Geleximco khẳng định “Năng lực của đối tác đảm bảo cho dự án thành công”

Thứ ba, 03/04/2018 11:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Công Thương vừa có văn bản lấy ý kiến về việc liên danh Tập đoàn Geleximco (ảnh) - Cty TNHH Hồng Kông United (HUI) đề xuất tham gia một số dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện theo hình thức PPP (đối tác công - tư).

Sự kiện: Geleximco

Mặc dù trong văn bản có đưa ra một số ý kiến trái chiều, đặc biệt về năng lực của nhà đầu tư, nhưng mới đây, Tập đoàn Geleximco khẳng định, đối tác là Cty HUI (Hongkong United Investor) có cổ đông chính là Tập đoàn năng lượng Kaidi Dương Quang, Trung Quốc là đối tác tin cậy, có năng lực đảm bảo cho dự án thành công.

 

Kêu gọi vốn từ Trung Quốc có đáng lo ngại?

Theo văn bản của Bộ Công Thương được Báo Người Lao Động trích dẫn: ngày 31.7.2017, liên danh Geleximco - Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang (Trung Quốc) có văn bản đề xuất Thủ tướng đồng ý về mặt nguyên tắc cho đầu tư 5 dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập I, Quỳnh Lập II, Quảng Trạch I, Quảng Trạch II và Hải Phòng III. Hình thức đầu tư theo PPP, trong đó liên danh đầu tư góp 75%-80% vốn.

Lần thứ hai vào ngày 16.10.2017, liên danh này tiếp tục có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất đầu tư 2 dự án nhiệt điện Quỳnh Lập I và Quảng Trạch II.

Tại lần đề xuất riêng cho dự án Quỳnh Lập I và Quảng Trạch II, phương án tài chính được đưa ra là liên danh sẽ chịu trách nhiệm thu xếp vốn từ các tổ chức tín dụng và các nguồn vốn vay thương mại quốc tế không cần bảo lãnh Chính phủ. Trong đó dự kiến tỉ lệ vốn chủ sở hữu/vốn vay từ các tổ chức tín dụng là 20%/80%.

Về phương án này, Bộ Công Thương nêu rõ: “80% vốn được vay từ các tổ chức tín dụng với lãi suất 10,86%/năm, vay thương mại quốc tế 11,77%/năm. Phần này sẽ được huy động từ tổ hợp các ngân hàng (NH) do NH Phát triển nhà nước Trung Quốc đứng đầu bao gồm: NH Trung Quốc; NH Xây dựng Trung Quốc; NH Xuất nhập khẩu Trung Quốc Chi nhánh Hồ Nam, Chi nhánh An Huy; NH Công Thương Trung Quốc”.

Về vấn đề mà báo chí lo ngại về việc đối tác là Trung Quốc, đại diện Geleximco cho rằng: “Chúng tôi không đặt nặng vấn đề gọi vốn từ nước nào mà quan trọng là hợp tác với đối tác nào… Tập đoàn Kaidi Dương Quang là đối tác thực hiện nhiều dự án năng lượng trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2009, Kaidi cũng đã được lựa chọn là tổng thầu và khởi công nhà máy nhiệt điện Mạo Khê - Quảng Ninh (do KTV làm chủ đầu tư). Đây là dự án nhiệt điện lớn nhất Việt Nam và là nhiệt điện duy nhất hoàn thành trước tiến độ ở Việt Nam và đã vận hành từ tháng 4.2013 và cho đến nay vẫn vận hành tốt và trở thành dự án nhiệt điện tiêu biểu ở Việt Nam”.

Năm 2014, Geleximco cũng kết hợp với Kaidi xây dựng nhiệt điện Thăng Long tại Quảng Ninh và tiến hành xây dựng vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng an toàn dự kiến vận hành tổ máy số 1 vào quý II năm 2018.

Geleximco cũng khẳng định việc thúc đẩy hợp tác Việt Nam Trung Quốc đã được nêu trong tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình. “Với uy tín và trách nhiệm của một doanh nghiệp lớn, chúng tôi luôn hợp tác với đối tác có uy tín, năng lực để đảm bảo dự án thành công” - đại diện Geleximco cho biết.

Báo Công luận
 
Những vấn đề cần làm rõ

Về thông tin cho rằng việc Geleximco “tha thiết” xin đầu tư hàng loạt dự án nhiệt điện, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đồng loạt lên tiếng phản đối. Bởi lẽ, đây là những dự án được giao cho các tập đoàn năng lượng này và họ bắt đầu có những bước triển khai. Phía Geleximco đưa ra lập luận: “Việc triển khai dự án Quỳnh Lập 1, KTV đã có thư mời chúng tôi tham gia dự án”. Dự án này, theo tiến độ phải được vận hành giai đoạn 2022-2023. Suốt 7 năm từ khi được Chính phủ giao là chủ đầu tư, đến tháng 9.2016, KTV mới gửi hồ sơ đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi. Trong suốt thời gian đó, KTV không tìm được đối tác đầu tư dự án vì vướng nhiều vấn đề pháp lý và tài chính. Do lo ngại KTV khó khăn về tài chính Geleximco đã chủ động đề nghị tăng tỉ lệ góp vốn của dự án nhưng lại không được KTV chấp thuận do không muốn nắm tỉ lệ góp vốn thấp trong dự án.

Vấn đề khác, Geleximco muốn làm rõ, đó là việc coi năng lực của cổ đông chính Kaidi là năng lực chính của HUI. Về việc này, đại diện Geleximco cho rằng: “Thứ nhất, năng lực của doanh nghiệp phần lớn được quyết định bởi năng lực của nhóm cổ đông chính; thứ hai việc lập pháp nhân để thực hiện các dự án là điều bình thường, phố biến; thứ ba việc đầu tư vào các dự án điện độc lập, không có bảo lãnh của Chính phủ thì Geleximco phải chọn các đối tác có đủ năng lực bởi nếu dự án không được triển khai như cam kết thì khả năng dự án bị thu hồi cao”.

Phía Geleximco cho rằng, những lo lắng về khả năng kéo dài, chậm tiến độ dự án là thiếu cơ sở và khẳng định năng lực nhà đầu tư, ở đây là Kaidi Dương Quang, Tập đoàn Geleximco hoàn toàn đáp ứng đủ các yêu cầu và đảm bảo thành công cho các dự án, trong đó có nhiệt điện Quỳnh Lập 1 và Quảng Trạch 2.

Theo Minh Bằng (Lao động)

 

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp