Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Theo dõi báo trên:
Rồng là con vật không có thật, đứng đầu tứ linh (long – lân – quy – phụng). Bản thân nó có sự hội tụ đầy đủ các đặc điểm được cho là đẹp nhất của 9 con vật có thật, gồm: thân rắn, vảy cá chép, đầu lạc đà, sừng hươu, chân hổ, móng vuốt đại bàng, tai bò, mũi và bờm sư tử, đuôi gà trống.
Hình tượng rồng ở Việt Nam có từ rất sớm và có lẽ dễ nhận thấy nhất là truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” có từ thời Hùng Vương. Trong suốt các thời kì phong kiến Việt Nam, hình tượng rồng được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là trong trang trí kiến trúc, mĩ thuật cung đình.
Tại Việt Nam, thời kì đầu, khi các quy định về thể thức trang trí mĩ thuật cung đình còn nghiêm ngặt thì hình tượng rồng chỉ được dùng cho hoàng cung nên chủ yếu xuất hiện trong các công trình kiến trúc như cung đình như: cung điện, đền đài, lăng tẩm, hoặc trên các đồ ngự dụng dành riêng cho vua chúa như: ngai vàng, ấn tín, sắc phong, quần áo, giày dép, mũ mão, cốc chén…
Về sau, xuất phát từ quan niệm ngoài biểu tượng uy quyền của thiên tử rồng còn thể hiện của sự thiêng liêng, che chở, thịnh vượng, may mắn, tốt đẹp, mưa thuận gió hòa… nên hình tượng rồng dần được dân gian hóa và xuất hiện nhiều trong các thiết chế văn hóa dân gian như đình, chùa, nhà cửa và thậm chí cả nơi mồ mả của người dân.
Tuy nhiên, việc dân gian hóa hình tượng rồng cũng diễn ra ở chừng mực và theo những quy ước nhất định để không vi phạm và tầm thường hóa hình ảnh linh vật vốn thuộc đặc quyền của giới hoàng gia.
Theo các nhà nghiên cứu, rồng cung đình và rồng dân gian có sự khác nhau. Rồng tượng trưng cho hoàng đế thân phải có 81 vảy dương, 36 vảy âm, thân uốn 9 khúc, chân có 5 móng. Còn rồng trong dân gian chân thường chỉ có 3 hoặc 4 móng; hoặc rồng được biến chuyển thành các dạng khác như mãng long, giao long, long mã, con cù, hay cúc hóa long, trúc hóa long…
Trở lại với hình tượng rồng thời Nguyễn người ta thấy rằng, rồng thời kì này kế thừa kiểu sừng thon dài và hơi cong của rồng thời Trần; vây lưng mảnh, dài, đều… không giống kiểu vây tia dài và xen kẽ một tia lớn và một tia nhỏ như rồng thời Trần; thân rồng thời Nguyễn cũng uốn lượn khá đa dạng nhưng dáng rồng thân rắn mềm mại, uyển chuyển cơ bản vẫn như rồng thời Lý, Trần; kiểu đuôi xoắn giống rồng thời Lê Trung hưng và thời Tây Sơn; má rồng ngắn và hơi mập hơn một chút so với kiểu má rồng thon, dài thời Lý, Trần; mang rồng thời Nguyễn giống như các tia lửa nhọn, sắc và dài khác với mang một xoáy thời Lý và mang nhiều xoáy thời Trần…
Tựu trung, rồng thời Nguyễn có sự kế thừa các đặc điểm của rồng các thời kì trước nhưng hình thế và thần khí thì có vẻ mạnh mẽ và oai phong hơn, lối thể hiện cũng phong phú, đa dạng hơn. Tùy vào vị trí và ý nghĩa thể hiện mà rồng thời kì này có khi chỉ xuất hiện một bộ phận nào đó của cơ thể như đầu, mặt, hoặc thân... chứ không chỉ bằng hình thức nguyên con như các thời kì trước.
Rồng thời Nguyễn được thể hiện theo nhiều chủ đề đặc sắc khác nhau như: lưỡng long tranh châu, lưỡng long triều nhật, long hí thủy, hồi long, viên long, long truy, long phụng, long lân, long thọ, long vân khánh hội, trúc hóa long, cúc hóa long…
Về chất liệu thể hiện cũng rất phong phú, nhìn chung trong thực tế có chất liệu gì thì rồng đều được thể hiện bằng chất liệu ấy như vàng, bạc, đồng, đá, vôi vữa, gỗ, vải, xương, ngà, gốm, sứ… Cách thức thể hiện cũng muôn hình vạn trạng như: đúc đồng, tạc bằng đá, đắp bằng vôi vữa, chạm bằng gỗ, khảm bằng trai, thêu trên vải, vẽ trên giấy, gốm, sứ…
Có thể kể ra đây một số kiểu trang trí rồng tiêu biểu và độc đáo trong mĩ thuật triều Nguyễn. Ví dụ như ở hai nhà bát giác hai bên lầu Kiến Trung trong Tử Cấm Thành, tất cả các con rồng nằm trên bờ mái của công trình đều hướng mặt ra phía ngoài chứ không theo kiểu “hồi long” như thường thấy, đây chính là một ngoại lệ khá thú vị.
