu và nội lực “thích ứng nhanh” của doanh nghiệp thì chuyển đổi số cũng là nhân tố chính góp phần giúp GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 1,1% hàng năm… 

Bài liên quan
GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 1,1% hàng năm nếu chuyển đổi số thành công.

GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 1,1% hàng năm nếu chuyển đổi số thành công.

Tiếp tục hy sinh lợi nhuận năm 2021 để xử lý nợ xấu

Theo TS Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu BIDV, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 dự báo có thể đạt 6,5-7%, phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế như IMF, World Bank, ADB...

Trong đó, áp lực lạm phát được dự báo sẽ tăng trong năm 2021 do tác động của đà hồi phục kinh tế, lộ trình tăng giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, độ trễ của chính sách tiền tệ - tài khóa mở rộng. Cùng với đó, dự báo CPI bình quân năm 2021 sẽ tăng 3,5-3,7% so với năm 2020 (theo mô hình dự báo lạm phát của Viện ĐTNC BIDV, đây là mức thấp hơn mức dự báo hồi tháng 9/2020) song sẽ vẫn tăng 0,3-0,5 điểm % so với năm 2020.

Vì vậy, để đảm bảo kiểm soát tốt lạm phát, cần chú trọng đảm bảo hiệu quả các gói hỗ trợ, tăng cường bình ổn giá, đảm bảo dân sinh và niềm tin người tiêu dùng (đặc biệt vào các dịp cao điểm mang tính mùa vụ) cũng như phối hợp chính sách tốt hơn.

Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA, RCEP và UKVFTA sẽ có hiệu lực ngày từ đầu năm 2021, mở ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch.

Cùng với đó, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu có thể khiến nhu cầu đối với hàng hóa Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng. Song thực tế dịch bệnh được kiểm soát tương đối tốt trong cả hai đợt bùng phát dịch tại Việt Nam cũng góp phần đáng kể củng cố tính ổn định của sản xuất nội địa và hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư, sản xuất...

Tuy nhiên chiều ngược lại, việc bị Mỹ gán mác “thao túng tiền tệ” và việc trao đổi, đàm phán không có kết quả sẽ có thể gây ra một số bất lợi nhất định đến hoạt động ngoại thương, đầu tư nếu Mỹ áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn. Nhưng khả năng này ít xảy ra, nhóm nghiên cứu BIDV nhận định.

Trên cơ sở này, nhóm nghiên cứu BIDV dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng khoảng 6-8%, ước đạt 298-304 tỷ USD; trong khi nhập khẩu sẽ tăng khoảng 5-7%, ước đạt 278-283 tỷ USD để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, cũng như nguyên vật liệu phục vụ sản xuất khi dịch bệnh suy giảm bớt, cán cân thương mại dự kiến tiếp tục thặng dư ở mức 15-17 tỷ USD.

Đối với vốn FDI, bước sang năm 2021 trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu dự kiến sẽ chỉ phục hồi ở mức “vừa phải’’ (tăng khoảng từ 5-10%), thu hút FDI của Việt Nam có một số lợi thế. Trong đó phải kể đến các FTA có hiệu lực, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, an toàn y tế và ổn định chính trị, khả năng kết nối với các trung tâm sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, nỗ lực cải thiện thể chế, môi trường kinh doanh của Việt Nam…

Tuy nhiên, một số yếu tố cản trở là dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và việc Mỹ gán mác Việt Nam “thao túng tiền tệ” cũng có thể ảnh hưởng như nêu trên. Dự báo năm 2021, Việt Nam sẽ thu hút được 37-39 tỷ USD vốn đăng ký (tăng 30-35%) và giải ngân được khoảng 21-22 tỷ USD (tăng 5-6%).

Đối với cán cân ngân sách, để tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế và trang trải các khoản vay cũ, dự báo thâm hụt ngân sách và nợ công Việt Nam sẽ vẫn duy trì mức cao trong năm 2021 lần lượt ở mức 4% GDP và 56-58% GDP (GDP chưa đánh giá lại), song sẽ được kiểm soát theo hướng giảm dần qua từng năm trong giai đoạn 2021-2025.

Dự báo thâm hụt ngân sách sẽ được kiểm soát ở mức dưới 4% trong giai đoạn 2021-2025 (khoảng 3,5%) và nợ công giảm dần và ở mức 45-46% GDP vào năm 2025 (theo GDP đánh giá lại), tiệm cận mức nợ công bền vững theo khuyến cáo của IMF.

