Hoa trên đất lửa:

Ghi ở Ngã ba Đông Dương

Thứ tư, 01/05/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Có vào với Ngọc Hồi (Kon Tum), miền đất được mệnh danh là Ngã ba Đông Dương – Vùng đất chiến địa một thời giành giật từng tấc đất giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mới thấy những thay đổi ngoạn mục nơi đây. Những người dân như Xê Đăng, Brâu, Ra Giai… đã có một cuộc sống mới!

Trả lại màu xanh cho “đất chết”

Đi giữa những cánh rừng cao su bát ngát xanh, chúng tôi cùng nhau nghe về câu chuyện chúng ta góp sức của Đoàn Quốc phòng 732 với vùng đất chiến địa một thời này. Ngày ấy, từ Thị xã Kon Tum vào, đường cứ hun hút và gập ghềnh vì chưa được rải nhựa. Cô quạnh và hoang vu từ Thị xã vào, đến Ngọc Hồi thì không còn gì phải nói nữa. Đâu cũng thấy rừng, đâu cũng thấy thú và đâu đâu cũng thấy muỗi, vắt đuổi bám. Có cảm tưởng như mọi thứ vật ăn bám này hồi ấy ở Ngọc Hồi hay Sa Loong quá vượng so với sức khỏe con người. Dường như chúng bám đuổi và muốn hút, vắt kiệt sức những người muốn vào miền đất hoang này để chinh phục.

Cũng ngày ấy, huyện Ngọc Hồi, nơi có xã Sa Loong mà Đoàn Quốc phòng 732 được giao đứng chân sau cuộc chiến thống nhất Bắc Nam chỉ thuần nhất có những dân tộc như Brâu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Ra Giai cư trú. Nhưng sức người, sức các dân tộc thiểu số nơi đây hình như cũng không thắng nổi rừng, thắng nổi hoang thú và muỗi vắt. Do trình độ lao động sản xuất thấp, lại thêm thú hoang phá hoại mùa màng nên cuộc sống của người dân cứ đói kém mãi. Rừng và thú lại lấn lướt, đe dọa và dồn đuổi người dân vào những cảnh tối tăm.

Già làng A Sem rất tự hào về sự đổi thay đến nhanh chóng của quê hương mình.

Già làng A Sem rất tự hào về sự đổi thay đến nhanh chóng của quê hương mình.

Cũng theo sự kể lại của cánh lính 732, ngày ấy, những cán bộ, chiến sỹ tiền nhiệm của Đoàn lên đây, nhìn thấy dân mà muốn… ứa nước mắt. Sau cuộc chiến, các dân tộc thiếu số nơi đây sống cô quạnh, nghèo nàn, ở nhà tranh tre tạm bợ và chủ yếu là ăn bốc. Trước nhiệm vụ chính trị chính là bảo vệ và xây dựng kinh tế nên các anh đã không quản ngại tìm đến với dân. Khai khẩn đất hoang, xua đuổi thú dữ, các anh lại phải đi tìm dân. Tìm dân về lập làng, tìm dân về để dạy họ cách trồng lúa nước và tìm dân về để họ đoàn tụ với nhau, kiếm tìm thêm sức mạnh cho mình.

Bằng sự không quản ngại về thời gian và công sức này, chỉ vài chục năm sau, các anh đã phát triển trồng lúa nước với quy mô lớn, triển khai đến khắp các làng, bản trong xã. Bằng sự chuyên cần của lính, bằng sự dạy dỗ dân mà chả bao lâu, cây lúa nước và hạt gạo trồng ở Ngọc Hồi hay Sa Loong do Đoàn Quốc phòng 732 và người dân làm ra đã đạt năng suất cao. Loại gạo này thơm ngon thuộc hàng đặc sản và được mệnh danh là “Hạt gạo nơi Ngã ba Đông Dương”.

Khi dân đủ ăn, khi hạt gạo nổi tiếng, đã đạt mức truyền danh trong thiên hạ thì hướng trồng cây công nghiệp để tạo cái ăn, cái để, thu nhập cao cũng đã được đưa ra. Và cây cao su đã được đưa vào, bám đất, bám người, ngoài 2.300ha cao su đã trồng thì người lính ở đây còn dạy dân trồng cao su. Lại cũng với một mong muốn người dân thoát nghèo, trở thành người giàu có, bằng sự giúp đỡ của cán bộ và công nhân viên 732 mà hiện tại đơn vị này đã kết nghĩa với 17 thôn làng. Các hộ gắn kết trồng cao su cùng đơn vị cũng đã nâng lên con số 482 hộ.

Với những gì người lính 732 nơi đây làm cho dân đã biến mảnh đất hoang vu một thời có tên là Sa Loong trở thành địa chỉ đỏ để nhiều người tìm đến. Hiện nay, ngoài các dân tộc bản địa, cùng với những gì làm được, Sa Loong đang là nơi tìm đến của rất nhiều anh em dân tộc khác. Hiện tại Sa Loong đã có 12 dân tộc anh em tìm đến. Họ tìm đến đất này đều với một ước vọng kiếm tìm được cho mình một sự đổi thay. Và cũng nhờ những sự đổi thay này mà hiện tại 60% nhà cửa người dân ở Sa Loong đã cứng hóa, 100% các hộ sắm được phương tiện hiện đại đi lại và phương tiện nghe nhìn cho gia đình mình.

Chuyện vui nơi bản nhỏ

Vào Sa Loong, khi muốn tìm hiểu một thôn điển hình nhất, chúng tôi đã được giới thiệu vào bản Giăng Lố nhỏ. Con đường nhựa phẳng lì, mướt mát cao su và sáng bừng những ngôi nhà xây nằm hai bên đường của Giăng Lố nhỏ trông chẳng khác gì một thị tứ miền dưới. Gặp chúng tôi trước chiếc trụ sở đang bước vào giai đoạn hoàn thiện do tiền công ích mang lại, khi được hỏi chuyện, dân làng vui lắm. Chả mấy ai có thể hình dung, nhờ người lính, nhờ Đảng và Nhà nước mà những người dân một thời đóng khố, để trần, mải miết băng chân đất chạy tránh súng đạn lại có một cuộc sống thay đổi đến ngoạn mục như vậy.

Không ai có thể ngờ rằng, từ cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, hiện nay người Xê Đăng ở Giăng Lố đã có các hình thức dịch vụ hết sức hiện đại.

Không ai có thể ngờ rằng, từ cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, hiện nay người Xê Đăng ở Giăng Lố đã có các hình thức dịch vụ hết sức hiện đại.

Trong số gần 400 công nhân là dân tộc thiểu số hiện đang làm công, ăn lương và được đóng bảo hiểm của Đoàn Quốc phòng 732 thì nhà già làng A Sem có 4 đứa. Sau khi được bộ đội đến, gọi và động viên ra dựng làng Giăng Lố nhỏ, già cũng là người đầu tiên được Đoàn Quốc phòng 732 đưa vào làm công nhân. Từ người dân, chỉ làm nương rẫy, với sự nhanh nhẹn của mình, già đã trở thành công nhân lành nghề. Rồi già được bầu lên đội phó. Gần 20 năm công tác, nay về nghỉ, già trở thành người Xê Đăng có lương tháng đầu tiên trên đất này. Cũng theo gương già, từ việc trả ơn cho bộ đội và với ước mong xóa nghèo, nay con trai già là A Thia cũng đang được bầu làm Đội phó. A Thia cho biết, nhờ bộ đội, nhờ cây lúa nước và cây cao su của họ mà nay làng Giăng Lố nhỏ của mình đã lớn rồi. Nhiều nhà xây lắm. “Cái điện” cũng đã được kéo về làng từ năm 2005 đấy!

Vào Giăng Lố nhỏ, nếu hỏi về những triệu phú trẻ, người luôn được nhắc đến là Đinh Xuân Trường. Trong ngôi nhà xây kiên cố, to không khác gì các nhà xây khác ở chốn đồng bằng, Trường cho biết quê Trường mãi tận Đà Bắc (Hòa Bình). Ngoài đấy, huyện Trường ở là huyện vùng cao. Đất đai cạn kiệt, lại thêm sự dâng nước của Thủy điện Hòa Bình nên cuộc sống mưu sinh rất khó khăn. Nghe qua đài, qua báo, thấy thông tin về Sa Loong nên Trường đã tìm vào đây.

“Đất lành chim đậu”, thấm thoắt thoi đưa, sau một thời gian rời quê, hiện vợ chồng Trường đã là công nhân có thâm niên của Đoàn Quốc phòng 732. Hiện nay mỗi tháng vợ chồng Trường đều có thu nhập 14 triệu/tháng. Nhờ số tiền này mà Trường đã xây được nhà cửa và cho 2 đứa con đến trường. Trường bảo, không có bộ đội, không có sự giúp đỡ của họ thì không biết đến bao giờ Sa Loong và gia đình Trường mới có những cuộc bứt phá về kinh tế như ngày nay.

Trường mầm non có tên Sao Mai ở Giăng Lố nằm đối diện với trụ sở của Đội sản xuất. Hằng ngày nơi đây là chỗ tìm đến của rất nhiều bé em trong xã. Đến với cô giáo, các em được nuôi ăn, nuôi học. Nhìn các em bé người Brâu, Xê Đăng, Giẻ Triêng khó ai có thể hình dung rằng trước các em một thế hệ, bố mẹ các em còn đóng khố, ở trần và có một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Và nay, nhờ bộ đội, nhờ các chiến sỹ của Đoàn Quốc phòng 732, từ những cánh rừng già một thời, các em đang vươn lên, hòa nhập!

Mai Hưởng

Tin khác

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

(CLO) Văn phòng Chính phủ cho biết, cơ quan này vừa ban hành văn bản 175/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại tỉnh này.

Tin tức
Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

(CLO) Chính phủ sẽ chỉ đạo điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Tin tức
Các địa phương cần ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

Các địa phương cần ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chất lượng giáo dục mầm non.

Tin tức
Thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt hơn 476 triệu USD trong quý I năm 2024

Thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt hơn 476 triệu USD trong quý I năm 2024

(CLO) Thương mại song phương Việt Nam - Lào trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2023. Việt Nam hiện có 245 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký 5,5 tỷ USD, tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.

Tin tức
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra, làm rõ vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra, làm rõ vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa dây chuyền nghiền đá ở Nhà máy xi măng thuộc Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).

Tin tức