Hay như ở điện Ngưng Hy, lăng Đồng Khánh, nơi hai đầu hồi, chỗ bít đốc, rồng được trang trí dưới dạng “hổ phù” theo kiểu một mặt rồng nhìn trực diện với miệng ngậm một chữ “Thọ” hoặc một vòng tròn.
Có một trường hợp rất đặc biệt là ở điện Long An, toàn bộ các bộ vì kèo nâng đỡ phần nóc của tòa nhà được làm bằng gỗ nguyên khối và chạm lộng các đề tài về rồng với kĩ thuật vô cùng tinh xảo. Đây là những bức chạm được xem là kiệt tác của nghệ thuật chạm gỗ truyền thống Việt Nam.
Đáng chú ý, đến thời vua Khải Định (trị vì từ 1916 đến 1925), nghệ thuật trang trí rồng được nâng lên một bậc bằng kĩ thuật đắp sành sứ mà có người gọi là nghệ thuật mosaic. Dưới đôi tay tài hoa và điêu luyện của các nghệ nhân Huế, ngoài những tượng, phù điêu rồng được đắp cực kì tinh xảo bằng chất liệu vôi vữa thì còn có hình rồng rực rỡ, lung linh huyền ảo nhiều sắc màu nhờ kĩ thuật ghép sành sứ.
Điển hình như chiếc bửu tán khổng lồ và hàng cột lớn trong cung Thiên Định. Đặc biệt, bức “Cửu long ẩn vân” vẽ 9 con rồng ẩn hiện trong mây trên trần cung Thiên Định, tương truyền do nghệ nhân Phan Văn Tánh vẽ bằng cả tay và chân trong tư thế nằm ngửa để vẽ lên trần nhà.
Có thể nói, trải qua năm tháng và vượt qua cả những định chế của đương thời, đến thời Nguyễn rồng đã đạt đến độ phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện cả về mặt nội dung, hình thức và cách thức biểu đạt nên có thể khẳng định rằng rồng là một đặc trưng của văn hóa Việt thời Nguyễn.
Và cho đến ngày nay, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, hình ảnh về rồng thời Nguyễn vẫn còn hiện diện rất sinh động và đầy đủ trên một kho tàng di sản đồ sộ gồm nhiều loại hình mĩ thuật từ cung đình cho đến dân gian, đủ để có thể định danh Huế là xứ sở của rồng, là đất Thần kinh vang danh muôn thuở.
Bài, ảnh: Nam Phong
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Việt Nam và Mông Cổ cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp với mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 500 triệu USD.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Honda Vision, mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam được làm mới ở thiết kế, gia tăng tiện ích trong khi giá bán giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Liên hoan Múa Châu Á năm 2024 diễn ra tại Hà Nội quy tụ 5 quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mông Cổ.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất chủ trương tổ chức Festival mỳ Quảng trong năm 2025 để tăng cường thu hút du khách.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(CLO) Chợ Bến Thành, Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo vừa được được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật của Thành phố.
(NB&CL) Trong những năm qua, dù đã đạt một số kết quả nhưng phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta vẫn còn nhiều điểm nghẽn, rào cản cần tháo gỡ. Trong đó, vấn đề di sản phái sinh với những vướng mắc về bản quyền, về sở hữu trí tuệ cần được lưu tâm, giải quyết triệt để mới có thể khích lệ nguồn lực tham gia nghiên cứu, sáng tạo, phát triển văn hóa truyền thống.
(CLO) Bức tranh Đế chế ánh sáng của danh họa René Magritte vừa được bán với giá hơn 121 triệu USD (3.075 tỷ đồng) tại cuộc đấu giá của Christie ở New York, phá vỡ kỷ lục đấu giá cho tác phẩm theo trường phái siêu thực.
(CLO) Tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân (TP Ninh Bình), Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 khép lại với một lễ bế mạc tràn đầy cảm xúc.
(CLO) Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" sẽ được tổ chức tại Không gian nghệ thuật Area 75 Art & Aution (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 26/11 tới. Sự kiện trưng bày 100 bức chân dung chủ yếu là phụ nữ vùng cao của 6 tỉnh Tây Bắc được nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tuấn chụp lại sau quá trình 10 năm đi và trải nghiệm thực tế.