Cùng với đó, cơ cấu thu chi ngân sách sẽ theo hướng bền vững hơn, chi thường xuyên/ tổng chi NSNN giai đoạn 2021-2025 sẽ ở mức 61-62% (giảm từ mức 63-65% giai đoạn 2016-2020). Trong đó, chi đầu tư phát triển sẽ tăng lên mức 28-29% trong điều kiện đảm bảo hiệu quả đầu tư công và các gói hỗ trợ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Về lãi suất và tỷ giá, năm 2021 dự kiến NHNN sẽ tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm duy trì lãi suất cơ bản ổn định, tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn, cho dù cùng với đà hồi phục kinh tế, nhu cầu tín dụng và áp lực lạm phát tăng lên có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng nhẹ so với năm 2020.

Đồng thời, tỷ giá dự kiến tăng ở mức 0,5-1% so năm 2020. Năm 2021, dự kiến tín dụng sẽ được mở rộng hơn song mức tăng không quá cao so với năm 2020, dự kiến tăng từ 12-13%.

Trong khi đó, dự báo nợ xấu nội bảng tại các ngân hàng sẽ tăng lên mức 3-3,5% năm 2021, do hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, vẫn còn độ trễ tác động của dịch bệnh đến khách hàng của TCTD. Hai là, do các khoản nợ đang cơ cấu lại theo Thông tư 01 vẫn được giữ nguyên nhóm nợ mà chưa phải chuyển nhóm, nên khi Thông tư 01 hết hiệu lực, các TCTD phải chuyển nhóm nợ thì nợ xấu sẽ tăng lên.

Vì vậy, NHNN cần xem xét, tính toán thời điểm hết hiệu lực của Thông tư 01 theo hướng có lộ trình để không tạo cú sốc cho nợ xấu tăng nhanh đối với các TCTD. Đồng thời các TCTD tiếp tục phải hy sinh lợi nhuận tăng thấp trong năm 2021 để có nguồn lực xử lý nợ xấu, nhóm nghiên cứu BIDV khuyến nghị.

Ngân hàng Thế giới dự đoán tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong năm 2021.

Ngân hàng Thế giới dự đoán tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong năm 2021.

Chuyển đổi số là cách tăng GDP hiệu quả nhất

Đối với kinh tế số nhóm nghiên cứu BIDV cho rằng, với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, chủ trương “Make in Viet Nam” và Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã ban hành, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam sẽ diễn ra nhanh hơn.

Theo dự báo của Google và Temasek (2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam giai đoạn 2020-2025 sẽ đạt mức 30%/năm, cao hơn mức trung bình của khu vực ASEAN (25%) và quy mô kinh tế số sẽ đứng thứ ba khu vực ASEAN, sau Indonesia và Thái Lan. Theo dự báo của Tổ chức Data 61 (Australia), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 1,1% hàng năm đến năm 2030 nếu chuyển đổi số thành công.

Bên cạnh đó, nhiều khả năng trong năm 2021, đa phần doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó khăn do diễn biến khó lường của dịch bệnh, tuy nhiên dự báo hoạt động doanh nghiệp sẽ khởi sắc hơn nhờ 3 yếu tố “nội lực” đó là gói hỗ trợ của Chính phủ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp và nhu cầu nội địa cũng như nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng trở lại, nhóm nghiên cứu BIDV nhận định.

Do đó, để bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2021 tươi sáng hơn, Chính phủ cần tập trung 8 giải pháp chính.

Đầu tiên, cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép đã đề ra. Hai là, chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Ba là, ưu tiên hoàn thiện thể chế như là một đột phá của năm 2021. Bốn là, chủ động nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu. Năm là, tiếp tục thúc đẩy đầu tư công.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh và quyết liệt, đồng bộ hơn các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, nhằm đảm bảo việc phân bổ nguồn lực thực sự hiệu quả; đồng thời tăng cường nội lực, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc.

Bảy là, đẩy mạnh phát triển kinh tế số, nhất quán thực hiện tốt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình 749).

Tám là, hết sức chú trọng tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ lực lượng doanh nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện để xây dựng một số doanh nghiệp đầu đàn dẫn dắt, đi đầu trong kiến tạo, kết nối các chuỗi giá trị… , nhóm nghiên cứu BIDV kiến nghị.

Ngọc An

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm